Phương pháp dùng đệm cát (thay đất)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 89 - 91)

VII. XÂY DỰNG MÓNG

1,Phương pháp dùng đệm cát (thay đất)

- Trường hợp đáy móng là một tầng đất yếu tải trọng cho phép quá nhỏ, để có thể chịu được lực cần đặt đáy móng sâu hơn, như vậy thi công khó khăn và giá thành công trình tăng cao. Với những công trình chịu tải trọng không lớn lắm hoặc không yêu cầu chặt chẽ biến dạng lún có thể dùng biện pháp thay đất.

- Phương pháp thay đất nghĩa là đào bỏ lớp đất xấu trên mặt với độ sâu tùy theo yếu cầu tính toán và thay vào bằng một lớp cát lẫn cuội sỏi đầm chặt. Lớp cát đệm sẽ làm cho ứng suất đáy móng phân bố rộng ra do đó giá trị nhỏ đi khi truyền xuống tầng đất xấu bên dưới.

- Để ứng suất lên tầng đất yếu không

vượt quá tải trọng cho phép, bề dầy của tầng đệm cát phải thỏa mãn yêu cầu sau : ( ) 0 0 H m H q +k p −γhR trong đó:

qH: ứng suất do trọng lượng bản thân đất ở độ sâu H

( )

0,1. .

H m t

q = γ h +h (kG/cm2)

k0: hệ số tính ứng suất pháp thẳng đứng của các điểm nằm dưới trọng tâm diện tích tải trọng.

p0: áp lực đáy móng

γ : trọng lượng thể tích của đất xấu

hm: độ sâu đặt móng

RH: cường độ tính toán của đất xấu ở độ sâu H

- Cách tính: Dự kiến hm, giả định ht → tính được qH, RH, thay vào công thức xem có thỏa mãn không.

- Các mặt tính toán khác: tính lật, trượt, lún (tính như móng nông).

- Đệm cát thường đắp bằng các loại cát to, sạch thành từng lớp 15 -20cm, khi đầm cần tưới nước với độ ẩm hợp lý.

- Đệm cát thường không nên dùng ở chỗ nước ngầm lên xuống vì cát có thể bị cuốn trôi hoặc giảm độ chặt.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 89 - 91)