Quá trình trùng tu, tôn tạo

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3.Quá trình trùng tu, tôn tạo

Đền Cờn khởi thủy làm bằng tranh tre nhỏ bé, năm 1312 được vua Trần Anh Tông ban sắc chỉ xây dựng thành ngôi đền có quy mô đứng đầu tỉnh Nghệ

An. Dưới thời Trần, đền chỉ có 2 cung: Thượng điện và Trung điện. Thượng điện thờ Tứ Vị Thánh Nương, Trung điện thờ quan đệ tam Hoàng Chín, Hoàng Mười.

Năm 1471, đền được vua Lê Thánh Tông cho tu sửa. Theo văn bia dựng ở đền Cờn thì năm Cảnh Trị nguyên niên (1663) dựng thêm tòa ca vũ. Năm Kỷ Sửu (1769) đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30, đền Cờn được trùng tu lớn, tòa ca vũ được xây lại khang trang, chạm khắc kỳ công làm cho đền thêm bề thế. Hiện nay tại hồi bên trái đền Cờn còn lưu giữ một cái bảng khắc gỗ, kích thước khoảng 0,60 x 0,.40m ghi rằng: Lê triều Cảnh Hưng tam thập niên, Kỷ sửu niên, Phụng Đại Lý tác, tam nguyệt sơ tứ nhật khởi công, bát nguyệt sơ nhị

nhật hoàn thành, nghĩa là: “Triều Lê Cảnh Hưng thứ 30, năm Kỷ sửu ( 1679)

vâng lệnh Đại lý làm, khởi công ngày 4 tháng 3 đến ngày 2 tháng 8 thì xong” [ 19, tr 67]. Thời Gia Long, vào năm 1807 - 1808, lại được trùng tu, lần này trùng tu cẩn thận hơn, quy mô hơn, nhất là tòa ca vũ. Ngoài trùng tu còn làm thêm tiền môn. Thời Tự Đức cho tu sữa cả đền chính và đền trên núi Hùng Vương ( Đền ngoài). Đến thời Khải Định, tòa Nghi môn được xây dựng. Có thể nói các triều đại từ Trần, Lê, Nguyễn đã đặc biệt quan tâm đến đền Cờn.

Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu di tích có 5 tòa ở khu vực nền đất cao, 7 nhà ở hai phía khu vực dưới, tất cả đều được lợp ngói, xây tường hoặc thưng ván.

Từ năm 1945 đến tháng 6 năm 1964, do thiên tai và chiến tranh chống Pháp, cũng như chống mê tín, số nhà ở khu vực thấp bị hư hỏng chỉ còn lại một nhà 5 gian kiểu tam oai tứ trụ và 5 ngôi nhà ở khu vực có tường bao. Ngày 23 tháng 12 năm 1965, bom Mỹ đánh vào đền, nhà Thượng điện, Trung điện và Hậu cung đều bị trúng bom. Thượng điện bị hỏng toàn bộ, một số hiện vật quý bị hỏng, chuông thủng, bia vỡ. Suốt cuộc chiến tranh phá hoại, đền Cờn luôn bị bom đạn của giạc Mỹ. Sau năm 1973, chính quyền, nhân dân và Ty Văn hóa Nghệ An cho sửa chữa cấp thiết, đảo mái hai nhà Bái đường và Ca vũ còn lại.

Năm 1978, bão đánh đổ nhà Ca vũ, nhân dân đã thu gom vật liệu lại và bảo quản tại di tích. Năm 1979, cuộc chiến tranh phía Bắc xảy ra, chính quyền và nhân dân địa phương nêu khẩu hiệu “Thờ thần Tàu đau lòng liệt sỹ” [51, tr 26] đã tập trung đập phá ba tòa đền Cờn ngoài, đồng thời dỡ ván, phá đồ tế khí ở đền Cờn trong.

Sau đó được sự uốn nắn và chỉ đạo của ngành văn hóa, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, từ năm 1989 đền Cờn bắt đầu được tu sữa lại.

