ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 31 - 32)

- Những hố móng có kích thước lớn, không có nước ngầm, khối lượng đất đào nhiều nên dùng máy ủi hoặc máy xúc cho chạy trong hố móng để đào đất và chuyển ra ngoài bằng các băng chuyền và xe goong. Nếu đất nền hố móng là loại xấu cần phải rải một lớp sàn ván gỗ cho xe đi.

- Nếu hố móng hẹp hoặc có nước, không thể cho xe làm việc trong hố móng, thì máy xúc phải đứng trên bờ, thường dùng loại máy xúc gầu nghịch.

- Nếu hố móng sâu và hẹp lại không thể hút nước bên trong hoặc đào đất tong long cọc ống thì phải đào đất kết hợp với xói nước, sau đó hút lên bằng máy hút bùn thủy lực hoặc khí ép.

- Đào đất bằng các dụng cụ cơ giới thì chú ý khi cách độ sâu thiết kế đáy hố móng khoảng 0,3 -0,5m thì dừng lại và đào bằng thủ công để tránh ảnh hưởng của máy khi làm việc đến tính chất tự nhiên của đất.

- Khi đào đất xong phải quan sát và lấy mẫu đất thí nghiệm để xác định lại tính chất tự nhiên của đất xem có phù hợp với các yêu cầu khi thiết kế không.

- Trước khi xây hoặc đổ bêtông móng đối với nền đất cần san phẳng và đầm chặt nền đất. Rải một lớp cát thô hoặc đá dăm dày 10 -20cm để mặt nền được khô ráo.

- Trường hợp nền là loại đất cát thì phải thi công bằng phương pháp đào ngầm dưới nước, đào sâu hơn độ sâu thiết kế của đáy hố móng, rồi dùng phương pháp đổ bêtông dưới nước để tạo ra một tầng bịt đáy hố móng. Sau khi tầng bêtông này đông cứng, hút nước trong vòng vây để tiếp tục xây hố móng.

- Trường hợp đáy móng đặt trên tầng đá, sau khi đào hết lớp đất mặt phải tiến hành phá hết lớp đá phong hóa. Nếu trong nền đá có nhiều khe nứt thì cũng phải bịt đáy hố móng bằng lớp bêtông dưới nước.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w