Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 114 - 123)

3.3.3.1. Nâng cao năng lực bộ máy nhà nước

Muốn áp dụng thuế chống trợ cấp hiệu quả, cần nâng cao năng lực bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy thực thi. Các cơ quan này gồm Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp thuộc Bộ Công thương, Cơ quan hải quan, các cơ quan phối hợp như Bộ giao thông vận tải, Tổng cục thống kê, các cơ quan nắm các thông tin về phát triển ngành, về số liệu xuất nhập khẩu… Trong trường hợp có tranh chấp từ việc áp dụng thuế chống trợ cấp thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận phụ trách quan hệ thương mại song phương hoặc với tổ chức, diễn đàn tranh chấp đó được đưa ra.

112

Điều tra trợ cấp rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra trợ cấp cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự trong nước trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, để có thể áp dụng thuế chống trợ cấp một cách có hiệu quả, các cơ quan nghiên cứu cần triển khai nghiên cứu các đề tài về trợ cấp và tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan đến trợ cấp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về áp dụng thuế chống trợ cấp trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi các cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những khuyến nghị cần cụ thể như: có nên áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm đối tượng liên quan là bao nhiêu, thuế suất bằng đúng mức trợ cấp hay nên thấp hơn, những tác động quốc tế khi áp dụng thuế chống trợ cấp…, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm đối tượng liên quan là bao nhiêu, thuế suất bằng đúng mức trợ cấp hay nên thấp hơn, những tác động quốc tế khi áp dụng thuế chống trợ cấp…

3.3.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp

Cần có những cơ chế để hỗ trợ thông tin từ phía Nhà nước đối với những nhóm thông tin mà doanh nghiệp không thể tự tập hợp hay thống kê được. Đây là sự hỗ trợ và cũng đồng thời là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước liên quan để thực thi những văn bản pháp luật liên quan.

Hiệp hội ngành hàng vừa có tư cách là một bên trong vụ kiện chống trợ cấp, vừa là điểm kết nối thống nhất hành động của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, Hiệp hội còn có vai trò để xây dựng chiến lược phòng tránh vụ kiện đối kháng và có các hoạt động xử lý hệ quả của vụ kiện đối kháng.

113

Do vậy, để thực hiện tốt các vai trò này, Hiệp hội ngành hàng cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Chủ động đề xuất giải pháp, kiến nghị cơ quan chức năng và xây dựng chiến lược phòng vệ (chiến lược kinh doanh, chiến lược bảo vệ thương hiệu, chiến lược tiếp thị và bán hàng…); Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa, cung cấp thông tin thị trường và khách hàng; Xác định phương hướng liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên; Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện chống trợ cấp; Hợp tác với các tổ chức, các Hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của ngành trong cộng đồng quốc tế.

Để bảo vệ lợi ích của ngành hàng tại thị trường nội địa trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp, Hiệp hội cần theo dõi chặt chẽ số liệu thống kê sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đang có hành vi bán phá giá, nhận trợ cấp để cạnh tranh không lành mạnh, thu thập chứng cứ cần thiết theo quy định của pháp luật, cung cấp cho cơ quan điều tra (Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương) và đề xuất khởi xướng điều tra chống trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu. Đây là biện pháp hiệu quả bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay.

3.3.3.3. Thiết lập hệ thống thông tin, kiến thức về trợ cấp, thông tin thị trường và pháp luật của nước nhập khẩu

Theo số liệu điều tra mới đây đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 66% không hiểu hoặc hiểu biết rất ít các điều khoản cam kết WTO của Việt Nam, khoảng 50% không hề biết tới những cam kết liên quan đến ngành nghề mình đang sản xuất kinh doanh, khoảng 81% không nắm rõ các vấn đề Chính phủ tiếp tục đàm phán trong khuôn khổ WTO). Hệ quả là doanh nghiệp, Hiệp

114

hội hết sức bị động trong đàm phán quốc tế liên quan đến quyền lợi ngành hàng của mình.[6]

Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan truyền thông, Hiệp hội ngành hàng để tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về các công cụ chính sách này. Qua đó, sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rằng chống trợ cấp là các công cụ chính sách nhằm điều chỉnh luồng thương mại chứ không phải là các công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, nắm rõ nguyên tắc áp dụng. Một số đơn vị, trong đó đáng kể là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đang nỗ lực để thực hiện việc này và sẵn sàng hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp và hiệp hội khi có yêu cầu.

Các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan nghiên cứu đào tạo cần phổ biến, hướng dẫn một cách cụ thể các biện pháp đối phó có hiệu quả với các vụ điều tra chống trợ cấp. Nhà nước phát huy vai trò của cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường hiệu quả thông tin các bộ ngành trong nước, các Vụ thuộc Bộ công thương thường xuyên cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động của các tham tán thương mại Việt Nam ở các nước trong việc thu thập và cung cấp thông tin về chống trợ cấp tại các thị trường nhập khẩu và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến chống trợ cấp ở các nước.

Cần thiết lập kênh và duy trì thông tin giữa doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan hữu quan hiệu quả và thông suốt. Các cơ quan hữu quan thường xuyên tổ chức các đợt gặp gỡ để nắm bắt tình hình diễn biến ở các thị trường. Các doanh nghiệp cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ có thể bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống trợ cấp. Doanh nghiệp cần phối hợp với Chính phủ để ngăn chặn nguy cơ đó ngay từ giai đoạn nhận trợ cấp.

