Truyền thuyết về cây gỗ thần

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.Truyền thuyết về cây gỗ thần

Ở Quỳnh Phương và trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trước đây lưu truyền nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của đền Cờn, trong đó đáng chú ý là truyền thuyết về “cây gỗ thần”. Truyền thuyết cây gỗ thần, không chỉ nói về nguồn gốc ra đời của Đền Cờn mà còn lý giải về một số phong tục, lễ hội ở đền Cờn.

Truyền thuyết kể rằng: Sau khi chết, Tứ vị anh linh đã nhập vào cây gỗ. Cây gỗ trôi vào Cửa Cờn, khi chỉ còn cách cửa Cờn chừng khoảng hơn 1 km, cây gỗ gặp 2 hòn đá. Hai hòn đá này khi nước cường thì không thấy, nhưng khi nước rặc trông thấy khá rõ ràng, nhô lên trên mặt nước khoảng 1 mét. Dân vùng cửa Cờn gọi là đá ông Cộc. Ông Cộc khá linh thiêng. Mỗi khi ngư dân ra biển

đánh bắt cá hay dân buôn thuyền mành giương buồm ra khơi qua cửa Cờn đều đốt vàng hương cúng ông Cộc, mong ông Cộc phù hộ cho nhiều may mắn.

Như đã nói, cây gỗ trôi đến đá ông Cộc thì gặp tuần nước sinh nên nước rặc, mấy ngày cây gỗ cứ luẩn quẩn quanh đá ông Cộc. Đến ngày nước cường, cây gỗ mới trôi qua cửa Cờn, vào đến giếng Giá, giáp làng Hữu Lập, ngay trước cửa đền làng Hữu Lập. Trôi vào đến đây cũng gặp giữa tuần cơn nước, cây gỗ lại luẩn quẩn ở vùng Giếng Giá mấy ngày. Cho đến khi nước cường, cây gỗ mới từ từ trôi đến vùng Hói Vua (nay gọi là xóm Trại). Và cũng như ở Giếng Giá, ở đá ông Cộc, cây gỗ lại gặp tuần nước rặc, luẩn quẩn mấy ngày cho đến khi nước lại cường mới trôi về đến trước cửa đền Cờn. Về đến đây, cây gỗ dạt vào bờ, nằm ở đó khá lâu. Chỗ này phong cảnh đẹp, hữu tình, bình minh trời xanh cao lồng lộng, những con thuyền rẽ sóng ra khơi. Chiều tới, gió nồm mát rượi, những cánh buồm no gió đưa những con thuyền no cá về bến bãi. Những con người ở đây say với biển cả, bận bịu với cảnh kiếm sống hàng ngày, không để ý đến cây gỗ thơm đang nằm ở đó. Đã thế lại còn có nhiều kẻ có những hành động và ngôn ngữ không phải với cây gỗ, vô tình xúc phạm tới cây gỗ. Cây gỗ bịn rịn với cảnh trời nước và cảnh sinh hoạt của làng Phương Cần, nhưng thấy dân Phương Cần thờ ơ. Gặp tuần triều cường, cây gỗ lại tiếp tục trôi đi, trôi về phía tây, đến đập Chiêm thuộc đất Quỳnh Dị, cây gỗ nằm lại.

Cũng không để ý, dân tình Phương Cần vẫn không ai đoái hoài đến cây gỗ. Đầu ngờ, trong làng xẩy ra nhiều chuyện không lành. Nào là người ốm đau, gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Rồi trong làng luôn xảy ra hỏa hoạn và khi hỏi thầy bói, họ biết là do cây gỗ gây ra tai họa. Bèn một hôm chờ nước triều lên, họ dùng sào đẩy cây gỗ xuống sông Mai Giang. Đang tuần nước cường, sông Mai Giang mênh mông, cây gỗ trôi ra, trôi xuống Hói Vua, trôi qua Giếng Giá, trôi qua cửa lạch Cần Hải, trôi qua đá ông Cộc, trôi xuống Hòn Ói tức núi Quy Lĩnh ở Phú Lương. Đến đây nước rặc, cây gỗ mắc cạn, nằm ở bãi Ói.

