Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 59)

B. NỘI DUNG

3.3.1.Giải pháp về thị trường

Nhà nước cần có sự can thiệp bằng những công cụ chính sách giữa hai chiều giao lưu hàng hóa, tổ chức hợp lý hệ thống thương mại, xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường tiêu thụ nông sản. Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trường. Từng bước chỉ đạo thực hiện theo tinh thần quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về hợp đồng sản xuất tiêu thụ nông sản.

3.3.1.1. Doanh nghiệp hóa nông nghiệp

Thực hiện doanh nghiệp hóa để các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của nông dân từng bước gắn với thương hiệu các doanh nghiệp với kết nối thị trường theo các hướng: khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân hình thành các gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ để mỗi xã ít nhất có 4 - 5 doanh nghiệp, HTX; 10 - 15 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản, củng cố chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo đúng luật, kiểm tra hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác đã được thành lập hoạt động đúng chức năng và có hiệu quả. Hỗ trợ tư thương phát triển doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân; liên kết doanh nghiệp, hình thành chuổi giá trị trên mổi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, hoặc một số khâu là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, sản xuất nông hộ, nhất là bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết giữa những người sản xuất: các hộ gia đình góp vốn, ruộng đất hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức hình thành vùng sản xuất quy mô lớn để mỗi xã phải có ít nhất 03 mô sản xuất quy mô lớn có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm và từ 5 - 7 mô hình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm và 30% số hộ có tham gia liên kết sản xuất quy mô nhỏ.

- Liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất: khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết chặt chẻ với hộ nông dân xây dựng chuổi giá trị hàng hóa, trong đó doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất, cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phân chia lợi ích hài hòa giữa các khâu và các bên tham gia. Tập trung chỉ đạo sản xuất các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ theo hình thức liên kết với doanh nghiệp với các hộ nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác.

3.3.1.3. Liên kết vùng.

Các địa phương có điều kiện tương đồng liên kết với nhau về sản xuất giống, công nghệ, đào tạo nhân lực, phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm… để đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, cùng mang lại hiệu quả cao hơn với các địa phương trong và ngoài huyện.

3.3.1.4. Thành lập hợp tác xã sản xuất các sản phẩm chủ lực của huyện, hỗ trợ nhau về kinh tế, kỹ thuật, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm.

3.3.1.5. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Về tổng thể: căn cứ vào Quy hoạch nông nghiệp chung và Quy hoạch các ngành sản xuất đã được phê duyệt, huyện cần xây dựng Chương trình liên kết dài hạn (5 năm) với các chủ thể khác trong phát triển sản xuất nông

nghiệp. Chương trình này sẽ xác định mục tiêu, nội dung và hình thức liên kết, các đối tác chủ yếu dự kiến thiết lập quan hệ liên kết.

Chương trình 5 năm về liên kết kinh tế sẽ được cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động từng năm, trong đó xác định rõ các nội dung, hình thức liên kết, các đối tác chính sẽ tham gia, thời hạn thực hiện và trách nhiệm của các bên tham gia.

Từ chương trình, kế hoạch liên kết, các đối tác tham gia liên kết sẽ phối hợp với nhau để xây dựng các dự án liên kết với các nội dung cụ thể. Dự án liên kết này sẽ là cơ sở để hình thành Hợp đồng liên kết ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia liên kết (chủ yếu là các doanh nghiệp).

Việc tổ chức và điều phối thực hiện quan hệ liên kết giữa huyện và các địa phương sẽ được giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển huyện dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của Uỷ ban nhân dân huyện.

- Về định hướng cụ thể: đứng trên quan điểm về chuỗi giá trị nông sản, sự hợp tác của các bên liên quan tính từ lúc bắt đầu xác định sản phẩm sản xuất - triển khai sản xuất - tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu thụ cuối cùng:

+ Liên kết giữa nông dân - nông dân:

Tuyên truyền, hình thành các nhóm hộ nông dân có cùng nguyện vọng, mục tiêu phát triển sản xuất và xây dựng thương hiệu cùng nhau góp vốn hoặc ruộng đất tổ chức sản xuất và thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.

Thay đổi mô hình phát triển kinh tế hộ, theo hướng mở rộng quy mô thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Mỗi nhóm hộ khoảng 20 - 30 hộ, có thể liên kết sản xuất dưới hai hình thức: góp toàn bộ đất đai, vốn để quản lý sản xuất chung hoặc các hộ tự tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai và tiêu thụ sản phẩm riêng nhưng có một bộ phận quản lý và giám sát chất lượng chung.

