Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Thọ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)

B. NỘI DUNG

3.1.2.Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Thọ

nghiệp huyện Đức Thọ đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyệnĐức Thọ Đức Thọ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với đinh hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và điều kiện sinh thái của từng vùng để sản xuất các sản phẩm chủ lực có hiệu quả, giá trị kinh tế cao, hướng tới sản xuất tập trung, quy mô lớn hàng hóa;

- Liên kết giữa các địa phương trong các vùng sinh thái, liên kết trong và ngoài huyện, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Hướng tới phát triển bền vững góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyệnĐức Thọ Đức Thọ

3.1.2.1. Các sản phẩm chủ lực của huyện:

- Sản phẩm lúa: tập trung phát triển là cây trồng chủ lực của các xã vùng lúa và các xã thuộc Trà Sơn của vùng Thượng Đức- Trà Sơn; ổn định diện tích sản xuất lúa hàng năm của huyện từ 10.250 - 10.300 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm trên 75% diện tích; quy hoạch 4.000 ha lúa chất cao sản xuất theo liên kết (Vùng lúa: 2.590 ha, vùng Thượng Đức - Trà Sơn: 800 ha; vùng Thị trấn và ven Thị trấn 260 ha, vùng ngoài đê 350 ha); năng suất bình quân hằng năm đạt từ 56 - 57 tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt từ 57.400 tấn - 58.400 tấn, cung cấp cho thị trường từ 21.000 - 21.500 tấn lúa hàng hóa/năm tập trung tại các xã vùng lúa và các xã Trà Sơn của vùng Thượng Đức - Trà Sơn.

- Sản phẩm lạc: diện tích gieo trỉa 1.400 ha; năng suất bình quân đạt 28 tạ/ha sản lượng hàng năm đạt 3.920 tấn, cung cấp cho thị trường từ 3.100 - 3.200 tấn lạc hàng hóa/năm tập trung tại các xã vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng ngoài đê.

- Sản phẩm lợn: tổng đàn đạt 36.000 - 37.000 con hàng năm xuất chuồng 8.000 tấn lợn hơi, tập trung chủ yếu tại các xã vùng Thượng Đức - Trà Sơn.

- Sản phẩm bò: tổng đàn đạt từ 25.000 - 26.000 con, trong đó bò lai Ze Bu chiếm 80% tổng đàn, sản phẩm bò thịt xuất chuồng hàng năm đạt từ 4.500 - 4.700 tấn, chủ yếu tập trung tại các xã vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng ngoài đê.

- Sản phẩm gà: tổng đàn gà đạt trên 550.000 con, sản phẩm xuất chuồng hàng năm đạt gần 1.500 tấn, chủ yếu tại vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng ngoài đê.

- Sản phẩm hươu: tổng đàn đạt trên 1.000 con, sản phẩm nhung hàng năm đạt trên 0,3 tấn, chủ yếu vùng Thượng Đức - Trà Sơn.

3.1.2.2. Các sản phẩm khác:

- Sản phẩm ngô: diện tích gieo trỉa hàng năm 1.750 ha, năng suất bình quân đạt 50 ta/ha Sản lượng hàng năm đạt trên 8.500 tấn, cung cấp cho thị trường tiêu thụ gần 1.200 tấn/năm, tập trung tại vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng ngoài đê.

- Sản phẩm đậu xanh: diện tích gieo trỉa hàng năm 1.500 ha, năng suất bình quân đạt 1,4 tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt 2.100 tấn, cung cấp cho thị trường 1.790 tấn/năm, tập trung tại các xã vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng ngoài đê.

- Sản phẩm rau: diện tích gieo trồng hàng năm trên 950 ha, năng suất bình quân đạt 61 - 62 tạ/ha, sản lượng đạt từ 5.800 - 5.900 tấn, cung cấp cho thị trường từ 2.100 - 2.250 tấn/năm.

- Thủy sản: sản lượng nuôi trồng đánh bắt hàng năm đạt trên 2.000 tấn, cung cấp cho thị trường gần 1.000 tấn/năm.

- Sản phẩm nấm ăn: sản lượng hàng năm đạt 288 tấn, cung cấp cho thị trường trên 200 tấn/năm, tập trung chủ yếu tại vùng Thượng Đức - Trà Sơn và vùng lúa.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)