Dân làng Phú Lương một người thấy cây gỗ, cầm cái xiên cá chọc vào thấy có máu chảy ra và có mùi thơm, cho là sự lạ, khấn xin cây gỗ phù hộ cho

đánh được nhiều cá. Một người cầu khẩn được như nguyện, cả làng cầu khẩn được như nguyện, Phú Lương làm ăn nên nổi, phát đạt hẳn ra, cho là nhờ có cây gỗ thần. Biết chuyện đã xẩy ra ở làng Phương Cần, họ làm đền thờ cây gỗ, tháng ngày hương khói.

Thấy dân làng Phú Lương làm ăn khấm khá hẳn lên, dân làng Phương Cần cho người xuống tìm hiểu. Biết là do cây gỗ thần ấy, họ ân hận lắm, mới họp nhau lại bàn cách cướp cây gỗ thần về làng mình.

Thế rồi, một hôm vào lúc nữa đêm, hai toán tráng đinh gồm toàn những cư dân khỏe mạnh kéo xuống Phú Lương. Một toán chèo thuyền men theo ven biển đi đường thủy, một toán đi đường bộ. Đến Phú Lương, toán đi đường thủy cử một số người coi thuyền, số còn lại lên nhập với toán đi đường bộ, tiến vào đền làng Phú Lương, nơi thờ cây gỗ thần. Họ nạy cửa đền, thắp hương lạy tạ Mộc thần rồi xin khiêng Mộc thần về làng. Đường về phải qua một vùng đất trũng gọi là vụng Sao Sa, còn gọi là hòn Bàu Ói. Họ đang ngồi nghỉ chân thì dân Phú Lương ập tới, hai bên xô xát nhau. Nhưng vì ít người, yếu thế, dân Phú Lương đành để gỗ thần về tay dân Phương Cần.

Bằng sức mạnh của toàn thể dân làng, Phú Lương không đoạt lại được gỗ thần, họ dựa vào pháp lý, tức là làm đơn kiện lên cấp trên. Kiện lên huyện rồi lên phủ, phủ huyện xử mãi không xong, họ kiện lên tỉnh, tỉnh xử mãi cũng không xong. Họ kiện lên nhà Vua. Vua cuối triều Trần cho lập pháp đình xét xử. Nhưng rồi cũng không được. Vua đành dùng phép tâm linh, cho hai làng Phương Cần và Phú Lương, mỗi làng lập một bầu hương với số que hương bằng nhau, như nhau. Thắp lên, bầu hương làng nào hóa, tức là bốc thành lửa, làng ấy thắng.

Hai bầu hương được đưa ra, đặt trước mặt vua. Đích thân nhà vua khấn vong gỗ thần rồi lấy lửa thắp hương. Hương vừa thắp lên, bầu hương làng Phương Cần lúc đầu bốc khói, sau bốc lửa đỏ rực. Thế là làng Phương Cần thắng kiện và từ đó Phương Cần mãi mãi được thờ gỗ thần.

Có gỗ thần, một đêm vị tiên chỉ trong làng mộng thấy tiên nữ bảo rằng: “Long Vương cho làng các ngươi cây gỗ đấy. Hãy dùng cây gỗ ấy làm tượng thờ ta” [ 19, tr 74]. Biết tiên nữ ấy là ai rồi, dân làng không chỉ tạc tượng mà còn làm lại đền cho to lớn hơn. Hôm dân làn quyết định làm đền thì đêm tới bỗng mưa to gió lớn, không những biển Đông dậy sóng mà sông Mai Giang cũng dậy sóng, sấm sét vang trời. Sáng ra sóng yên biển lặng, dân làng ra bến sông Mai Giang chỗ đồi Quả thì thấy gỗ ở đâu trôi về nhiều vô kể. Các cụ già có kinh nghiệm cho rằng, đây là gỗ các đấng thần linh đã cho làng để làm đền thờ các Vị Thánh Nương. Làng liền dùng gỗ ấy làm đền.

