NAM
3.2.1. Tổng quan về việc áp dụng biện pháp đối kháng ở Việt Nam
3.2.1.1. Sự cần thiết áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam
Thực tế, thuế chống trợ cấp là công cụ bảo vệ thương mại được hình thành sớm nhất, từ những năm 1890. Loại thuế này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì những lý do sau:
Thứ nhất, thuế chống trợ cấp cần thiết khi các hàng rào bảo hộ truyền
thống mất đi. Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng cao.Thuế chống trợ cấp chính là một công cụ giúp doanh nghiệp trong nước yên tâm hơn khi nhà nước cắt giảm và loại bỏ các công cụ bảo hộ truyền thống, như các biện pháp hạn chế định lượng, thuế nhập khẩu…
Thứ hai, thuế chống trợ cấp cần thiết trong bối cảnh chưa có các quy
định quốc tế loại trừ triệt để các công cụ trợ cấp gây bóp méo thương mại. Trong khi các nước vẫn áp dụng các hình thức trợ cấp một cách tràn lan như vậy, thuế chống trợ cấp luôn là công cụ cần thiết để làm công cụ răn đe và tạo cơ chế công bằng trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, suy thoái hiện nay, các
nước có xu hướng gia tăng bảo hộ nền sản xuất nội địa. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam phải đối mặt với 4 cuộc điều tra chống trợ cấp từ Hoa Kỳ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tham gia vào thương mại quốc tế, Việt Nam cũng cần phải biết tận dụng những quy định của WTO khi phát hiện vi phạm của các nhà nhập khẩu nước ngoài để bảo vệ mình, đồng thời tăng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
86
3.2.1.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định SCM
• Cơ hội
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam tận dụng quy chế thành viên, đương nhiên được bảo hộ thông qua khung pháp lý của WTO, trong đó có Hiệp định SCM, do đó được áp dụng biện pháp đối kháng một cách hợp pháp.
- Thực hiện tốt Hiệp định SCM giúp nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường đầu tư, loại bỏ thái độ trông chờ trợ cấp để vượt qua rào cản thương mại, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
- Việt Nam sẽ sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
- Để phù hợp với Hiệp định SCM và với các cam kết, Việt Nam cần loại bỏ các trợ cấp bị cấm. Việc cắt giảm chi ngân sách cho trợ cấp sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể cho Chính phủ. Do đó, Chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khác nhằm phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
• Thách thức
- Các quy định của WTO về chống trợ cấp cơ bản vẫn là những quy định mang tính “khung”, chưa thể đi quá sâu vào các chi tiết kỹ thuật vốn rất nhiều và phức tạp của các vụ việc. Một mặt, các quy định này được xem là tạo điều kiện cho những “sáng tạo” hay “quyền tự quyết định” của từng nước thành viên khi triển khai, mặt khác, chúng lại là những điểm gây tranh cãi về cách giải thích và vận dụng. Với một nước mới gia nhập như Việt Nam, với
87
kinh nghiệm pháp lý còn hạn chế, việc vận dụng sao cho linh hoạt các quy định này để vừa đảm bảo tốt nhất quyền lợi của Việt Nam, vừa tránh được việc bị các nước thành viên khác kiện ra WTO là không dễ dàng.
- Những thách thức về cải cách luật và hành chính: Đây là một vần đề đòi hỏi nhiều thời gian, tiền bạc, và đôi khi là những cái giá cực kì đắt phải trả cho những chính sách, điều luật mới không hợp lý…
- Những bất lợi từ nền kinh tế phi thị trường: Nước điều tra được phép sử dụng các trị giá thay thế lấy từ số liệu của một nước thứ ba để tính toán thay vì lấy số liệu của Việt Nam. Điều này gây bất lợi do các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam không được xem xét đến để đánh giá. Cho đến nay Việt Nam đã đạt được thoả thuận thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số nước như: Các nước ASEAN, Nam Phi, Hàn Quốc, Nga, Ucraina; Chưa có thoả thuận nào về việc công nhận một ngành cụ thể của Việt Nam tồn tại và hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.
- Thách thức về nguồn nhân lực, tài chính: Việt Nam chưa từng triển khai sử dụng công cụ chống trợ cấp, chưa có bất kỳ kinh nghiệm thực tế về chế định pháp lý rất kỹ thuật và phức tạp này do đó việc triển khai sao cho đúng với các nguyên tắc WTO mà là một thách thức không nhỏ. Điều này đúng không chỉ với các cơ quan thực thi mà còn đúng cả với các ngành sản xuất trong nước vốn là đối tượng khởi xướng việc sử dụng và hưởng lợi chủ yếu của công cụ.
Việt Nam thiếu cán bộ thông thạo quy định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế; không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây.
88
3.2.2. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp
3.2.2.1. Hệ thống pháp luật về chống trợ cấp
- Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004;
- Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;
- Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;
- Thông tư 106/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.
- Các quy định về xuất xứ hàng hóa: Luật thương mại 2005; Nghị định 19/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa
3.2.2.2. Cơ quan thực hiện chống trợ cấp
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm điều
tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền.
Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp thuộc Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quyết định có hoặc không áp dụng biện
pháp chống trợ cấp.
