Thực trạng việc bảo tồn, tôn tạo kiến trúc đềnCờn hiện nay

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 53)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Thực trạng việc bảo tồn, tôn tạo kiến trúc đềnCờn hiện nay

Trải qua hàng trăm năm, đến nay đền Cờn vẫn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tâm linh của người dân làng biển Phương Cần. Chính vì sự quan trọng đó, cho nên từ trước tới nay việc duy trì và trùng tu đền Cờn vẫn luôn được coi trọng. Các cơ quan ban nghành đều quan tâm và có trách nhiệm thiết thực với việc này. Đây cũng là vấn đề được Đảng và nhà nước ta đầu tư, kết hợp với địa phương vạch ra kế hoạch để bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị của khu di tích đền Cờn.

Thời nhà Nguyễn, từ vua Gia Long cho tới vua Tự Đức đã cho trùng tu, sửa chữa, xây dựng cho đền Cờn càng khang trang hơn. Đặc biệt còn sắm sửa các đồ thờ như văn bia, tượng, tranh vẽ, các bản khắc chạm, thần phả, sắc phong…, các di vật đang được sử dụng tại đền Cờn là những bằng chứng sát thực cho việc xây dựng và tôn tạo.

Di tích đền Cờn là tài sản quốc gia, hoạt động bảo tồn và giữ gìn phát huy các giá trị là một tính chất một ý nghĩa lớn. Vì vậy mà nhà nước đã ban hành nhiều nghị định, pháp lệnh, để bảo vệ các di tích văn hóa cho phù hợp với tình hình của đất nước ta trong thời gian qua.

Điều 79 Luật Du Lịch đã xác định rõ:“nhà nước tổ chức hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với nội dung cụ thể, tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn

hóa dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế”[ 43, tr 179].

Ngay từ những ngày đầu tuy đối phó với những khó khăn nhưng Đảng và nhà nước ta đã quan tâm lớn đến việc bảo tồn di tích của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 65SL/CTP ngày 23 tháng 11 năm 1945 ấn định nhiệm vụ của học viện Đông Phương Bác Cổ và bảo tồn di tích là việc cần thiết của nước Việt Nam.

Bước qua thời kỳ đổi mới, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, chủ trương:“chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người, phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu với nước ngoài, vừa giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa thế giới”[ 71, tr 49].

Theo Luật Di Sản Văn Hóa ngày 22/5/2001 quốc hội khóa X thông qua ngày 29/06/2001 trong phần mở đầu luật này có quy định:“di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và

giữ nước của nhân dân ta”.[57, tr 7]

Đây là văn bản pháp luật của nước ta về văn hóa, điều chỉnh di sản văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.

tạo các di tích, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng, tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, các sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong quá trình bảo tồn, tôn tạo nhận định được các yếu tộ nội sinh và ngoại sinh, yếu tố kế thừa. Hiện nay công việc bảo quản di tích được nhà nước tăng cường để bảo đảm cho việc hoạt động du lịch vì thế mà các dự án được bổ sung lớn.

Chính vì vậy mà năm 2012 với quyết định khôi phục lại các di tích đền chùa, Nhà Nước, Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch đã cấp cho đền Cờn số tiền 27 tỷ đồng, để tôn tạo, trùng tu, sửa chữa. Với số tiền đó ban quản lý di tích đền Cờn đang cho thi công hoàn thiện các tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, xây cất thêm nhà ca vũ, mua các thiết bị phục vụ lễ hội như nhang án, hương án, kiệu. Hoàn thành ngôi đền ngoài hoàn toàn mới với giai đoạn đầu là 13 tỷ đồng. Đền được tu sửa với các dãy nhà hai bên đền nhằm tạo nơi nghỉ chân cho khách du lịch. Bên cạnh đó Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch tỉnh Nghệ An đang phê duyệt 13 dự án du lịch trong tỉnh trong đó có dự án khu du lịch đền Cờn và biển Quỳnh. Các nỗ lực tôn tạo này tạo kiều kiện cho đền Cờn ngày càng hấp dẫn hơn.

Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng thờ Tứ Vị Thánh Nương, là một địa danh văn hóa đặc biệt. Nên cần được đầu tư giữ gìn để tạo nên một sự hấp dẫn trong tiềm năng du lịch của Xã Quỳnh Phương cũng như tỉnh Nghệ An.

Chính vì vậy theo quyết định số 68QĐ/BT ngày 29 tháng 1 năm 1993 Bộ Văn Hóa Thông Tin đã công nhận đền Cờn là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đó là niềm tự hào lớn cho vùng đất xứ Nghệ này.