Đền làm xong, gỗ thơm tạc tượng, làng đổi tên từ Càn Miếu sang Hương Cần hay Phương Cần (chính là Hương Càn hay Phương Càn song vì kỵ húy nên mới gọi là làng Hương Cần, Phương Cần. Cả Càn Hải, Càn Môn cũng phải đổi gọi là Cần Hải, Cần Môn…) Đó cũng chính là nguồn gốc của tục đua thuyền và tục chạy Ói ở Phương Cần.

1.2.3.Giấc mơ của vua Trần Anh Tông

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, các sách địa chí như

Nghệ An phong thổ ký của Bùi Dương Lịch, Quỳnh Lưu phong thổ ký, Quỳnh

Lưu phong thổ diễn ca, ngọc phả làng Phù Vân, Ninh Cường thuộc các tỉnh Hà

Nam, Nam Định và “Đại Càn Thánh Mẫu Ngọc phả” thì đền Cờn được xây dựng năm 1312, ngay sau khi Hoàng đế Trần Anh Tông đi chinh phạt Chiêm Thành.

Chuyện kể lại: Niên hiệu Hưng Long thứ 20 (1312) Hoàng đế Trần Anh Tông đem binh đi chinh phạt Chiêm Thành, trên đường hành quân có nghỉ lại ở Lạch Cờn vào một đêm mùa đông. Nữa đêm vua chiêm bao thấy có một nữ thần khóc và nói: “Thiếp là cung phi của nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp sóng gió chết đuối trôi dạt đến đây, thượng đế phong cho làm thần biển ở đây đã lâu,

nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”[ 69, tr 121].

Khi tỉnh giấc, nhà vua đã tìm dân bản địa hỏi rõ căn nguyên liền cho sắm sửa lễ vật đem vào am cỏ ban tế rồi mới kéo đại binh vượt biển chinh Nam.

Quân đội nhà Trần dưới sự thân chinh cầm quân của Hoàng đế Anh Tông và Huệ nhân Vương Trần Khánh Dư, trên đường đi được sóng yên biển lặng, nhanh chóng đến địa điểm tập kết. Giặc Chiêm Thành thấy quân đội nhà Trần tề tựu một cách nhanh chóng cùng với lực lượng hùng mạnh nên khiếp đảm, kéo gia thuộc đến xin hàng và xin hứa từ nay không dám giở trò gây rối nữa.

Sau khi chiến thắng, vua Trần Anh Tông kéo quân hồi triều, tổ chức ăn mừng thắng lợi. Ngoài việc khao thưởng ba quân, nhà vua còn nghĩ tới giấc mộng ở Cửa Cờn và sự thuận buồm xuôi gió trong việc hành quân dẹp giặc, nên đã ban tặng sắc phong cho nữ thần ở Cửa Cờn là “ Đại Càn quốc gia Nam Hải

Thánh Mẫu Thượng đẳng thần” và cho lập đền để thờ phụng.

Từ lịch sử đến truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nương, về cây gỗ thần và giấc mơ của nhà vua Trần Anh Tông chúng ta đã lý giải được: Tứ Vị Thánh Nương là Ai? Tại sao họ lại được thờ cúng ở đền Cờn, đó cũng chính là sự lý giải về nguồn gốc của đền Cờn, dẫu nguồn gốc đó chỉ là huyền thoại.

1.3. Lịch sử xây dựng, trùng tu, tôn tạo của đền Cờn

1.3.1. Địa điểm xây dựng

Như đã nói, đền Cờn tên chữ gọi là Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương, thường gọi là Đền Cờn Trong hay Đền Càn. Đền được xây dựng bên bờ sông Mai, gần cửa Tráp (cửa Cờn). Trước năm 1945 đền Cờn thuộc thôn Hương Cần (xã Văn Phương, Tổng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu) năm 1955 đổi thành thôn Hương Cần xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, nay là khối Quang Trung, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Đền Cờn cách thủ đô Hà Nội 220 km về phía Nam, cách thành phố Vinh 75 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A. Muốn đến thưởng ngoạn di tích đền Cờn ở phường Quỳnh Phương thị xã Hoàng Mai du khách xuất phát từ Vinh theo quốc lộ 1A hướng Vinh - Hà Nội, vượt qua cầu Hoàng Mai hơn 1 km, rẽ phải theo con đường 537B qua phường Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, qua cầu Quỳnh Phương là cập vào cổng đền Cờn.