Đẩy mạnh nâng cao năng lực của hoạt động kinh tế tập thể thông qua đào tạo cán bộ quản lý, xúc tiến thương mại tạo vị thế trên thị trường. Tập trung nâng cao năng lực của các thành viên Ban chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân:

Xác định các doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt để phát triển bền vững chuỗi giá trị sản xuất nông sản của huyện. Từ đó có cơ chế hỗ trợ trực tiếp đi kèm với việc ràng buộc vai trò, nhiệm vụ do UBND huyện giao, tự tổ chức lập kế hoạch cụ thể và ký hợp đồng liên kết sản xuất từ khâu giống, phân bón, thiết bị tưới tiêu và tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Đối tượng doanh nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ phải là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, doanh thu hoạt động chủ yếu đến từ lĩnh vực nông nghiệp nhất là các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại tỉnh Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ.

Nhân rộng các mô hình chuỗi giá trị đã có trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; Phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cây lúa hàng hóa. Trong đó, mấu chốt duy trì lợi ích liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân là thông qua các tổ chức trung gian như Hợp tác xã.

Hình thành cơ chế hỗ trợ phát triển đối tượng doanh nghiệp có hoạt động liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo được hành lang pháp lý vững chắc, điều tiết, đảm bảo các điều kiện hợp đồng hợp lý, đảm bảo quyền lợi đi cùng nghĩa vụ của mỗi bên, đảm bảo tính thực thi hợp đồng.

Khuyến khích thành lập và duy trì hoạt động ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có quy mô vừa trở lên tại mỗi vùng sản xuất tập trung. Đây là cơ sở pháp lý để người nông dân tiến hành liên kết bình đẳng với doanh nghiệp.

Có cơ chế kiểm soát thông tin quản lý hoạt động liên kết cho Hội nông dân, với tư cách là tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi của nông dân, điều hòa, giải quyết các vấn đề bất thường có thể xảy ra giữa nông dân và doanh nghiệp.

+ Liên kết sản xuất giữa các đơn vị hành chính trong huyện:

Các xã có điều kiện tương đồng về tự nhiên liên kết với nhau tạo nên các vùng sản xuất chuyên canh để đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đồng nhất về chất lượng, tăng tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao:

Đối với vùng miền núi, bán sơn địa phát triển liên kết sản xuất các sản phẩm nguyên liệu gỗ rừng trồng, cao su, bò, lợn, hươu;

Vùng đồng bằng, vùng ngoài đê liên kết sản xuất các sản phẩm lúa gạo hàng hóa, lạc, rau, củ, lợn, bò;

+ Liên kết giữa các ngành trong nội bộ nền kinh tế huyện.

+ Phân phối lại nguồn lực tích lũy sang đầu tư các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tạo hiệu ứng xanh góp phần nâng chỉ tiêu môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gắn kết chặt chẽ các dự án sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường xung quanh, phối kết hoạt động của ngành du lịch tâm linh và văn hóa sông La.

+ Đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển sản xuất, các sản phẩm chủ lực liên kết theo hướng “Doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa”, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo khối lượng sản phẩm đồng nhất về giống và chất lượng, nhất là: lúa, lợn, bò, hươu, rau màu…; tập trung chỉ đạo tích tụ đất đai xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ; phát triển nhanh các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi liên kết hộ gia đình với các doanh nghiệp; đưa các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhân rộng thành công sản xuất rau, củ công nghệ cao vào bãi bồi ven sông và các xã có đất màu ven sông, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, làm tốt công tác phòng chống dịch và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Tăng tỷ trọng chăn nuôi giai đoạn 2015 -

2020 là 65%, giá trị cây trồng trên 1 ha đất canh tác đạt trên 120 triệu đồng/ha; có từ 30% số hộ gia đình sản xuất có liên kết.

+ Phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng kinh tế phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng liên kết tại các vùng: Vùng Thượng Đức - Trà Sơn các xã: Đức Lạng, Đức Đồng, Đức Lạc, Đức Hòa, Đức Long, Đức Lập, Đức An, Đức Dũng, Tân Hương có diện tích đất rộng lớn để phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, phát triển trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển đàn gia súc, gia cầm, sản phảm chủ lực: lạc, lúa, lợn, bò, gà, hươu, ngoài ra phát triển rau, củ quả, trồng nấm. Vùng thị trấn và ven thị trấn: thị trấn, Đức Yên, Tùng Ảnh: phát triển các loại sản phẩm như: rau, hoa, cây cảnh, ngô, lạc, đậu xanh, ngoài ra phát triển thương mại, du lịch.... gắn với phát triển quy hoạch xây dựng hướng tới đô thị văn minh. Vùng lúa các xã: Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thuỷ, Đức Thanh, Đức Thịnh, Thái Yên, Yên Hồ, Đức Nhân, Bùi Xá: diện tích sản xuất lúa nhiều, hệ thống kênh mương, thủy lợi, giao thông nội đồng đã cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất để phát triển sản phẩm chủ lực của vùng là cây lúa có liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, ngoài ra phát triển rau, củ, quả, ngành nghề khác: chế biến lâm sản, mộc mỹ nghệ. Vùng Ngoài đê các xã: Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Quang, Đức Vịnh phát triển các sản phẩm chủ lực là lạc, bò, gà, ngoài ra phát triển rau, củ, quả, có liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.

+ Đưa giống mới, công nghệ sinh học và máy móc thiết bị thực hiện cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ xây dựng các cánh đồng tập trung liên kết có quy mô diện tích lớn; đưa vụ Đông thành vụ sản xuất chính, hướng tới các giống lúa, lạc chất lượng cao làm hàng hoá. Xây dựng dự án 8 xã vùng trọng điểm lúa, năng suất chất lượng cao. Tăng cường

phòng chống thiên tai để tránh thiệt hại sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi; trước mắt xúc tiến dự án sống chung với lũ của các xã ngoài đê.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư mạng lưới sản xuất và cung ứng giống, chú trọng phát triển các loại hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tận dụng ao, hồ, đập, ruộng lúa để chăn nuôi các loại sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Khai thác nguồn thuỷ sản tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng diện tích nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa từ 850 ha hiện nay lên 1.000 ha vào năm 2020, chú trọng du nhập các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu.

+ Xúc tiến thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến lương thực, thực phẩm, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

+ Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình kinh tế, trang trại gia trại, tập trung nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao; phát triển mạng lưới hợp tác xã, tổ hợp tác tăng quy mô, đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Ưu tiên khuyến khích phát triển doanh nghiệp, đầu tư vào phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.

3.3.1.6. Sản phẩm chủ lực của huyện gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh:

+ Lúa giống: quy hoạch các vùng sản xuất lúa giống tại các địa phương theo quyết định 3814/QĐ - UBND của UBND tỉnh liên kết với các công ty như Công ty cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh, Công ty giống cây trồng TW, Công ty TNHHMTV Mitraco Hà Tĩnh trong đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

+ Lúa thương phẩm: tiếp tục có các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm. Liên kết với

các công ty, doanh nghiệp, siêu thị trong và ngoài tỉnh như công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hòa - Nghệ An, công ty Vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh, siêu thi Cop Max, nhà máy chế biến gạo Thiên Lộc, Hợp tác xã thu mua chế biến nông sản xã Đức Lâm, doanh nghiệp Thống Tuấn, nhà máy rượu PS, nhà máy chế biến gạo Thiên Lộc… để có sự phối hợp, liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Mở rộng liên kết sản xuất lúa chất lượng cao với một số xã của huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà để đồng nhất trong cơ cấu giống, thời vụ sản xuất để tạo thành các vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao rộng lớn đáp ứng về sản lượng cho các doanh nghiệp thu mua chế biến.

- Cây lạc, đậu xanh: tiếp tục phát huy vai trò của các Hợp tác xã, tổ hợp tác trong tìm kiếm liên hệ đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là duy trì các đầu mối tiêu thụ sản phẩm hiện có trên địa bàn huyện; liên hệ với các vùng có diện tích sản xuất lạc lớn của các huyện như Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà…để tìm đầu ra ổn định lâu dài cho sản phẩm.

- Chăn nuôi lợn: liên kết với doanh nghiệp như: Công ty Khoáng Sản và Thương Mại Hà Tĩnh, Công ty thức ăn chăn nuôi CP của Thái Lan từ việc cung cấp con giống, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Đối với các hộ chăn nuôi nuôi lợn có quy từ 20 - 50 con/lứa: tập trung liên kết lại thành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 59)