Cọc bêtông cốt thép

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 37 - 41)

VII. XÂY DỰNG MÓNG

2,Cọc bêtông cốt thép

- Cọc bêtong cốt thép đúc sẵn là loại cọc được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng móng sâu và chịu lực đẩy ngang lớn.

* Ưu điểm: Điều kiện sử dụng không phụ thuộc vào nước ngầm, điều kiện địa hình; chịu được tải trọng lớn; chiều dài, tiết diện cọc cấu tạo tùy theo ý muốn; cường độ vật liệu làm cọc lớn, giá thành vật liệu hạ vì tận dụng được vật liệu địa phương (cát, sỏi,đá) ; có thể cơ giới hóa trong thi công; chất lượng cọc đảm bảo tốt vì cọc được đúc dễ kiểm tra chất lượng.

* Nhược điểm: Trọng lượng cọc lớn, gây khó khăn cho việc vận chuyển và hạ cọc, cọc dễ bị nứt trong quá trình vận chuyển. Mặt khác, do trọng lượng bản thân lớn, mà cốt thép bố trí trong cọc chủ yếu là để chịu tác dụng của trọng lượng bản thân cọc, nên tốn nhiều thép.

* Cấu tạo:

- Cọc BTCT thường dùng bêtong M 250 -300; cọc BTCT ứng suất trước dùng bêtong M≥400 cho móng cọc đài cao,bêtong M≥400 cho móng cọc đài thấp. - Chiều dài cọc từ 5 -25m, có khi lên tới 40 -45m. Nếu cọcdaif thì chế tạo thành từng đốt dài khoảng 6 -8m rồi nối lại với nhau khi đóng.

- Cọc BTCT thường làm theo hình trụ, có tiết diện ngang hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hay hình tam giác, đa giác, hình chữ I, để giảm trọng lượng cọc thường làm cọc rỗng (hình 3.3).

Hình 3.3- Các dạng tiết diện ngang các cọc BTCT đúc sẵn

Kích thước tiết diện thường 20x20cm,25x25cm,30x30cm,35x 35cm,40x40cm. - Cốt thép trong cọc BTCT gồm có: cốt thép dọc và cốt thép đai (cốt thép đai xoắn ốc hay đai rời). Loại thép thường dùng là CT3 và CT5.

+ Cốt thép dọc: mỗi cọc dùng ít nhất 8 thanh phân bố đều theo tiết diện, đường kính nên dùng từ 13 - 25mm.

+ Cốt thép đai dùng loại đường kính từ 6 đến 8mm, ở giữa thân cọc khoảng cách bước xoắn của cốt thép đai là 20cm, ở đầu và chân cọc khoản cách cốt đai dầy hơn (từ 1 -5cm). Ngoài ra, do đầu và chân cọc là bộ phận chịu ứng suất tạp trung lớn nhất trong khi đóng cọc, nên ngoài cốt đai dầy hơn người ta còn bố trí thêm lưới thép mắt ô vuông có cạnh từ 5 -7cm.

Các cốt thép được bó chụm lại ở chân cọc, dùng một vòng đai sắt bọc xung quanh và hàn chặt lại.

- Để đảm bảo cho cọc không chịu ứng suất quá lớn sinh ra trong khi vận chuyển cọc bêtong, cọc đã được bố trí sẵn các móc treo đúng vị trí đã dự định trước trong khi thiết kế.

Hình 3.4 – Cấu tạo chi tiết cọc BTCT (kích thước: cm) 1. Cốt chịu lực 2. Cốt thép đai

3. Cốt thép gia cường mũi cọc 4. Cốt thép gia cường đầu cọc 5. Cốt thép vận chuyển, cẩu lắp

Hình 3.5 – Mặt cắt ngang thân cọc

Hình 3.6 - Cấu tạo cốt thép đai cho cọc Hình 3.7 – Chi tiết cốt thép mũi cọc Cốt thép số 3 có đường

kính φ ≥20cm, dài từ 750 - 1000mm, dùng để tăng cường độ cứng cho mũi cọc và định vị tim cọc.

Hình 3.8 – Lưới thép đầu cọc và cốt thép móc cẩu

Hình 3.9 – Cấu tạo thép chờ và đai thép đầu cọc khi cọc có mối nối.

Hình 3.10 – Chi tiết mối nối cọc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 37 - 41)