2.4.1.Nghiên cứu về thể dục thể thao
Trong chương I và chương II của giáo trình “Lý luận và phương pháp thể dục thể thao” của PGS – TS. Nguyễn Toán và TS. Nguyễn Sĩ Hà- 2004, hai thầy đã trình bày những vấn đề liên quan đến Thể dục thể thao, hai trong số đó bàn về Bản chất – Chức năng của Thể dục thể thao và Mục đích chính của Thể dục thể thao ở nước ta.
Bản chất và Chức năng của Thể dục thể thao
Bản chất:
Lao động sản xuất được xem là sự khởi nguồn Thể dục thể thao. Lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hoá của con người, dùng đôi tay để làm việc, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi. Họ dùng lao động để chống lại hoàn cảnh khắc nghiệt, thiên tai, sinh tồn trong tự nhiên như leo trèo, chạy nhảy, mang vác v.v. Do đó, nguồn gốc của Thể dục thể thao đã được sản sinh ra trong quá trình lao động của con người khi thực hiện những hoạt động để sinh tồn trong tự nhiên.
Chức năng
Thể dục thể thao có một số chức năng phổ biến như:
Thể dục thể thao cơ sở dùng trong giáo dục tại các trường học cấp cơ sở
Thể dục thể thao phục vụ cho nghề nghiệp như quân sự - quốc phòng, sản xuất v.v
Thể dục thể thao phục hồi sức khoẻ như những bài tập dùng để chữa bệnh, các bài tập vật lý trị liệu, cải thiện và giúp làm thoải mái tinh thần
25 Thể dục thể thao tăng cường thể chất như các bài tập tăng sự dẻo dai, tăng
chiều cao v.v
Thể dục thể thao thoải mái, giải trí như thể dục hàng ngày, leo núi trong nhà v.v
Mục đích của nền Thể dục thể thao ở nước ta:
Nâng cao thể chất và sức khoẻ của nhân dân
Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh: Sự phát triển của cơ thể về thể hình thường dựa vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng và điều kiện sống của mỗi cá nhân. Thế nhưng, tập luyện thể dục thể thao cũng sẽ tác động và giúp phát triển hình thể, tư thế thân thể được khoẻ khoắn, trông đầy sức sống, từ đó người tập sẽ tự tin hơn về diện mạo đẹp và khoẻ mạnh của mình.
Phát triển và nâng cao năng lực về thể chất: Năng lực thể chất luôn đi đôi với chức năng cơ thể, ví dụ khi một người tập chạy để tăng sức bền cho cơ thể thì điều đó cũng giúp nâng cao khả năng của hệ thống hô hấp, tim mạch. Khi một vận động viên tập luyện ở những điều kiện khác nhau về địa hình, thời tiết…điều ấy không chỉ giúp nâng cao khả năng chuyên môn mà còn có lợi cho việc trao đổi chất, tăng sức đề kháng, tinh thần minh mẫn.
Nâng cao trình độ thể thao của đất nước, từng bước vươn lên những đỉnh cao của quốc tế:
Thành tích thể thao qua những kỳ thi đấu của các nước không chỉ đơn thuần phản ánh trình độ Thể dục thể thao của một quốc gia/ khu vực, mà còn có ý nghĩa gián tiếp liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v của họ. Không những thế, có một số quốc gia rất chú trọng việc đẩy mạnh thành tích của họ trên đấu trường thể dục thể thao thế giới nhằm tăng cường uy tín và mở rộng mối quan hệ quốc tế. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó, khi đoàn thể thao Việt Nam đã nỗ lực đứng thứ 3 trong tổng sắp huy chương các nước Đông Nam Á khi có dịp đăng cai tổ chức SEA games 22 vào năm 2003.
