Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

Từ những thành công mà Trung Quốc và Thái Lan và các địa phương của nước ta trong việc phát triển nông nghiệp có thể rút ra bài học kinh

nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho huyện Đức Thọ như sau:

Thứ nhất, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy việc xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dù nền khoa học công nghệ của thế giới có phát triển như thế nào cũng không thể xóa bỏ vai trò của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung cần phải chú trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp. Việc xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là bài học vô cùng có ý nghĩa.

Thứ hai, cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Khu vực nông nghiệp nông thôn là khu vực kém phát triển nhất so với các khu vực khác về mọi mặt. Do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, từ trước đền nay hầu hết các quốc gia đều giành phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn là rất hạn chế. Trong khi đó đây lại là ngành đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài. Vì vậy bài học rút ra cho huyện Đức Thọ là: cần phải có những chính sách đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường

Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên môi trường. Cụ thể đó là quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến các yếu tố tài nguyên như đất, nước, rừng, thủy hải sản… Bên

cạnh đó khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ dân trí thấp. Do trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ sản xuất còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Cụ thể ở đây đó là sự ô nhiễm nguồn nước, sự suy thoái đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất, diện tích đất rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp, sự cạn kiệt của nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt. Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn: diện tích đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy sản có xu hướng giảm. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Thực tiễn đã chứng minh, việc đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp các sản phẩm sản xuất ra chỉ để đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải đáp ứng nhu cầu; tuân thủ theo quy luật của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiêm về cơ bản sản xuất nông nghiệp của nước ta nói chung và của huyện Đức Thọ nói riêng vẫn còn mang tính chất thủ công, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô nên giá trị không cao. Hoạt động sản xuất chưa thực sự tuân theo các quy luật của thị trường. Do đó, bài học kinh nghiệm: phát triển nông nghiệp phải gắn với quy luật của thị trường là bài học có ý nghĩa

quan trọng đối với phát triển nền nông nghiệp bền vững; ngoài ra phải chú ý đến việc: nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và tìm kiếm thị trường xuất khẩu một số sản phẩm thế mạnh của địa phương, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, có chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích công nghiệp đầu tư về nông thôn, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TỈNH GIAI ĐOẠN 2010- 2015

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w