Tuy nhiên, hiện tại việc bảo tồn, tôn tạo kiến trúc đền Cờn vẫn còn một số tồn tại.

Một số di tích trong quần thể di tích của lễ hội đền Cờn bị hoang phế, đổ nát hoặc bị làm mất đi nét cổ kính cho lễ hội hư Đình Chợ, đình Tháng Ba.

Một số khách chưa có ý thức còn đổ rác xuống lòng sông trước cửa đền, đây là việc thiếu ý thức trong vấn đề giữ gìn môi trường cũng như ý thức văn hóa nơi đền chùa. Hệ thống ăn ở đi lại, khu vệ sinh chưa đảm bảo và chưa đáp

ứng được nhu cầu của khách trong mùa lễ hội. Một số cơ sở hạ tầng đã xuống cấp như đoạn từ quốc lộ 1A đi xuống đền Cờn (quốc lộ 537B) gây nên khó khăn trong việc đi lại của du khách.

Tiểu kết chương 2.

Đền Cờn được coi là công trình kiến trúc tiêu biểu so với các miếu đền khác ở xứ Nghệ. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình xây dựng do bàn tay sáng tạo của con người. Các nhà kiến trúc dân gian đã tận dụng cảnh đẹp của núi Quả, sông Mai, làng chài để bố trí được nhiều ngôi nhà đẹp có công năng khác nhau phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh. Trên một mặt bằng không rộng, các nhà Nghi môn, Ca vũ, Trung điện, Thượng điện, Hậu cung được bố trí theo một trục dọc, liền kề theo kiểu “ trùng thiềm điệp ốc”. sự sáng tạo của các nghệ nhân không chỉ phản ánh ở tư duy về quy hoạch mặt bằng mà còn thể hiện ở sự điêu luyện về kỹ thuật, mỹ thuật và cách sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống. Vật liệu dùng làm đền lấy từ các loại gỗ, gạch… sẵn có ở địa phương. Kỹ thuật mộc, nề, ngõa, nghệ thuật trang trí được tập trung ở các bộ phận quan trọng ở mái, khung, cửa, các đồ thờ bài trí ở nội, ngoại thất. Mái đền lợp ngói âm dương, bảo đảm cho công trình không bị thấm dột bởi khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung. Bờ nóc, bờ dải trang trí các con vật long ly quy phượng trong bộ tứ linh. Khung nhà làm bằng gỗ lim, được liên kết bằng kỹ thuật sàm, mộng kín, khít, chắc chắn. Ở các bộ phận đầu kẻ, xà, hạ, ván nong, cửa được chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quý. Hình tượng các con vật, cỏ cây, hoa lá có bố cục hài hòa, kỹ thuật điêu luyện trên các mảng chạm hết sức sinh động. Con rồng được tạc trong tư thế uốn mình nhả ngọc phun mưa, chú rùa chậm chạp ẩn mình dưới các tòa sen, chim phượng ngậm sách giang cánh bay lượn giữa các áng mây, long mã đầu rồng, thân ngựa cuốn trên sóng nước. Các loại tùng, cúc, trúc, mai… được diễn tả mềm mại, gần gũi với cuộc sống con người. Hệ thống đồ thờ như : đại tự, câu đối, long ngai. Lư hương, cọc sáp, nậm rượu, chén sứ, mâm chè. đài trản…có nhiều loại hình, kiểu dáng, chất liệu