Năm 2002 nhà đền tiến hành xây dựng lại tòa Trung Điện. Nhà làm theo kiểu tứ trụ, kẻ truyền, cột nhà, khóa giang, xà nhà cho đến thượng lương, hoành tải…đều bào trơn, đóng bén, không chạm trổ hoa lá mà đánh vecni đậm.

Hiện tại, nhà đền đang tiến hành xây dựng lại tòa Thượng điện.

Tiểu kết chương 1

Là một làng ven biển, lại có cửa biển- cửa Cờn, có những hòn đảo xa xa, có Rú Ói che chắn ở phía gần bờ, có sông Mai Giang uốn lượn, có vụng Ngâm nối liền với vụng sao Sa, có núi Hùng Vương, núi Quạ và bên sông Mai Giang là dãy núi Xước với những ngọn điệp trùng đã từng là một quân cảng hiểm trở vào đời Lý, Trần, Lê. Đất đời đã ban cho Quỳnh Phương một mảnh non sông có biển, có sông, có cảng biển, có núi đồi và vũng nước…và được điểm xuyết bằng những đền, đình, miếu, chùa… mà đáng kể nhất là đền Cờn.

Trước sức mạnh vĩ đại và bao la của của biển cả, trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhất là lúc ngoài khơi trời biển mênh mông, gió to sóng dữ, sức con người nhỏ nhoi tất phải nghĩ đến một sự che chở vô hình của trời, của đất, của tứ pháp Vân, Vũ, Lôi, Điện, của thần cá voi và đặc biệt là của thần biển. Từ yêu cầu tâm linh đó huyền thoại về “ Tứ vị Thánh Nương”, về “ cây gỗ thần” và cả “Giấc mơ” của nhà vua Trần Anh Tông được dân gian xây dựng, tạo nên một “Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh Mẫu” không chỉ phù hộ cho dân làm nghề đánh cá ra khơi vào lộng được bình yên mà còn phù hộ cho dân buôn bán

trên sông, trên biển được thuận buồm xuôi gió, phù hộ cho cả những người nông dân được mưa thuận, gió hòa, mùa vụ tốt tươi.

Với sự kiện báo mộng cho vua Trần Nhân Tông trên đường đi đánh giặc Chiêm Thành và sau hiệu nghiệm, được đích thân hoàng đế Trần triều phong sắc, cho mở mang đền thờ. Sự kiện âm phù cho vua Lê đánh dẹp giặc phương Nam, rồi được nhà Lê ban phát vàng, bạc xây dựng, mở mang đền, lại miễn cho hàng nghìn dân địa phương các tạp dịch đối với quốc gia để lo phụng sự ở đền. Sự kiện triều đình ra lệnh chỉ cho dân tôn tạo đền thờ, xây dựng tục lệ quốc tế cũng thật hiếm thấy ở những ngôi đền khác. Điều đó chứng tỏ đền Cờn đã được các triều đại phong kiến và các ông vua anh minh Việt Nam ưu ái, mặc dù thần được thờ ở đền là Hoàng thái hậu đời Tống của Trung Hoa.

Tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, đến nay việc thờ Tứ vị Thánh Nương ở đền Cờn trở thành tín ngưỡng mang tính sinh hoạt văn hóa lâu đời của người dân Việt. Tín ngưỡng đó đã được dân gian chấp nhận, sàng lọc đưa vào đời sống tâm linh, tạo ra niềm tin, sự hứng khởi, giúp cộng đồng đoàn kết xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm, tiến bộ.

CHƯƠNG 2.