Đền Cờn được xây dựng ở vùng cửa biển đẹp, dân cư đông đúc, gắn với nhiều huyền tích lịch sử nên sớm thu hút được du khách thập phương đến viếng thăm, hành lễ, cầu phúc, cầu tài. Người ta đến với đền Cờn là trở về với cuội nguồn để tìm hiểu vẻ đẹp của tạo hóa và sản phẩm do con người tạo ra.

1.3.2. Niên đại khởi dựng

Theo truyền thuyết ở địa phương, đền Cờn là do dân Phương Cần xây dựng nên. Theo truyền thuyết cây gỗ thần (đã nói ở trên) thì trong cuộc tranh chấp cây gỗ thơm với làng Phú Lương, do không phân thắng bại nên triều đình phải phân xử theo pháp tâm linh. Khi đốt hương, lư hương của làng Phương Cần hóa. Họ được khúc gỗ và được dựng đền. “ Khi dân quyết định làm đền thì bỗng có mưa to, gỗ trôi về đủ cho việc xây dựng” [ 19, tr 74]. Theo lời kể của một số cụ cao niên trong vùng như cụ Hồ Văn Hữu, cụ Hoàng Đức Thanh, Hồ Huân, Hồ Ngọc Nhỡ… ban đầu đền chỉ là một ngôi nhà tranh thờ Thành Hoàng làng. Sau này , khi nhà vua Trần Anh Tông đi đánh Chiêm Thành thắng trận trở về thì đền mới được sữa thành ngôi đền gỗ. Tuy nhiên, theo Đại Việt sử ký Toàn thư

thì sau khi vua Trần Anh Tông đi đánh Chiêm Thành thắng trận trở về (1312) thấy ứng nghiệm đã “ sai hữu ty lập đền, bốn mùa cúng tế” [ 30, tr 98]. Trong khi đó, theo Việt điện u linh thì người dân dựng đền khi vớt được xác của mấy mẹ con hoàng hậu nhà Tống, nghĩa là một thời gian không lâu sau khi nhà Tống thất thủ (1279). Tuy truyền thuyết thêu dệt lắm chi tiết, nhưng về cơ bản trong các bản ghi chép và trong tiềm thức của người dân địa phương mà chúng tôi có dịp hỏi chuyện thì đều thấy có một quan điểm chung là: Đền có thể được xây vào cuối thế kỷ XIII, và sau chiến thắng năm 1312, vua Trần Anh Tông cho sửa sang lại , nâng việc thờ cúng lên một bậc mới. Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XIV, đền Cờn đã thực sự trở thành một di tích quan trọng trong hệ thống di tích, việc thờ cúng ở đây đã trở thành một sự kiện mang tầm vóc quốc gia.

1.3.3. Quá trình trùng tu, tôn tạo

Đền Cờn khởi thủy làm bằng tranh tre nhỏ bé, năm 1312 được vua Trần Anh Tông ban sắc chỉ xây dựng thành ngôi đền có quy mô đứng đầu tỉnh Nghệ

An. Dưới thời Trần, đền chỉ có 2 cung: Thượng điện và Trung điện. Thượng điện thờ Tứ Vị Thánh Nương, Trung điện thờ quan đệ tam Hoàng Chín, Hoàng Mười.

