Hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 110 - 114)

3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phụ trợ

Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu. Để tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cần có các giải pháp sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp về kinh tế- thương mại của Việt Nam theo định hướng xây dựng một nền kinh tế thị trường.

Muốn được thừa nhận là một nền kinh tế thị trường thì đồng tiền của chúng ta phải có khả năng tự do chuyển đổi theo quy luật cung cầu của thị trường, mức lương được thiết lập trên cơ sở tự do thỏa thuận, một môi trường đầu tư nước ngoài thuận lợi, sở hữu nhà nước ở mức độ tối thiểu, giá cả chỉ bị can thiệp trong những lĩnh vực độc quyền tự nhiên và một nền tư pháp độc lập. Theo đó, tái cơ cấu nền kinh tế cần hoàn thiện các quy định pháp lý về tài chính tiền tệ, về lao động, về đầu tư, cải cách doanh nghiệp nhà nước… minh bạch, hợp lý.

108

- Xây dựng quy tắc xuất xứ hàng hóa một cách đầy đủ và toàn diện, trong đó đặc biệt là việc quản lý, xác minh, kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ đã được nước ngoài cấp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng để xác định đúng đối tượng chịu thuế chống trợ cấp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế: đối tượng được ưu đãi thuế, thuế suất ưu đãi, thời gian ưu đãi theo hướng dễ áp dụng, hợp lý, hiệu quả, ưu đãi những đối tượng một cách có trọng tâm, không dàn trải.

- Hoàn thiện pháp luật về hải quan: tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong việc chống trợ cấp: thu thuế, phối hợp, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong các cuộc điều tra chống trợ cấp

- Ban hành nghị định riêng về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành hàng (không xử lý chung với các loại hình hội, hiệp hội khác). Quy định nên có sự phân công trách nhiệm rõ ràng việc quản lý nhà nước các hiệp hội cho các Bộ, ngành. Riêng Bộ Công thương quản lý về quyết định thành lập, điều lệ, xây dựng các quy định bổ sung, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu, theo dõi hoạt động.

3.3.2.2. Hoàn thiện pháp luật trực tiếp điều chỉnh chống trợ cấp

Thứ nhất, Việt Nam cần ban hành luật hoàn chỉnh về thuế chống trợ cấp.

Quan hệ xã hội về trợ cấp là một quan hệ riêng, rất quan trọng. Các tranh chấp xảy ra trong mối quan hệ này xảy ra nhiều và phức tạp, không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế mà còn ảnh hưởng tới quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Do vậy phải có một đạo luật để điều chỉnh loại quan hệ đặc thù này. WTO có riêng Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng. Các nước Hoa Kỳ có Luật về các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay URAA, Trung Quốc có Luật chống trợ cấp.

109

Hiện nay pháp luật về chống trợ cấp ở dạng pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn. Các văn bản này được ban hành mang tính thụ động để nước ta có đủ điều kiện gia nhập WTO. Thực tế cho thấy cần phải nâng các quy định này thành một đạo luật riêng do Quốc hội thông qua, mang tính pháp lý cao, điều chỉnh quan hệ về trợ cấp một cách hiệu quả. Việc ban hành và áp dụng pháp luật về thuế chống trợ cấp phải tuân thủ tuyệt đối các quy định tại Hiệp định SCM của WTO để tránh tranh chấp với các đối tác thương mại trong quá trình thực thi.

Về mặt nội dung, Luật thuế chống trợ cấp chỉ nên đưa vào những nội dung chung nhất mà không nên quá chi tiết. Sở dĩ như vậy là vì một mặt chúng ta chưa có kinh nghiệm và chưa có điều kiện khảo nghiệm những vấn đề chi tiết liên quan đến trợ cấp, một mặt có những khái niệm hoặc định nghĩa liên quan đến trợ cấp còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, vẫn đang được các nước tiếp tục đàm phán, thảo luận và vẫn có thể được thay đổi. Bên cạnh đó, các quy định về tính toán mức trợ cấp cũng rất chi tiết, mang tính kỹ thuật nghiệp vụ sâu và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các quy định về kế toán. Do vậy, ở luật là những nội dung chung nhất, mang tính bao trùm và tương đối ổn định; các văn bản dưới luật phải được hướng dẫn cụ thể để tránh việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Thực tế, tại nhiều quốc gia (như Mỹ, EU, Trung Quốc…), các cơ quan điều tra, tổ chức thực hiện, tham vấn và ra quyết định đều có sự độc lập với nhau. Mô hình này tuy tổ chức cồng kềnh nhưng ngược lại hiệu quả thực thi lại rất cao. Về lâu dài, Việt Nam cần nghiên cứu cách tổ chức này để tổ chức lại bộ máy thực thi pháp luật thuế chống trợ cấp một cách hiệu quả và tính khách quan, chính xác cao hơn.

110

Thứ hai, cần tiếp tục chi tiết hóa các quy định trong luật.

Hầu hết các quy định của Việt Nam dừng lại ở các quy định “khung”, điều chỉnh những vấn đề thuộc về nguyên tắc mà chưa đi sâu vào những vấn đề mang tính chất chi tiết, kỹ thuật liên quan. Cách quy định như vậy cho phép cơ quan thực thi có khoảng không gian nhất định để linh hoạt xử lý các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với một chế định có mối liên hệ mật thiết và tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên liên quan, các quy định khung, thiếu cụ thể có thể sẽ gây phản ứng nghịch, bất lợi cho cơ quan thực thi. Việc quy định chi tiết hơn về luật chống trợ cấp theo hướng:

- Tiếp tục soạn thảo và thông qua các văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết (cả về thủ tục và nội dung) việc thực hiện các hoạt động điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Việc soạn thảo cần đi theo hướng: Ghi nhận và nội luật hóa các quy định chi tiết có liên quan trong Hiệp SCM của WTO; Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của các nước thành viên WTO và chuyển hóa một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam

- Xây dựng các Bảng câu hỏi điều tra mẫu, các Bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cụ thể áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và các chủ thể liên quan.

Các Bảng câu hỏi hay Bản hướng dẫn có thể không ở dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể mà chỉ là hướng dẫn thực tiễn nhưng sẽ có ý nghĩa với việc triển khai các vụ điều tra trên thực tế. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn này có thể được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn phong phú về vấn đề này. Những kinh nghiệm thực tế của các vụ việc ở Việt Nam có thể sẽ là nguồn rất tốt để điều chỉnh các văn bản này.

111

- Cần có các quy định về nghĩa vụ của các cơ quan liên quan trong vụ điều tra chống trợ cấp; Quy định cụ thể về việc hợp tác hành động giữa cấp trung ương và địa phương.

Hiện các doanh nghiệp, hiệp hội thiếu thông tin cụ thể về lượng nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất nội địa… từ các cơ quan chức năng để khởi kiện. Muốn tiếp cận với thông tin về hàng hóa, doanh nghiệp rất khó có thể tìm đến cơ quan hải quan hay các cơ quan khác. Nếu điều này chưa được thay đổi thì rất khó để doanh nghiệp sử dụng công cụ phòng vệ thương mại một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba: Chính Phủ cần có chính sách tham vấn doanh nghiệp một các hiệu quả khi xây dựng luật và ký kết các cam kết quốc tế.

Dựa trên những tham vấn của doanh nghiệp, Chính phủ cần đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp sử dụng quyền khởi kiện chống trợ cấp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xem xét, nghiên cứu để khởi kiện lại các đối tác căn cứ từ các quy định của WTO, nếu có tình trạng bán hàng trợ cấp ở Việt Nam, việc mà chỉ có Chính phủ mới làm được.

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 110 - 114)