DIỆN MẠO VĂM HÓA VẬT THỂ CỦA ĐỀN CỜN 2.1. Cảnh quan của đền Cờn

2.1.1. Yếu tố địa lý phong thủy

Như đã nói đền Cờn nằm ở phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Đền tọa lạc trên gò Diệc, một quả đồi với hình bát úp, cao khoảng 3,6 m. Vùng đất xây dựng đền Cờn được coi là cát địa, phong cảnh hữu tình. Trước mặt đền có sông Mai (Mai giang), con sông bắt nguồn từ phía tây huyện Quỳnh Lưu, uốn lượn qua nhiều đồi núi và như dải lụa lượn qua Hoàng Mai, lững lờ trôi in bóng làng dừa và hình dáng đền Cờn rồi từ từ đổ ra Nam Hải ở phía Đông tạo nên lạch Cờn. Đối diện với đền về phía Tây là dãy núi Voi như bức tường thành thiên tạo hùng vĩ, ở phía Tây Bắc núi Xước nhấp Nhô như dáng con rồng cuốn nước về biển khơi. Chính những hòn núi này là những tấm bình phong chắn gió cho lạch Cờn, khiến cho các đoàn thuyền to, nhỏ khi gặp gió bão có thể vào đây trú ngụ. Hơn nữa, lạch Cờn còn là cửa lạch khá sâu, là cửa của Mai Giang và kênh nhà Lê thông ra Thanh Hóa giúp cho các thuyền lớn nhỏ không muốn vượt biển ra Bắc vẫn đi theo dòng kênh một các thuận tiện, khiến đây trở thành một cửa lạch lý tưởng và nó đã đi sâu vào lịch sử.

Sau lưng và bên tả của đền Cờn là làng chài Phương Cần sầm uất, bên hữu là núi Rồng và cửa Cờn. Theo lối nhìn phong thủy, đền Cờn dựng trên thế đầu chim Phượng hoàng, cánh chim phượng là các bãi de (sác) trước đây, còn hai mắt phượng là các giếng Đò và giếng Đình. Truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa khi biển còn lùi sâu vào đất liền nếu đứng ở núi Xước nhìn về làng Phương Cần, chúng ta thấy núi Rồng, núi Quạ (có người gọi là núi Phượng Hoàng), núi Quy Lĩnh như các hòn đảo nổi lên ở vùng biển dài đầy cát trắng hoang sơ. Khi thủy triều lên, từng đàn cá heo ngược giòng nô giỡn trước cửa đền, người dân từ đền Cờn Trong muốn ra đền Cờn Ngoài phải đi bằng thuyền. Khi nước triều xuống, dòng sông nước chảy mạnh do áp lực của độ dốc và khúc quanh trước cửa đền tạo thành những dòng xoáy cuồn cuộn giống như miệng

con rồng đang hút nước. Sóng nước của sông Mai Giang và ngôi đền cổ kính, rêu phong làm cho khung cảnh đền Cờn trở nên huyền bí và linh thiêng.

2.1.2. Không gian của đền Cờn

Đền Cờn có hai đền: Đền Trong và đền Ngoài. Trong đó đền chính là đền Cờn Trong ( Là đối tượng nghiên cứu của đề tài).

Di tích đền Cờn Trong nằm trên một diện tích rộng 4000m2, chia thành khu vực.

Khu vực thứ nhất được đắp đất cao hẳn hơn mặt bằng tự nhiên 3,6 m (còn gọi là Gò Diệc), với diện tích 2088m2. Trên diện tích đó, gồm có hệ thống tường bao, đường lên đền, gác lâu hay còn gọi là nhà Nghi môn, nhà Bái đường ( còn gọi là tòa Ca vũ), Trung điện, Thượng điện và Hậu cung. Theo các cụ cao tuổi, trước đây hai bên tòa Ca vũ còn có Tả vu và Hữu vu. Trong hương ước của làng Hương Cần ( điều 2) nói: “ Tế rồi, ăn uống phải sang nhà Tả Hữu”[19, tr 71]. Điều 3 của hương ước cũng nói: “ Ngày hát múa thì nhà bên tả bao gồm quan viên, nhiêu nam, thủ từ. Nhà bên hữu dành để quan sính lễ, giám định. Ai đi lại lộn xộn bị phạt 6 quan tiền cổ” [19, tr 71]. Tả vu, Hữu vu không chỉ là nơi ngồi ăn uống, xem múa hát mà còn là nơi chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn … trước khi tế thần.