Năm 1471, đền được vua Lê Thánh Tông cho tu sửa. Theo văn bia dựng ở đền Cờn thì năm Cảnh Trị nguyên niên (1663) dựng thêm tòa ca vũ. Năm Kỷ Sửu (1769) đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30, đền Cờn được trùng tu lớn, tòa ca vũ được xây lại khang trang, chạm khắc kỳ công làm cho đền thêm bề thế. Hiện nay tại hồi bên trái đền Cờn còn lưu giữ một cái bảng khắc gỗ, kích thước khoảng 0,60 x 0,.40m ghi rằng: Lê triều Cảnh Hưng tam thập niên, Kỷ sửu niên, Phụng Đại Lý tác, tam nguyệt sơ tứ nhật khởi công, bát nguyệt sơ nhị

nhật hoàn thành, nghĩa là: “Triều Lê Cảnh Hưng thứ 30, năm Kỷ sửu ( 1679)

vâng lệnh Đại lý làm, khởi công ngày 4 tháng 3 đến ngày 2 tháng 8 thì xong” [ 19, tr 67]. Thời Gia Long, vào năm 1807 - 1808, lại được trùng tu, lần này trùng tu cẩn thận hơn, quy mô hơn, nhất là tòa ca vũ. Ngoài trùng tu còn làm thêm tiền môn. Thời Tự Đức cho tu sữa cả đền chính và đền trên núi Hùng Vương ( Đền ngoài). Đến thời Khải Định, tòa Nghi môn được xây dựng. Có thể nói các triều đại từ Trần, Lê, Nguyễn đã đặc biệt quan tâm đến đền Cờn.

Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu di tích có 5 tòa ở khu vực nền đất cao, 7 nhà ở hai phía khu vực dưới, tất cả đều được lợp ngói, xây tường hoặc thưng ván.

Từ năm 1945 đến tháng 6 năm 1964, do thiên tai và chiến tranh chống Pháp, cũng như chống mê tín, số nhà ở khu vực thấp bị hư hỏng chỉ còn lại một nhà 5 gian kiểu tam oai tứ trụ và 5 ngôi nhà ở khu vực có tường bao. Ngày 23 tháng 12 năm 1965, bom Mỹ đánh vào đền, nhà Thượng điện, Trung điện và Hậu cung đều bị trúng bom. Thượng điện bị hỏng toàn bộ, một số hiện vật quý bị hỏng, chuông thủng, bia vỡ. Suốt cuộc chiến tranh phá hoại, đền Cờn luôn bị bom đạn của giạc Mỹ. Sau năm 1973, chính quyền, nhân dân và Ty Văn hóa Nghệ An cho sửa chữa cấp thiết, đảo mái hai nhà Bái đường và Ca vũ còn lại.

Năm 1978, bão đánh đổ nhà Ca vũ, nhân dân đã thu gom vật liệu lại và bảo quản tại di tích. Năm 1979, cuộc chiến tranh phía Bắc xảy ra, chính quyền và nhân dân địa phương nêu khẩu hiệu “Thờ thần Tàu đau lòng liệt sỹ” [51, tr 26] đã tập trung đập phá ba tòa đền Cờn ngoài, đồng thời dỡ ván, phá đồ tế khí ở đền Cờn trong.

Sau đó được sự uốn nắn và chỉ đạo của ngành văn hóa, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, từ năm 1989 đền Cờn bắt đầu được tu sữa lại.

Năm 2002 nhà đền tiến hành xây dựng lại tòa Trung Điện. Nhà làm theo kiểu tứ trụ, kẻ truyền, cột nhà, khóa giang, xà nhà cho đến thượng lương, hoành tải…đều bào trơn, đóng bén, không chạm trổ hoa lá mà đánh vecni đậm.

Hiện tại, nhà đền đang tiến hành xây dựng lại tòa Thượng điện.

Tiểu kết chương 1

Là một làng ven biển, lại có cửa biển- cửa Cờn, có những hòn đảo xa xa, có Rú Ói che chắn ở phía gần bờ, có sông Mai Giang uốn lượn, có vụng Ngâm nối liền với vụng sao Sa, có núi Hùng Vương, núi Quạ và bên sông Mai Giang là dãy núi Xước với những ngọn điệp trùng đã từng là một quân cảng hiểm trở vào đời Lý, Trần, Lê. Đất đời đã ban cho Quỳnh Phương một mảnh non sông có

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 30)