Xây dựng các chương trình trợ cấp phù hợp với quy định của WTO

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 107 - 110)

WTO

Việt Nam cần xây dựng các chương trình trợ cấp trên nguyên tắc: Ghi nhận và đưa ra đảm bảo đối với nguyên tắc bãi bỏ, không duy trì, không ban hành mới không thực thi và không tổ chức thực hiện các chính sách hay quy định pháp luật về trợ cấp diện bị WTO cấm; Loại bỏ tất cả các biện pháp trợ cấp từ ngân sách, trực hay gián tiếp; Tập trung xây dựng và áp dụng các loại hình gián tiếp hoặc các loại trợ cấp được WTO miễn trừ dựa trên việc xem xét đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Cụ thể như sau:

3.3.1.1. Điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư

Thứ nhất, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam phải được điều chỉnh

theo hướng tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận tại Điều I và Điều III GATT 1994. Cụ thể, Luật đầu tư 2005 phải được áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ hai, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam sẽ phải tuân thủ

nguyên tắc minh bạch ghi nhận tại Điều X GATT 1994. Như vậy, tất cả luật, nghị định, quyết định của tòa án, quyết định hành chính mang tính áp dụng

105

chung liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến hoạt động thương mại sẽ được công khai trên Công báo, trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tương ứng và chỉ được áp dụng sau khi có hiệu lực chính thức.

Thứ ba, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam phải được áp dụng

thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chỉ có các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương mới có quyền ban hành các ưu đãi về thuế, trợ cấp... Chính quyền địa phương không có thẩm quyền tự quyết đối với các vấn đề này. Trong trường hợp các cam kết này không được tuân thủ hoặc không tuân thủ một cách thống nhất, cơ quan chức năng phải đưa ra các biện pháp phù hợp.

3.3.1.2. Điều chỉnh hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu

Để phù hợp với Hiệp định SCM, thời gian tới, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đối với những ngành hàng ưu thế (như nông sản, thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre lá...) hay những thị trường thế mạnh (thị trường Đông Âu truyền thống, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ...) đủ sức trụ vững và cạnh tranh được trên trường quốc tế.

Nhà nước cần sớm thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu dưới dạng công ty nhà nước mà thông qua đó nhà nước đứng ra đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất khẩu theo hình thức tín dụng thương mại như: bán chịu, trả chậm do yêu cầu của khách hàng mà ta tranh thủ được giá cao, xâm nhập được vào thị trường mới, khuyến khích xuất khẩu được sản phẩm khó bán và chịu rủi ro cùng các doanh nghiệp khi xâm nhập thị trường mới không thành công. Mặt khác cần bảo lãnh cả nhập khẩu khi ít vốn phải trả chậm đối với các loại vật tư, thiết bị đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.

106

3.3.1.3. Tăng cường hoạt động tài trợ xúc tiến thương mại

Hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại không gắn với ngân sách để giảm chi phí xúc tiến cho các doanh nghiệp. Thiết lập các tổ chức xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia thị trường nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu phải góp phần khai thác tới mức cao nhất lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Định hướng xúc tiến các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam thời gian tới là: Trong thời gian trước mắt, vẫn phải tập trung vào việc phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, khoáng sản nguyên liệu, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, sử dụng nhiều lao động… nhưng phải hướng tới việc xúc tiến mạnh mẽ các sản phẩm có giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao và tri thức cao, hàng chế biến sâu, thiết kế, chế tạo, hàng điện tử, tin học, kể cả phần mềm cũng như xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh như xuất khẩu lao động, du lịch, vận tải biển, dịch vụ cảng, giao nhận y tế, giáo dục…

3.3.1.4. Các chính sách trợ cấp khác

- Chính phủ có thể hỗ trợ thông qua tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hay cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển khu vực... (thuộc loại trợ cấp đèn xanh). Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lại có khả năng cạnh tranh thông qua khía cạnh khác như chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm hay thị trường tiêu thụ...

- Sử dụng một cách khéo léo các công cụ thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy xu hướng chung là cắt giảm thuế quan nhưng đây cũng là một biện pháp hợp pháp có thể được sử dụng nhằm hạn chế hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

107

- Hỗ trợ cho hoạt động tư vấn, đào tạo, kể cả đào tạo chuyên ngành cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

- Hỗ trợ cho hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu. - Hỗ trợ chung để phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề địa bàn có điều kiện đặc biệt đề gián tiếp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

- Hỗ trợ cho vùng sâu vùng xa, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển , hoạt động đào tạo, các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình thủy lợi, phát triển công nghệ sau thu hoạch…

Một phần của tài liệu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam luận văn ths luật 60 38 60 pdf (Trang 107 - 110)