Ngoài ra trong khuôn viên này còn có nhà đồ. Nhà đồ có 4 gian rộng, mỗi gian đặt một cái rương lớn. Mỗi giáp một rương. Trong rương đựng mâm, bát, đĩa và nhiều đồ tế khí khác. Ngày tổ chức lễ hội, ngày tết và những ngày khác, khi cúng thần cần đồ gì, tế khí gì thì Trưởng giáp sai người giữ kho đến nhà đồ mở rương.

Khu vực thứ hai là khu vực bao quanh khu vực thứ nhất, thấp bằng với mặt bằng khu dân cư, một chiều 72m, một chiều 60m. Trên diện tích khu vực thứ hai khi xưa, phía tả gồm 4 nhà để thuyền rồng dùng đưa rước trong ngày lễ, hai nhà để đồ tế khí như kiệu, tàn, lọng, ngai, ngựa, hạc. Phía hữu là dãy nhà khách. Trước là sân và hệ thống nghi môn, bến sông kè đá dài hơn 100m, dân

uất bởi đây là nơi giao lưu văn hóa, kinh tế và đưa đón khách thập phương đến viếng thăm cảnh đền.

Ở khu vực thứ hai này nay chỉ còn lại bến đền, sân, đường lên đền, phía sau là vườn cây ăn quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và nhân đây cũng xin được nói đôi nét về đền Cờn Ngoài. Đền làm tại hòn Thằn Lằn hay còn gọi là hòn Rắn, tên chữ là Hùng Vương. Sau hòn Thằn Lằn là núi Hạc, ở đó có rừng cây gọi là rừng “Hạc cấm”. Đền thờ Đế Bính và ba vị trung thần là Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu, Văn Thiên Trường. Mặt trước đền là biển cả.

Đền cũng có ba tòa, quy mô nhỏ hơn đền Trong nhiều, đền được làm vào đời vua Gia Long. Năm 1979 đền bị phá do quan niệm “thờ thần Tàu đau lòng liệt sĩ” [51, tr 7] của nhân dân địa phương trong thời kỳ chiến tranh Biên giới phía Bắc. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhân dân và chính quyền địa phương đã tiến hành trung tu, xây dựng lại đền.

Đền Ngoài hiện nay có kết cấu mặt bằng hình chữ đinh, gồm ba gian nhỏ và một hậu cung thờ nhô ra ở phía sau.

Thực ra, hai đền đã bổ sung cho nhau làm cho cảnh trí Phương Cần thêm cổ kính, có linh hồn vì có dấu vết của lịch, có bàn tay xây dựng tô vẽ của con người và được bao quanh bằng những câu chuyện đậm màu huyền thoại.

2.2. Kiến trúc của đền Cờn

2.2.1. Kiến trúc Mỹ thuật

Tuy quy mô không rộng như một số ngôi đền khác ở Nghệ An như đền Vua Mai ở Nam Đàn, đền thờ Lý Nhật Quang ở Đô Lương…nhưng đền Cờn vẫn có đầy đủ các công trình của một ngôi đền tiêu biểu dưới thời phong kiến. Kiến trúc ở đây được bố trí theo mô típ có tiền, có hậu, có thượng, có hạ, có tả, có hữu, có vườn, có sân.

Bến đền phía trước sát sân đền dài 150m, rộng 4m, cao hơn 1m. Được kè bằng đá vôi, tạo thành con đường nhưng có tác dụng như con đê chắn sóng sông Mai, chống xói lở khu vực di tích, đồng thời cũng chống sự xói mòn của nước từ trong làng. Chính bờ kè đá này đã tạo nên bến đền, những khi nước triều lên thuyền lớn dễ dàng cập mạn như cập vào cầu cảng. Bến đền tạo cho khu di tích thêm sầm uất, đông vui và thuận lợi cho việc viếng thăm đền của du khách.