khác nhau; các loại đồ thờ bằng gỗ, đá, đồng. gốm, sứ, giấy, vải không chỉ là phương tiện phục vụ nghi thức thờ cúng mà còn là những cổ vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, mỹ thuật. Câu đối ở đền có ý đẹp, lời hay, thể hiện sự tài hoa, uyên thâm của các danh nho xứ Nghệ được viết lên từ tình yêu quê hương để ca ngợi vùng đất địa linh, các vị thần được thờ và khát vọng nối tiếp truyền thống cha ông. Đặc biệt các bức tượng thờ Tứ Vị Thánh Nương được coi là những bảo vật quý hiếm lâu đời có giá trị cao về nghệ thuật. Bức tượng hoàng hậu, công chúa được tác trong tư thế ngồi bình thản, thân vận y phục, khuôn mặt tròn phúc hậu, đôi mắt tinh anh như đang lắng nghe và sẵn sàng cứu giải, ban phúc cho lương dân. Hệ thống tượng đá thể hiện hình người, voi, ngựa được bài trí ở đền Cờn thật sự là những cổ vật tiêu biểu. Bức tượng hộ sĩ đứng trước cổng đền có vóc dáng lực lượng, chân đi hia, thân mặc giáp, đầu đội mũ trụ, tay cầm chùy, gương mặt dữ tợn như đang sẵn sàng bảo vệ đền Các vị nô tì, nô tài với dáng đứng, quỳ có vẻ mặt chất phác, hiền lành biểu thị sự trung thành với chủ. Những ông Phỗng đá quỳ gối, ưỡn bụng, vẻ mặt ngô nghê, thành kính trước các thần linh. Nghệ thuật chạm gỗ, điêu khắc trên đá ở đền Cờn vừa mang phong cách dân gian của người Việt vừa có sự kết hợp với nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Kiến trúc, cảnh quan và sự sáng tạo tuyệt vời của con người ở đền Cờn đã làm cho công trình thức sự nổi tiếng, tồn tại bền lâu.

CHƯƠNG 3.

GÍA TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA ĐỀN CỜN 3.1. Giá trị của đền Cờn trong đời sống tâm linh

Trước khi có đền Cờn, người làng Phương Cần sinh sống bằng nghề đánh cá, làm nông nghiệp nên đã lập đã lập một số chùa thờ Phật, miếu, đền thờ Mẫu, cùng với các vị Nhiên thần và Nhân thần có công “ bảo quốc hộ dân”. Đến thời Trần, đền Cờn được xây dựng và trở nên thiêng liêng vì ở đây có sự kết hợp thờ Mẫu (thần Lúa, thần Cây, thần Biển) của người Việt với việc thờ Thánh của người Trung Hoa. Việc nhà Trần cho xậy dựng, mở mang thêm các công trình ở đền Cờn thờ phụng Nam Hải Đại Càn Thánh Mẫu làm cho ngôi đền càng trở nên linh thiêng. Ngư dân sống dọc vùng biển Châu Hoan, Châu Ái, các thương thuyền đến làm ăn, buôn bán, binh lính đồn trú ở cửa sông, cửa biển, các đoàn thuyền chiến của vua quan khi tuần du Nam chinh thường đến đền Cờn cầu khẩn và được Tứ Vị Thánh Nương âm phù giúp đỡ.

Từ câu chuyện giấc mộng của Vua Trần Anh Tông (đã nói ở phần Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương), đến chuyện vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành được Thánh Mẫu báo mộng và âm phù cho thắng trận. Nhưng khi thắng trận trở về không ghé vào đền Cờn tạ lễ, nên mặc dù đoàn thuyền đã vượt quá hàng chục dặm vẫn bị gió đông thổi ngược lại đền Cờn và vua Lê phải cho quan lên đền làm lễ. Địa điểm quay thuyền nay vẫn còn tên Đông Hồi. Với sự linh thiêng, kỳ dị đó, vua Lê đã làm bài, ngự chế cảnh đền Thánh Mẫu như sau:

Mịch nô mặc thạch phiến chu qui Càn Hải sơn đầu tưởng đáo thì Nhất thủy tợ toàn thiên tạm hiểm Quần phong thủy quái thạch bình nguy Phong đào cửu trích Trần Anh mộng Hương hỏa do lưu Thánh Mẫu từ

Nhiếp Hải bình Nam kinh thịnh hội Tường dư khởi đãi lạc long quy

Tạm dịch:

Chiến thuyền len lỏi chen nghềnh đá Càn Hải đầu non tới biển này

Bốn mặt nước vòng trời tạo dựng Các bề lũy chắn núi bao vây

Hưng long gặp song truyền trong sách Thánh Mẫu đền thiêng cảnh vẫn đây Vận hội bình Nam may mắn thế

Nhớ công tiên tổ thuở xưa xây [66, tr 40,41].

Nhà vua còn sai thợ khắc bia, tu sữa đền, lại cho hai người ở lại hầu chực nhang đèn.

Về sau triều Lê còn phong tặng nhiều sắc phong ghi nhận công đức Thánh Mẫu âm phù cho nước, giúp dân vào lộng ra khơi làm nghề đánh bắt cá được bình an. Điều đó đã khẳng định thêm sự linh thiêng và ảnh hưởng to lớn của đền Cờn trong tâm thức của người xưa.