115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong thời kỳ toàn cầu hóa và đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy xu hướng các nước đều gia tăng sử dụng trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Hiệp định SCM đã đưa ra được khung pháp lý điều chỉnh về vấn đề này như quy định các loại trợ cấp, chế tài tương ứng, thủ tục điều tra, áp dụng thuế đối kháng... Trên cơ sở đó, các nước cũng đã có những quy định riêng, đặc biệt là pháp luật của Hoa Kỳ và EU quy định khá cụ thể và chi tiết về thủ tục điều tra, phương pháp tính mức độ trợ cấp, thiệt hại... Qua rà soát, các quy định về trợ cấp và chống trợ cấp của Việt Nam tương đối phù hợp với quy định của WTO và với những cam kết của Việt Nam khi tham gia tổ chức này.

Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển, đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gia nhập WTO từ năm 2007, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn nữa để có thể tận dụng được những quyền lợi chính đáng của mình như những quốc gia thành viên khác. Theo đó, chúng ta cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau nhằm áp dụng hiệu quả các biện pháp trợ cấp và chống trợ cấp:

Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế-

thương mại, tài chính, thuế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường. Các quy định pháp lý về tài chính tiền tệ, về lao động, về đầu tư, cải cách doanh nghiệp nhà nước… phải minh bạch, hợp lý.

Thứ hai, cần xây dựng quy tắc xuất xứ hàng hóa một cách đầy đủ và

toàn diện, trong đó đặc biệt là việc quản lý, xác minh, kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ đã được nước ngoài cấp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng để xác định đúng đối tượng chịu thuế chống trợ cấp

116

Thứ ba, pháp luật về chống trợ cấp cần được ban hành dưới dạng luật,

có sự tham vấn của các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, xây dưng cơ chế giúp doanh nghiệp sử dụng quyền khởi kiện chống trợ cấp hiệu quả hơn. Đồng thời cần có các quy định chi tiết về các hoạt động điều tra, bảng câu hỏi điều tra mẫu, bảng hướng dẫn về thủ tục hành chính trong vụ điều tra chống trợ cấp.

Thứ tư, cần loại bỏ tất cả các trợ cấp cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước; cải cách các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về tín dụng, thuế theo nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử, áp dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung hỗ trợ những ngành hàng ưu thế (như nông sản, thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre lá...) hay những thị trường thế mạnh (thị trường Đông Âu truyền thống, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ...). Việt Nam cũng cần chú ý phát triển các hình thức trợ cấp thuộc hộp xanh như: tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hay cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển khu vực...

Thứ năm, cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ như: nâng cao năng

lực bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy thực thi; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp; thiết lập hệ thống thông tin, kiến thức về trợ cấp, thông tin thị trường và pháp luật của nước nhập khẩu.

Thứ sáu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có những biện

pháp chiến lược để phòng tránh các vụ kiện đối kháng, như: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá. Khi đối phó với các vụ kiện, doanh nghiệp nên tích cực tham gia vụ kiện ngay từ ban đầu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chú ý tới các thời hạn điều tra, chuẩn bị các nguồn lực về tài chính và nhân lực, chuẩn bị hệ thống kế toán phù hợp và tiến hành thuê luật sư tư vấn

117

theo các tiêu chí thích hợp… Ngoài ra, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ số liệu thống kê sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đang được nhận trợ cấp để thu thập chứng cứ cần và đề xuất khởi xướng điều tra chống trợ cấp với hàng hóa nhập khẩu. Đây là biện pháp hiệu quả bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay.

Chống trợ cấp là vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Với trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn còn nhiều vấn đề cần trao đổi thêm. Tác giả mong muốn nhận được những trao đổi và đóng góp của tất cả quý vị. Xin chân thành cảm ơn.

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Văn Hải, Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Quốc Thái, Võ Trí Thành (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách

tài khóa Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tr.14-

15, 20-21, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội

2 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại- GATT 1994, Điều VI, XVI

3 Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng- SCM

4 Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại – VCCI (2012), Vụ việc tư vấn số 14- Thép Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ- Phương án hành động cho các doanh nghiệp thép Việt Nam, Hà Nội.

5 Longyue Zhao, Yan Wang, Các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế và những nền kinh tế phi thị trường: Bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên cuả Mỹ đối với Trung Quốc, tr. 41

6 Văn Nam (2012), “Thuê luật sư cho vụ kiện mắc áo thép ở Mỹ”,

www.thesaigontimes.vn, ngày 31/1/2012

7 Ngân hàng phát triển Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên năm 2009, tr.16, Hà Nội

8 Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

119

9 Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004

10 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo bảo hộ thương mại toàn cầu 2009, tr.14-15, Hà Nội.

11 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2009), Cẩm nang kháng

kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, Hà Nội

12 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2009), Cẩm nang kháng

kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại EU, Hà Nội

13 Phạm Thái Quốc (2002), Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung

Quốc, Viện kinh tế thế giới, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương số

3(88) tháng 6/2002

14 Lương Hoàng Thái (2002), Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp

đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp Bộ, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Hà Nội

15 Tổng cục thống kê (2011), Trị giá xuất nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2011, Hà Nội

16 Trung tâm thương mại quốc tế (2006), Hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Cộng đồng Châu Âu,

tr.1, 30- 60, Geneva

17 Lê Văn Tư (2000), Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế

và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê, Hà Nội

18 WTO (2006), Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, tr.94-96, 101-107

120

19 WTO (2010), Số liệu về trợ cấp và thuế đối kháng trên thế giới theo nhóm mặt hàng tính đến ngày 31/12/2010.

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 114 - 123)