Giải pháp về khoa họ c công nghệ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 62)

B. NỘI DUNG

3.3.2. Giải pháp về khoa họ c công nghệ kỹ thuật

Xây dựng dự án nhập công nghệ và thiết bị hiện đại. Cần tiếp tục ưu tiên cho công tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới. Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh. Phát triển công nghệ chế biến nông - thủy sản trên cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại phù hợp. Nghiên cứu tổ chức

hệ thống các cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đầu tư cao cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, coi trọng công tác phổ biến khoa học - công nghệ cho những người trực tiếp sản xuất.

cho các hộ có năng lực về vốn, nhân lực sản xuất và có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông sản nhận đất tại các vùng sản xuất tập trung để có điều kiện đầu tư thâm canh, cơ giới hóa các khâu sản xuất.

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghiên cứu thị trường tại các đơn vị chuyên môn cấp huyện. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, chuẩn hóa mạng lưới cán bộ phụ trách nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới các xã, thôn xóm, cộng đồng; tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân lực có chất lượng cao, bổ sung về cơ sở.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại thực hiện các chương trình đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, khởi sự và quản trị doanh nghiệp, cập nhật các chế độ, chính sách pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 /QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở khảo sát, điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể nhu cầu đào tạo phù hợp.

Lãnh đạo xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hợp lý. Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Phát triển sản xuất lương thực bằng con đường đầu tư thâm canh, hạn chế và loại trừ tình trạng sản xuất lương thực bằng con đường quảng canh.

Thực hiện chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất gạo, có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.

Phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp; đây là mũi kinh tế có nhiều thế mạnh cần có các giải pháp đồng bộ để tập trung chỉ đạo.

Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bán sơn địa. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ để cải thiện đời sống nhân dân. Ngăn chặn nạn đốt, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn không chỉ bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, mà còn bao gồm các ngành như: tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác. Do vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn phải được chuyển đổi theo hướng phát triển mạnh các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như chế biến các sản phẩm từ lương thực, đồ mộc... Hình thành các khu vực tập trung tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu. Có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi

lao động nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.

Lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đạt mức tiên tiến về trình độ, công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh, vươn ra thị trường nước ngoài, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường trong nước.

Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng, chế biến rau quả, thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, xây dựng một số mô hình lớn nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ, phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w