Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

nhiều khó khăn, thách thức, đó là:

Là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hoá quy mô lớn chưa được nhiều, các sản phẩm chưa có giá trị kinh tế cao, sức cạnh tranh còn thấp, người nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, trong khi đó Công nghiệp chiếm tỷ lệ còn quá ít, chưa tìm thấy hướng đi mới trong lĩnh vực này.

Đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là cán bộ xã, thị trấn chậm đổi mới tư duy, tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tư duy lãnh đạo, phương pháp cách làm, giải quyết mâu thuẩn cơ sở bị động; đảng viên nông thôn có tuổi cao, bình quân trên 53 tuổi, việc triển khai, thực hiện, tiếp thu nghị quyết gặp khó khăn; lực lượng trong độ tuổi lao động ở nông thôn chủ yếu đi làm ăn xa, khó khăn cho việc huy động sức lao động để phát triển kinh tế.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nghiệp

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Điều kiện tự nhiên

Đức Thọ là một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Được thiên nhiên ban tặng cho thế núi hình sông khoáng đãng

hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu và có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử văn hóa.

Đức Thọ có diện tích tự nhiên là: 20.211,72 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 13.114,02 ha với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó đất núi đồi và đất rừng chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên, được phân chia ra thành 04 vùng sinh thái gồm: Vùng Thượng Đức - Trà Sơn; Vùng Thị Trấn và ven thị Trấn; Vùng Lúa và Vùng Ngoài đê.

Tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt: 4.078,8 tỷ đồng, bằng 99,56% KH; tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 13,8%; cơ cấu chuyển dịch kinh tế đúng hướng, giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và thương mại - dịch vụ. Thu nhập bình quân đạt khá cao. Đến thời điểm hiện nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục có bước phát triển khá ổn định và toàn diện về năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất với diện tích lúa 10.353ha; lạc 1.405ha; ngô 1.500ha, tổng đàn tâu bò 30.700 con, đàn lợn 37.500 con, đàn gia cầm 680.000 con.

Bện cạch việc ổn định sản xuất nông nghiệp, huyện nỗ lực huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN - TTCN và đã có được bước chuyển biến tích cực đa dạng về ngành nghề, chất lượng được ngày càng được nâng cao. Giá trị sản xuất CN - TTCN trong năm 2014 ước đạt 740 tỷ đồng, tăng 12,8%. Huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển CN - TTCN trên địa bàn: thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các hộ TTCN có điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất.

- Tài nguyên thiên nhiên

Đức Thọ có diện tích đất nông nghiệp: 13.114,02 ha trong đó diện tích sản xuất lúa cả năm của huyện là 10.300 ha, cơ cấu chủ yếu các giống lúa chất lượng cao; năng suất bình quân hàng năm đạt từ 54 - 55 ta/ha, sản lượng lúa

hàng năm đạt trên 56.000 tấn; Diện tích sản xuất lạc hàng năm hơn 1.400 ha với giống chủ lực là L14, năng suất bình quân đạt trên 24tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt gần 3.535 tấn. Tổng trâu bò trên 30.700 con, đàn lợn 37.500 con, đàn gia cầm 680.000 con. Theo đặc điểm tự nhiên và lợi thế của từng vùng, nông nghiệp đức thọ được chia làm 4 vùng:

+ Vùng Thượng Đức - Trà Sơn: nằm ở phía Tây Nam của huyện có 9 xã gồm: Đức Lạng, Đức Đồng, Đức Lạc, Đức Hòa ; Đức Long, Đức Lập, Đức An, Đức Dũng và xã Tân Hương. Tổng diện tích đất đất nông nghiệp 7.754,23 ha, chiếm 74,02%. Với lợi thế diện tích đất rộng lớn, mật độ dân số thấp thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi quy mô lớn, đa dạng về đối tượng cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng là: lạc, lúa, lợn, bò, gà, hươu. Thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dần sang chăn nuôi tập trung có quy mô lớn theo hướng liên kết với doanh nghiệp, toàn vùng có 18 trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 500 - 1.200 con/lứa, 4 trang trại chăn nuôi gà quy mô từ 5.000 - 20.000 con/lứa. Bên cạnh đó trong những năm gần đây vùng tập trung đẩy mạnh phát triển cây ăn quả như: cây chanh, cam chanh, chanh leo, gấc...