Nghi môn và sân đền nằm chính giữa bến đền. Nước thủy triều lên thuyền cập mạn là người trên thuyền bước ngay vào cổng chính của đền. Nước thủy triều xuống thuyền cập bến, du khách bước lên qua 8 bậc đá, mỗi bậc dài 3m, rộng 0,30m, cao 0,20m là vào cổng chính của đền. Cổng đền rộng 3m, được lát bằng những phiến đá vôi.

Phía ngoài sát lối vào cổng có 2 con voi đá tư thế phủ phục cao 1,25m, nghệ thuật tạc tượng khá cao, voi nhìn sống động, đường bệ tạo ra sự uy nghiêm, gây ấn tượng mạnh cho du khách khi mới đặt chân tới cổng chính ngôi đền. Ngang hàng với voi là hai chân cột cờ bằng đá liền khối cao1,40m.

Sân đền dài 7,60m, rộng 5m, xung quanh xây tường bao cao1,20m, có 3 cổng vào sân. Cổng chính rộng 3m sát mép sông, 2 cổng phía Nam và Bắc rộng 1,25m. Các cột trụ ở cổng chính vươn cao 6 m. Cột xây hình vuông, trên thân trụ có khắc câu đối, trang trí hoa văn, trên đỉnh trụ cột đắp con ghê.

Điều đặc biệt là sân đền chủ yếu được lát bằng gạch đá vôi, mỗi viên có kích thước 0,40 x 0,40 x0,20m, xung quanh sân trang trí bằng việc ghép gạch xây theo chiều nghiêng hình răng cưa. Trong sân, phía sau hai cột chính đặt hai con ngựa đá đầy đủ yên cương, hai cổng tả hữu có hai tượng đá: một quan văn ngồi trên sư tử ở cửa tả, một quan võ ngồi trên sư tử ở cửa hữu. Tượng hai quan văn, võ cao 1,68m, hai con sư tử vươn cổ, nhe nanh trông dữ tợn. Hai quan văn, võ ngồi trên lưng sư tử hai chân bỏ về một phía quay mặt vào nhau, tư thế thần sắc như đang chăm chú quan sát những người bước qua cổng vào đền.

Sân đền không lớn, mở ba cửa ra vào, xung quanh phía ngoài và trong sân lát đá, tường bao và cột đăng không quá cao nhưng xây to, trong và ngoài sân

không bố trí cây cảnh. Người xây sân đã tạo ra một không gian vừa giới hạn, vừa gợi mở nhưng uy nghiêm, lại bề thế, vững chắc trước sự đe dọa của sóng nước.

2.2.1.2. Hệ thống tường bao và đường lên đền

Xung quanh khu đất cao hơn mặt bằng tự nhiên 3,60m, rộng 2088m2 được xây bao bốn phía để tạo thành ngoại quốc. Tường xây cao 1,50m, dày 0,20m cứ cách hơn 2 m xây một trụ. Tường được xây bằng đá, gạch và vôi vữa. Hai phía Bắc Nam mỗi phía tường dài 35m, riêng tường phía Tây dài 41m nối liền với đốc nhà Ca vũ. Cách đốc nhà Ca vũ 1,5m mỗi phía đều mở một cửa rộng 1m để đi vào nhà Ca vũ, cửa làm theo kiểu tam quan, lợp ngói âm dương.

Hệ thống tường bao quanh tạo thành bức bình phong chắn gió cho một công trình ở một vùng quê luôn bị gió bão uy hiếp. Đồng thời chính hệ thống tường bao đã cách biệt đền với thế giới bên ngoài tôn thêm sự thâm nghiêm, hấp dẫn của di tích.

Ngoài con đường chính đi qua sân, trèo qua 11 bậc đá lên nhà Ca vũ để vào đền, người ta còn tạo ra hai con đường phụ tả hữu ( Bắc - Nam) để vào đền. Hai đường, mỗi đường dài 25m rộng 3m, kè đá láng vôi. Đường đắp thoai thoải

Một phần của tài liệu lịch sử và văn hóa đền cờn ở phường quỳnh phương, thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 35)