Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 117)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2.Giá trị nghệ thuật

Di tích đền Cờn không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị quan trọng về nghệ thuật,

Chỉ riêng về mặt kiến trúc thì giá trị nghệ thuật của đền Cờn cũng có ý nghĩa không nhỏ. Một công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Lê 1769 ở vùng bão lụt thường xuyên, chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nhưng vẫn trụ vững cùng thời gian. Rõ ràng bộ khung nhà từ kết cấu đến chất liệu, từ khẩu độ mái đến chiều cao công trình, từ hệ thống bờ nóc đến đá tảng kê cột. Tất cả đều khiến cho chúng ta ngày nay phải nghiên cứu, học tập và tiếp thu. Và trên thực tế nhân dân đại phương đã học tập và kế thừa kiểu kiến trúc này. Nhà lợp ngói ép rui lát bản để chống nóng và tránh bão đang là lối kiến trúc nhà ở phổ biến hiện nay của nhân dân vùng Bãi Ngang ( thuộc Hoàng Mai và Quỳnh Lưu).

Đền Cờn còn là công trình kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật.

Các đồ án trang trí, các đề tài chạm khắc trên bộ khung nhà: từ bẫy đến khâu đầu, từ xà đến tàu mái, từ thượng ốc đến quai giang …, với kỹ thuật chạm lộng và bong kênh có đề tài, đường nét khi mềm mại tinh tế, lúc rắn rỏi khẻo mạnh, lúc ẩn, lúc hiện, khi thể hiện trọn vẹn duyên dáng, lúc cách điệu dữ dằn

như rồng và phượng. Với thủ pháp đó, nghệ nhân xưa đã đa dạng hóa đề tài, tránh sự trùng lặp một mô típ gây nên sự đơn điệu, nhàm chán, tăng thêm vẻ đẹp cho công trình.

Có thể nói, bộ khung nhà của đền Cờn là một tác phẩm độc đáo cuối thời Lê còn sót lại trên đất Nghệ An.

Bị chiến tranh hủy hoại, một thời bị chính con người ruồng rẫy nên hiện vật của đền Cờn bị mất đi khá nhiều, nay chỉ còn 142 hiện vật còn được lưu giữ, nhưng có thể nói đó là một kho tàng có giá trị nghệ thuật độc đáo.

Trong 62 hiện vật bằng đá còn được lưu giữ có 28 pho tượng bằng đá. Đó là bộ sưu tập tượng đá khá phong phú về loại hình về tượng người và con giống. Ở các pho tượng đó, nhất là tượng người toát lên sự tinh tế, mềm mại nhưng chắc khỏe trong kỹ thuật và hình thái thể hiện, vẻ mặt hài hòa giữa hình dáng uyển chuyển. Không chỉ tượng đá mà các tượng gỗ cũng sử dụng theo một thủ pháp đăng đối, cân xứng. Đường trục tưởng tượng trong mỗi tác phẩm, cách bố trí tượng đối xứng qua đường thần đạo đã tạo ra sự nghiêm lạnh trong tác phẩm, tăng thêm vẻ trang nghiêm cho tác phẩm.

Ngoài ra các hiện vật khác như chuông, bia, kiệu, đồ tế khí các loại cũng là các tác phẩm có giá trị nghệ thuật độc đáo giúp chúng ta biết được trình độ thẩm mỹ và kỹ năng của người xưa.

Ngoài công trình kiến trúc và hệ thống các hiện vật, lễ hội đền Cờn cũng là một công trình nghệ thuật độc đáo.

Lễ hội đền Cờn là nét sinh hoạt đặc sắc, mang đậm đặc trưng của cộng đồng cư dân ven biển. Đó là dịp người ta cầu mong Tứ Vị Thánh Nương phù hộ độ trì cho một màu đánh bắt hải sản bội thu, một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Đó cũng là dịp để cư dân trong cộng đồng tự cố kết, ràng buộc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau để tự tin hơn, vững mạnh hơn trước sóng gió của biển trời, trước lo toan của cuộc sống.

Từ bao đời nay, lễ hội đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng và mang ý nghĩa tâm linh có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Nhìn chung, các lễ hội đều gắn với các di tích lịch sử văn hóa, phương thức tổ chức và nội dung các lễ hội được chia làm 2 phần lễ và hội rõ ràng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong các hoạt động của phần lễ và phần hội thể hiện được các bản sắc văn hóa vùng miền, đan xen những phong tục tập quán tạo ra dấu ấn riêng biệt cho từng lễ hội.