+ Vùng thị trấn và ven thị trấn: nằm ở trung tâm của huyện, bao gồm

3 đơn vị là thị trấn, Đức Yên và Tùng Ảnh. Tổng diện tích đất nông nghiệp 774,56 ha, chiếm 50,41%, đất đai phì nhiêu màu mỡ, chủ yếu là các loại đất như đất phù sa, đất pha cát, đất thịt nhẹ, đây là vùng có lợi thế để phát triển các đối tượng cây trồng như rau và hoa. Vùng thị trấn và ven thị trấn được quy hoạch là vùn trọng điểm sản xuất hoa và rau an toàn. Trong những năm gần đây đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại thị trấn, là đầu mối quan trong cung ấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng trong toàn huyện

+ Vùng lúa: nằm ở phía Đông Nam của huyện bao gồm 9 xã: Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thuỷ, Đức Thanh, Đức Thịnh, Thái Yên, Yên Hồ, Đức

Nhân, Bùi Xá. Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.159,46 ha, chiếm 67,96 %. Đây là vùng đất rất thích hợp cho việc trồng lúa nước với diện tích sản xuất lúa cả năm của vùng là 4.899 ha, năng suất bình quân 57 - 58 tạ/ha; sản lượng hàng năm đạt từ 27.920 - 28.400 tấn. Từ năm 2011, vùng đã hình thành mô hình sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao tập trung quy mô lớn có sự liên kết, gắn kết. Vùng được xem là vựa lúa của toàn huyện, hình thành nen thương hiệu lúa gạo Đức thọ, không những cung cấp nguồn lương thực cho huyền nhà mà còn cung cấp cho các địa bàn lân cận..

+ Vùng ngoài đê: nằm ở phía Đông Bắc của huyện, bao gồm 7 xã,

Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Quang, Đức Vịnh, hàng năm chịu ảnh hưởng của các đợt mưa lũ. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2.051,52 ha, chiếm 57,33 %, các xã vùng ngoài đê có thuận lợi đó là đất đai màu mỡ, người dân có trình độ chăn nuôi thâm canh cao thích hợp cho việc phát triển các sản phẩm chủ lực là lạc, bò, gà, tuy nhiên đây là vùng ngập lụt nên ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất của người dân.

2.1.2.2. Thị trường

- Đối với thị trường đầu vào: vật tư phân bón, thuốc trừ sâu được cung ứng khá phong phú trên thị trường huyện Đức Thọ. Tuy nhiên, mạng lưới cung ứng vật tư, kỹ thuật còn qua nhiều khâu trung gian đôi khi dẫn đến tình trạng giá cả không phù hợp, không ổn định, không đáp ứng kịp thời cho sản xuất và gây tác hại lớn cho sản xuất khi vật tư kém chất lượng.

- Đối với thị trường đầu ra: hầu hết các sản phẩm nông nghiệp giá cả bấp bênh, không ổn định, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa, ít khi có lợi cho người sản xuất, tác động bất lợi tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện có các đơn vị làm công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, phát triển khoa học - công nghệ - kỹ thuật còn chậm do thiếu nguồn vốn đầu tư, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp phục vụ trực tiếp ở cơ sở chưa đủ, chưa đồng bộ và thiếu kinh nghiệm nên tác động ảnh hưởng đến chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn hạn chế.

2.1.2.4. Trình độ phát triển ngành nông nghiệp.

Chủ trương chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp được tiếp tục thực hiện nhưng còn chậm. Kinh tế hợp tác, hộ, trang trại được khuyến khích đầu tư mở rộng nhưng hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, không tập trung nên khó khăn trong việc kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ tài nguyên môi trường.

2.1.2.5. Chính sách quản lý nông nghiệp huyện.

Vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đầu tư không hiệu quả gây lãng phí đất đai.

- Dịch vụ tín dụng trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngày càng được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Thọ gian đoạn 2010- 2015

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w