Các vua kế tiếp, đều ban cấp sắc phong, miễn trừ thuế, phu phen tạp dịch cho dân tạo lệ trông nom cửa đền. Nhà Tây Sơn cầm quyền trong bối cảnh đất nước rối ren, thù trong giặc ngoài mà cũng rất quan tâm đến đền Cờn, ra tờ chiếu về việc tế lễ, tôn trọng luật lệ xưa kia.

Xin được ghi lại chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh năm thứ 6, ngày 3-1-1798 quy định luật lệ đối với việc tế lễ ở đền Cờn:

- Một là: Lễ sóc vọng (rằm, mồng một), ngày xuân thu các quan viên phải mặc nghiêm chỉnh mới được vào tiến lễ. Tên nào mặc áo ngắn là thất lễ, phải phạt 5 quan tiền cổ.

- Một là: Tế rồi, ăn uống phải sang nhà tả hữu. Tên nào xắn tay áo ăn uống ở trung điện sẽ phải phạt 10 quan tiền cổ.

- Một là: Ngày múa hát thì nhà bên tả gồm quan viên, nhiêu nam, thủ từ. Nhà bên hữu dành để quan sính lễ, giám định. Ai đi lại lộn xộn bị phạt 6 quan

- Một là: Quan viên yết tế và phường vạn lễ tạ, các chức sắc, quan viên cũng phải mũ áo nghiêm chỉnh. Ai mặc áo ngắn, đi lại ăn uống phải phạt 3 quan tiền cổ

- Một là: Ngày sóc vọng quan viên chức sắc phải trai giới, ăn mặc

nghiêm chỉnh, ai trái thì phạt 6 quan tiền cổ…[65, tr 79].

Chiếu chỉ của nhà Tây Sơn quan tâm đến đền Cờn trong khi Hoàng Đế Quang Trung đã qua đời, tình thế đang gay go đã chứng minh ảnh hưởng của tín ngưỡng Đại Càn Thánh Mẫu rất lớn, triều đình cùng mọi người không vì loạn lạc mà trễ nại việc sùng kính tại đền.

Thời Nguyễn cũng chú trọng đặc biệt đến đền Cờn. Vua Gia Long tiến cúng khám thờ và chuỗi tràng hạt. Thời vua Minh Mạng quan huyện thấy lúa má bị sâu keo phá hoại đến cầu đảo thấy ứng nghiệm. Những năm sau đồng ruộng bị hạn hán quan huyện lại về cầu mưa, nhờ đó mà đồng ruộng có nước, lúa má được hồi phục. Các triều Thành Thái, Khải Định mỗi khi có hạn hoặc hoa màu, đồng lúa bị sâu phá hoại các quan tỉnh, huyện đều về làm lễ và thấy linh ứng. Do vậy việc tôn tạo, tu sữa công trình cũng như tiến cúng đồ thờ không chỉ có triều đình mà nhân dân bản xã, thập phương cũng rất quan tâm.

Trong tâm thức của người xưa, tín ngưỡng đối với đền Cờn chính là lòng tin và sự ngưỡng mộ đối với các vị thần trên biển, trên sông nước mà yếu tố nước rất quan trọng đối với sinh linh. Thiếu nước sẽ mất đi sự tồn tại của vạn vật. Dân gian còn gắn thần biển Đại Càn với Mẫu Thoải ( Mẫu Thủy) thuộc hệ thờ Mẫu Liễu, gắn với Thánh Mẫu Thiên- Yana, với Hoàng Hậu thời Hùng Vương, tướng thời Trưng Vương, thần cá voi và với cả mẫu lúa… nghĩa là có sự

dân gian coi nữ thần Đại Càn như mẹ. Người mẹ có đủ tài thần thông biến hóa làm cho sóng yên gió lặng, tạo được mưa thuận gió hòa để giúp đời, giúp nước.

Việc dân gian tôn Đại Càn Thánh Mẫu như bà mẹ và mong sự che chở, có cuộc sống ấm no được nhân dân địa phương đặt hy vọng rất cao nên ngoài đến lễ thỉnh cầu, mọi người còn kiêng cả dùng từ mẹ. Từ mẹ được gọi là chị, bà thì gọi là mụ. Đây là sự kiêng kỵ từ lâu đời của nhân dân xã Quỳnh Phương mà đến nay vẫn còn duy trì.

Những quan niệm tín ngưỡng trên, những luật lệ của việc sùng bái, chức sắc trong làng cũng như nhân dân phải thực hiện chứng tỏ ảnh hưởng của Đại Càn Thánh Mẫu rất sâu sắc trong tâm thức dân gian không kể người Việt, người

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 53)