Phân loại BTHH [24], [30]

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học cơ sở lớp 10 bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh (Trang 30 - 31)

7. Những đĩng gĩp mới của đề tài

1.4.3.Phân loại BTHH [24], [30]

Trong nhiều tài liệu về phương pháp dạy học hĩa học, các tác giả phân loại BTHH theo những cách khác nhau dựa trên những cơ sở khác nhau. Vì vậy cần cĩ cái nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa trên việc nắm chắc các cơ sở phân loại.

1. Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, chia bài tập thành bài tập lí thuyết và bài tập TN.

2. Dựa vào tính chất của bài tập, chia bài tập thành bài tập định tính và bài tập định lượng.

3. Dựa vào nội dung của bài tập cĩ thể chia thành:

• Bài tập hĩa đại cương: Bài tập về dung dịch, bài tập về điện phân, ... • Bài tập hĩa vơ cơ: Bài tập về các kim loại, phi kim, các hợp chất oxit, axit, bazơ, ...

• Bài tập hĩa hữu cơ: Bài tập về hiđrocacbon, về ancol, anđehit, ...

4. Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp cĩ thể chia thành bài tập cơ bản hay bài tập tổng hợp.

5. Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài cĩ thể chia thành: Bài tập xác định cơng thức phân tử của hợp chất, tính thành phần % của hợp chất, nhận biết, tách chất, điều chế, ...

6. Dựa vào chức năng của bài tập cĩ thể chia thành: Bài tập kiểm tra sự hiểu và nhớ, bài tập rèn luyện tư duy khoa học, ...

7. Dựa vào mục đích dạy học, chia bài tập thành: Bài tập để hình thành kiến thức mới; bài tập để rèn luyện, củng cố kỹ năng, bài tập kiểm tra - đánh giá.

8. Dựa vào hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải, cĩ thể phân loại BTHH thành bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.

9. Dựa vào phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập cĩ thể phân chia BTHH thành: Bài tập mẫu, bài tập tương tự xuơi ngược, bài tập cĩ biến đổi và bài tập tổng hợp.

10. Dựa vào hình thức kiểm tra- đánh giá, BTHH được chia làm 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm).

Giữa các cách phân loại khơng cĩ ranh giới rõ rệt vì trong bất kì loại bài tập nào của cách phân loại này cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay nhiều bài tập của cách phân loại khác. Mỗi cách phân loại bài tập ở trên đều cĩ những mặt mạnh và mặt yếu của nĩ, mỗi cách phân loại đều nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định và cho đến nay vẫn chưa cĩ sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại BTHH.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học cơ sở lớp 10 bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh (Trang 30 - 31)