Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà

cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện ĐứcThọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đức Thọ là huyện phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, là huyện nằm ở trung tâm xứ Nghệ, cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 20km về phía Tây Nam, cách Thành phố Hà Tĩnh 50 km về phía Tây Bắc, sau nhiều lần chia tách, hiện nay huyện có 27 xã và 01 thị trấn, với diện tích 20.280 ha, dân số 105.000 người (trong đó giáo dân chiếm tỷ lệ 10% dân số). Đảng bộ huyện có 49 tổ chức cơ sở Đảng, với hơn 8.500 đảng viên. Đức Thọ có vị trí địa lý thuận lợi, là châu thổ của hệ thống sông Lam - sông La, thượng nguồn là Ngàn Sâu và Ngàn Phố, bao bọc bởi những dãy núi: Hồng Lĩnh phía Đông, Thiên Nhẫn phía Bắc, Trà Sơn phía Nam và Tây Nam. Hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt, đất đai phì nhiêu lợi thế cho chăn nuôi, trồng trọt. Đức Thọ có hệ thống giao thông thuận lợi về đường bộ, đường thủy, đường sắt (Quốc lộ 8A nối với Lào, có đường sắt Bắc - Nam đi qua dài hơn 20 km, có đường thủy là sông La đổ ra sông Lam nối với Bến Thủy, cửa Hội...) thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế. Đức Thọ chia 4 vùng sinh thái khá rõ và đặc trưng: Vùng thượng Đức và ven Trà Sơn có các xã Đức Lạng, Đức An, Đức Dũng, Tân Hương, Đức Đồng, Đức Lạc có núi, đồi thoải thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn, bò, hươu, gà...với các trang trại quy mô lớn, vừa và nhỏ, trồng cây ăn quả, vườn đồi, vườn rừng, cây dược liệu, cây nguyên liệu thức ăn gia súc. Vùng

các xã trọng điểm lúa: Yên Hồ, Trung Lễ, Đức Thủy, Bùi Xá, Đức Lâm; Đức Thanh, Đức Thịnh; Đức Nhân thuận lợi cho trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi quy mô nhỏ. Vùng ngoài đê, bãi bồi ven sông: Đức La; Liên Minh; Trường Sơn; Đức Tùng; Đức Châu thuận lợi cho trồng các loại rau, củ, quả theo hướng công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ bền vững, nuôi trồng thủy sản. Vùng thị trấn và ven thị trấn: Thị Trấn, Tùng Ảnh, trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh, phát triển thương mại dịch vụ.

Huyện Đức Thọ cũng như các vùng đất khác của Nghệ An, Hà Tĩnh, có khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều, mùa Hè chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào) nóng nực, khô rát; mùa đông lạnh giá, mùa mưa thường hứng chịu những cơn bão lũ có sức tàn phá lớn, những yếu tố đó ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Đức Thọ là huyện có bề dày truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất, có truyền thống hiếu học và học giỏi, nhiều danh nhân tiêu biểu như Danh nhân Nguyễn Biểu, lãnh tụ Cần Vương Phan Đình Phùng, GS Hoàng Xuân Hãn, Nhà toán học Lê Văn Thiêm, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ luôn nỗ lực không ngừng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng cố quốc phòng - an ninh, chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,5 %; Nông nghiệp 23%; Công nghiệp - TTCN - XD 35,5%; Thương mại - Dịch vụ 41,5%. Thu nhập bình quân đầu người 35,6 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên 500 tỷ đồng, trong đó thu tại huyện trên 100 tỷ đồng/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, Qua 5 năm thực hiện đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Tổng số tiêu chí nông thôn mới đạt trung bình 13 tiêu chí/xã, xã đạt chuẩn nông thôn mới đến nay 3 xã, dự kiến cuối năm 2015 có thêm 4 xã nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM 7 xã.

Các lĩnh vực văn hoá xã hội, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo tiếp tục được thực hiện tốt; hộ nghèo còn 4.96 % (thấp nhất tỉnh); hằng năm có gần 1.000 học sinh đậu Đại học, giáo dục luôn là đơn vị xếp tốp đầu của tỉnh Hà Tĩnh. An ninh quốc phòng được đảm bảo, là đơn vị sạch về các tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm chăm lo. Đảng bộ nhiều năm liền là Đảng bộ TSVM tiêu biểu của tỉnh, MTTQ và các đoàn thể vững mạnh xuất sắc, nhiều tổ chức dẫn đầu toàn tỉnh.

Trong tình hình hiện nay, để theo kịp tình hình chung và đáp ứng được

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w