Ý nghĩa của phần lễ trong các lễ hội không chỉ thuần túy mang mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công lao của các vị anh ùng có công với dân với nước, những bậc tiền nhân có công trong việc khai bản lập làng, chiêu dân lập ấp, giúp cho nhân dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đến với lễ hội là đến một không gian văn hóa cộng đồng không phân biệt tuổi tác, giới tính mà chỉ nhường chỗ cho những ước nguyện tốt lành. Lễ hội cũng là dịp để người dân có dịp gặp gỡ tăng thêm tính cố kết cộng đồng, sau một năm lao động vất vả, họ hòa mình với không khí linh thiêng cũng như các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội. Bên cạnh đó, người ta cũng bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tạ ơn đến các bậc tiền nhân đã làm cho mình có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Lễ hội đền Cờn là một nét đẹp văn hóa từ lâu đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân Quỳnh Phương trong những dịp đầu xuân năm mới. Đây cũng là dịp quản bá cho du khách thập phương biết đến những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần cũng như phong túc tập quán lâu đời của vùng đất và con người Quỳnh Phương.

Giá trị lễ hội đền Cờn sự phản ảnh một cách sinh động về đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh, phong tục tập quán của người dân Phương Cần nói riêng và các vùng ven biển Nghệ nói chung. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, đền Cờn là nơi thờ phụng các vị thần có công với dân với nước, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của địa phương được đúc kết từ đời sống của nhân dân

trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Những vị thần mà con người thờ tự không chỉ đơn thuần là lòng biết ơn vì họ đã có công phù trợ cho cuộc sống của người dân nơi đây được bình yên, no ấm mà còn là một nét văn hóa ứng xử cao đẹp thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Những nhân vật đó dẫu là có thực hay không có thực song đã được thần thánh hóa trở thành biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm và có quyền lực tối linh trong vấn đề giải quyết mọi vấn đề mà người thường không thể giải quyết nổi. Thông qua các vị thần, để con người hướng tới khát vọng và hạnh phúc cao cả.

Lễ hội đền Cờn là lễ hội lưu giữ trong mình tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trưng văn hóa biển.

Tiểu kết chương 3

Di tích và lễ hội là hai phạm trù có gắn bó mật thiết với nhau. Nếu di tích là địa điểm (vật thể) thực hiện các nghi thức của lễ hội và là nơi thờ tự các vị thần linh thì lễ hội là linh hồn (phi vật thể) của di tích là những gì tinh túy của di tích để góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn một thực thể văn hóa và tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt cho mỗi địa phương.

Di tích và lễ hội đền Cờn cũng không nằm ngoài phạm trù đó. Trải qua thăng trầm của lịch sử, với các biến cố của thời gian. Mặc dù di tích đền Cờn đã ít nhiều thay đổi, cùng với đó không gian lễ hội cũng có phần khác xưa nhưng đối với mỗi con người nơi đây, mỗi du khách khi tham gia lễ hội đều như được trở về với một không gian văn hóa để cảm nhận, thưởng thức những hoạt động văn hóa đầy màu sắc, vừa lạ nhưng cũng vừa quen của một lễ hội vùng sông nước.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội, trước những biến động của lịch sử, để lễ hội đền Cờn luôn là một lễ hội giàu bản sắc. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải có một kế hoạch dài hơi với những đề án, mục tiêu, phương án cụ thể từ công tác bảo vệ tu bổ tôn tạo di tích đến công tác bảo tồn, nghiên cứu sưu tầm, bổ sung các tư liệu dân gian,.... Bên cạnh đó, việc quản lý di tích, lễ hội bằng các văn bản, pháp quy của nhà nước cũng là một vấn đề hết sức cần thiết để bảo vệ di tích và lễ hội lâu dài. Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa đó là công tác xã hội hóa kết hợp với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành và nhân dân trong việc tuyền truyền, quảng bá hình ảnh của lễ hội. Trên cơ sở đánh giá đúng ảnh hưởng, xác định được tiềm năng để chúng ta có phương án bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của nét đẹp văn hoá trong lễ hội đền Cờn – một lễ hội được cho là giàu bản sắc trong các lễ hội truyền thống của của Nghệ An.

KẾT LUẬN

Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc bởi những ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại cho con người cũng như đất nước trong mọi thời đại, đó là nhân chứng sống mang sứ mệnh tinh thần cho truyền thống lịch sử từ ngàn xưa. Nó như một thứ bất động sản vô cùng quý giá của cộng đồng mà mọi người đều phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về di tích lịch sử văn hoá đền Cờn ở phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai chúng tôi nhận thấy:

1. Đền Cờn là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, được dựng vào thế kỷ XIII, là ngôi đền linh thiêng đứng đầu trong bốn ngôi đền được xếp loại quốc gia ở Nghệ An “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền Cờn thờ ba mẹ con Dương Thái Hậu ( nước Nam Tống) và bà nhũ mẫu, nên được gọi là thờ Tứ Vị Thánh Nương. Các vị thần được thờ ở đền được phong là “ Thượng thượng đẳng tối linh thần”. Đền nổi tiếng thờ Tứ Vị Thánh Nương, càng nổi tiếng hơn vì đã có hai ông vua, hai bậc minh quân của hai triều đại Trần - Lê trong quá trình chinh Nam đã ghé chân lại đền tế lễ gia ân và phong tặng “Quốc gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương”, cho nhân dân xây lại đền với quy mô rộng lớn hơn. Chính những sự kiện đó càng làm cho đền thêm linh thiêng, sự linh thiêng của người được thờ, những sự kiện lịch sử, vị trí địa lý và cảnh quan, tất thảy đều hòa quyện vào nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên một phần giá trị của đền.