Góp phần làm phong phú, lành mạnh, đời sống văn hoá và giáo dục con người:
Thể dục thể thao không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và sức khoẻ của một người, mà nó còn tác động đến những khía cạnh khác như mối quan hệ, sự hoà nhập, hành vi giữa những cá nhân trong tập thể, đội nhóm tập luyện. Khi tinh thần Thể dục thể thao được nâng cao, sẽ giúp cho người tập luyện/ các vận động viên thể hiện được sự quyết tâm, tính kỷ luật, sự tự tin, khả năng chịu đựng, v.v
2.4.2.Bài báo khoa học “Đặc trưng công tác Marketing dịch vụ thể thao trong hệ thống quản lý thể thao” được đăng trên website của Viện khoa học Thể dục thể thao vào năm 2012
26
Nghiên cứu khẳng định rằng, dịch vụ Thể dục thể thao đang ngày càng có tác động qua lại lẫn nhau đến các hoạt động kinh tế - thương mại. Những suy nghĩ và hành vi xem thường các dịch vụ Thể dục thể thao là một trong những sai lầm đáng tiếc, sẽ làm chậm phát triển chất lượng và nền kinh tế dịch vụ thể thao trong tương lai.
Chính vì thế, những chuyên gia trong ngành dịch vụ Thể dục thể thao không chỉ biết những kiến thức chuyên môn, mà cần phải bổ sung những kiến thức căn bản có hệ thống về nền kinh tế để thực hiện và duy trì dịch vụ Thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ và tốt hơn.
Kết quả của cuộc khảo sát đó đã chỉ rằng để mở rộng thị trường dịch vụ thể dục thể thao, những chuyên gia trong ngành cần đẩy mạnh việc quảng cáo dịch vụ thể dục thể thao. Đó có thể là những đoạn quảng cáo bằng hình ảnh, những đoạn tin ngắn về uy tín và chất lượng của những trung tâm dịch vụ thể dục thể thao trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, các nhà cung ứng dịch vụ nên thực hiện các quảng cáo tuyên truyền về lợi ích của thể dục thể thao, nâng cao lối sống khoẻ mạnh trong nhân dân để có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi trình bày những lý thuyết về 3 nhóm yếu tố lớn có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn tập luyện tại trung tâm thể hình cao cấp của người tập tại Thành phố Hồ Chí Minh, và qua quá trình tìm hiểu những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng mô hình nghiên cứu như mình đề xuất trong nghiên cứu này.
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sau để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố về Chiêu thị - Dịch vụ - Tháp nhu cầu Maslow, có tác động như thế nào đến quyết định chọn lựa tập luyện tại các Trung tâm thể hình cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
27
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất
Kết luận: Trong chương này tác giả đã nêu ra những lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu xoay quanh 3 nhóm yếu chính về “Chiêu thị”, “Dịch vụ” và “Nhu cầu”, làm nền tảng kiến thức để lập bảng câu hỏi trong chương 3. Ngoài ra tác giả cũng tự đề xuất mô hình nghiên cứu để có cơ sở đưa ra nhận xét, đánh giá những thông tin thực tế mà mình thu thập được trong chương 4.
Chọn lựa tập luyện tại Trung tâm thể hình cao cấp Chiêu thị Dịch vụ Năm mức độ nhu cầu
28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong chương trước, tác giả đã trình bày một số lý thuyết về Chiêu thị trong Marketing - những công cụ chính trong phối thức Chiêu thị và Dịch vụ - Những yếu tố liên quan. Từ những lý thuyết trên tác giả cũng đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm: phương pháp nghiên cứu, xác định thông tin cần thu thập, xác định nguồn thu thập thông tin, thiết kế mẫu, kế hoạch thu thập dữ liệu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua quá trình tìm hiểu thông tin từ các tài liệu trên mạng, các bài báo thì tác giả nhận thấy hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa tập luyện tại những Trung tâm thể dục thể hình cao cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh” như của mình. Thế nên, tác giả quyết định thực hiện đề tài này theo phương pháp Nghiên cứu định tính, vì muốn tìm hiểu tại sao có hiện tượng các Trung tâm thể hình cao cấp vẫn ngày càng phát triển mạnh dù phí hội viên khá cao so với phòng tập thông thường.
Nghiên cứu định tính: Quan sát và Thực hiện phỏng vấn sâu khách hàng và chuyên viên cung cấp dịch vụ để thu thập các yếu tố tác động đến quyết định chọn lựa tập luyện ở các trung tâm thể hình cao cấp