Hải quan: có trách nhiệm thu số thuế chống trợ cấp tạm thời, hoặc các
89
3.2.2.3. Trình tự, thủ tục điều tra chống trợ cấp
Bước 1. Tiếp nhận và thụ lý Hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. Thời hạn bổ sung hồ sơ không được ngắn hơn 30 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.
Bước 2. Thẩm định Hồ sơ: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra.
Bước 3. Tổ chức tham vấn: Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức
phiên tham vấn, các bên liên quan phải gửi văn bản đăng ký tham gia phiên tham vấn cho Cục Quản lý cạnh tranh trong đó nêu rõ những vấn đề cần tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày tổ chức tham vấn, các bên liên quan có quyền gửi văn bản trình bày thêm quan điểm của mình liên quan đến vụ việc chống trợ cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh.
Bước 4. Quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 60
ngày kể từ ngày Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra; Trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
Bước 5. Thông báo quyết định điều tra vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
90
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và công bố cho các bên liên quan.
Bước 6. Kết luận sơ bộ: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết
định điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra; Trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá 60 ngày.
Bước 7. Quyết định áp thuế chống trợ cấp tạm thời: Sau 07 ngày làm
việc tính từ ngày có kết luận điều tra sơ bộ, Cục Quản lý cạnh tranh phải gửi bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ lên Bộ trưởng Bộ Công Thương và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ Trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.
Bước 8. Áp dụng biện pháp cam kết: Sau khi có kết luận sơ bộ và chậm
nhất không quá 30 ngày trước khi kết thức giai đoạn điều tra, đại diện hợp pháp hoặc Chính phủ của người bị yêu cầu có thể gửi văn bản cam kết trực tiếp đến Bộ Công Thương thông qua Cục Quản lý cạnh tranh hoặc đến các nhà sản xuất trong nước để xem xét trước khi đệ trình lên Cục Quản lý cạnh tranh. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được văn bản Cam kết loại trừ trợ cấp, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến để Bộ Trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Bước 9. Kết luận cuối cùng: Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thức
quá trình điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng, Cục Quản lý cạnh tranh gửi hồ sơ vụ việc chống trợ cấp lên Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp.
Bước 10. Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc chống trợ cấp, Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp xem xét các kết luận của Cục Quản lý cạnh tranh;
91
thảo luận và quyết định theo đa số về việc không hoặc có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạn đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.
Bước 11. Khiếu nại quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp: Trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về áp dụng thuế chống trợ cấp, nếu các bên liên quan không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết khiếu nại được gia hạn nhưng không quá 60 ngày và phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có khiếu nại.
Thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 12 tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra; trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định gia hạn thời hạn điều tra nhưng không quá 6 tháng.
Rà soát thuế chống trợ cấp: Mười hai tháng trước ngày thời hạn quyết
định áp dụng biện pháp chống trợ cấp hết hiệu lực, khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị đó cung cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Thời hạn rà soát là không quá 12 tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát. [8,9]
Có thể thấy Bộ máy thực thi hiện tại từ giai đoạn nhận hồ sơ, điều tra, trình kết quả điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh), giai đoạn xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra (Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp) cho đến ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (Bộ trưởng Bộ Công Thương) đều thuộc cơ quan duy nhất là Bộ Công Thương. Cách tổ chức này tuy đơn giản,
92
nhỏ gọn, tiết kiệm ngân sách nhưng không tránh khỏi thực thi pháp luật chống trợ cấp một cách chủ quan, duy ý chí, thiếu tính khách quan trong việc điều tra và ra quyết định cuối cùng trong khi do tính đặc thù của công cụ thuế này, một khi quyết định đánh thuế được đưa ra thì không những có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của toàn xã hội mà còn ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với quốc gia bị đánh thuế, nặng nề hơn kéo theo đó là hành động trả đũa của quốc gia đó.
3.2.2.4. Rà soát pháp luật chống trợ cấp Việt Nam với quy định của WTO
Trên thực tế, khi soạn thảo các văn bản thuộc các chế định này, các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, các cơ quan thẩm tra và các nhà tư vấn trong và ngoài nước đều đã dựa trên những quy định về chống trợ cấp của WTO và quy định của một số nước thành viên WTO (với hệ thống pháp luật được suy đoán là cũng phải tuân thủ WTO) để soạn thảo. Có thể nói việc “rà soát” các dự thảo so với “chuẩn” WTO đã được thực hiện ngay từ giai đoạn soạn thảo này. Vì vậy, về hình thức có thể suy đoán rằng các quy định của pháp luật về chống trợ cấp của Việt Nam có nội dung tương đối bám sát các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Kết quả rà soát cụ thể như sau:
Thứ nhất, tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp
hiện hành đều tuân thủ đúng các quy định tại Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng của WTO (không có quy định trái hoặc mâu thuẫn).
Điều này phần nào được khẳng định bởi chính ý kiến của đại diện phía Việt Nam trong quá trình đàm phán WTO về vấn đề này, được ghi nhận trong Báo cáo của Ban công tác “Theo quan điểm của Việt Nam, pháp luật mới về
các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam tuân thủ hoàn toàn với Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định