2. Đền Cờn được coi là công trình kiến trúc tiêu biểu so với các đền miếu khác ở xứ Nghệ. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình xây dựng do bàn tay sáng tạo của con người. Trên một mặt bằng không rộng các công trình kiến trúc của đền được bố trí theo một trục dọc, liền kề theo kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Sự sáng tạo của các nghệ nhân không chỉ phản ánh ở tư duy về quy hoạch mặt bằng mà còn thể hiện ở sự điêu luyện về kỹ thuật, mỹ thuật và cách sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống. Kiến trúc, cảnh quan và sự sáng tạo tuyệt vời của con người ở đền Cờn đã làm cho di tích lịch sử văn hóa này thực sự nổi tiếng, tồn tại bền lâu.

3. Ngoài các yếu tố tiêu biểu về phong thủy - địa lý, kiến trúc- mỹ thuật, sinh hoạt tâm linh, đền Cờn còn chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu, thực sự nổi

tiếng ở lễ hội. Lễ hội đền Cờn là lễ hội lớn , có quy mô ở vùng biển đảo Bắc miền Trung. Lễ hội đền Cờn kéo dài trong nhiều ngày, có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, hàng năm thu hút được hàng vạn người đến tham dự. Người dân địa phương, du khách đến dự lễ hội đền Cờn vừa được thả mình vào không gian linh thiêng của việc tế lễ cầu xin trời đất, thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, công việc đánh bắt hải sản, sản xuất, kinh doanh… được phát đạt, hanh thong, vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đền Cờn và hòa mình vào các cuộc đua tài, trò chơi mang đậm bản sắc của văn hóa xứ Nghệ.

4. Đền Cờn cùng với các hiện vật, các bài chúc ước, các bản sắc phong… cùng cảnh quan lễ hội đã giúp chúng ta hiểu thêm và làm sáng tỏ sự hình thành, phát triển của làng Phương Cần, giúp mọi người hiểu rõ và hình dung được khu vực cảng Xước, cửa Tráp (cửa Cờn), con đường thiên lý thời Trần –Lê và sự đóng góp của nhân dân sở tại đối với các triều đại lúc bấy giờ.

Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, đền Cờn còn là di tích có giá trị lớn về mặt văn hóa, khoa học kỹ thuật. Một công trình xây dựng ở vùng thường xuyên có bão lụt lại trải qua sự tàn phá ác liệt của chiến tranh mà vẫn trụ vững. Rõ ràng là từ bộ khung và kết cấu đến chất lượng khẩu độ mái đến chiều cao của đền, từ hệ thống bở nắp đến đá tảng kê cột, tất cả điều đáng ch chúng ta ngày nay học tập, tiếp thu. Qua lễ hội đền Cờn chúng ta thấy đây là loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền đã trở thành phong tục tập quán của nhân dân trong vùng. Lễ hội được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hóa chống ngoại xâm của dân tộc, lễ hội còn là nơi thu hút nhiều loại hình nghệ thuật, thể thao, các trò chơi dân gian, là bảo tàng sống về văn hóa tinh thần. Thông qua lễ hội nhiều môn nghệ thuật, nhiều trò chơi diễn xướng được phục hồi có tác động sâu sắc đến tìn cảm, góp phần xây dựng tích cách tâm hồn Việt Nam, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là thành lũy đề kháng văn hóa độc hại, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.

5. Đền Cờn được xây dựng, tồn tại đến nay đã hơn 700 năm. Trải qua một thời gian dài bị tác động của bão lụt, chiến tranh, con người, nên di tích đã bị hư hỏng. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, cộng đồng

nhiều hạng mục, công trình đã và đang được trùng tu khôi phục lại. Để đền Cờn tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn, đáp ứng tốt yêu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân thiết nghĩ các cấp chính quyền, địa phương và nhân dân cần quan tâm gìn giữ các công trình kiến trúc, cảnh quan, hiện vật còn lại ở đền; tiếp tục duy trì tổ chức tốt lễ hội đền Cờn; làm tốt công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo vệ sinh, an ninh trật tự, cũng cố hệ thống nhà hàng, dịch vụ giao thông, y tế gắn với việc bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên ở đền và xung quanh.

6. Di tích lịch sử văn hóa do ông cha để lại từ bao đời là di sản vô giá mà muôn đời sau cần giữ gìn và phát huy giá trị của nó. Để làm tốt điều đó ở đền Cờn, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau: Thứ nhất là, công tác bảo vệ di tích phải được thực hiện một cách có hiệu quả, gắn trách nhiệm bảo vệ di tích đối với cá nhân, tập thể cụ thể. Thứ hai là, việc trùng tu, tôn tạo di tích phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật vốn có của nó. Thứ ba là, gắn liền việc bảo tồn, tôn tạo kiến trúc đền Cờn với việc phục

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 89 - 117)