Vận chuyển cọc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 63 - 68)

VII. XÂY DỰNG MÓNG

3, Vận chuyển cọc

- Trừ cọc bê tông đổ tại chỗ, còn lại các loại cọc đều được chế tạo tại hiện trường hoặc trong xưởng.

- Bãi đúc cọc phải làm bằng phẳng, đầm lèn kỹ để tránh nứt cọc.

- Khi vận chuyển cọc phải kê, treo đúng vị trí, vận chuyển nhệ nhàng, tránh va chạm mạnh.

4, Đóng cọc

- Khi thi công móng cọc thì công tác đóng cọc là một khâu rất quan trọng vì nó quyết định khả năng chịu lực của công trình sau này.

- Yêu cầu chủ yếu của công tác đóng cọc là hạ được cọ đúng độ sâu thiết kế, đúng vị trí.

a, Đóng cọc ở nơi không có nước mặt

* Đóng cọc trên mặt đất (đóng cọc trước khi đào hố móng)(hình 3.19) - Ưu điểm: Giá búa di chuyển được

dễ dàng, không cần hút nước trong thời gian đóng cọc, dễ định vị và đóng cọc đúng vị trí.

- Để đầu cọc ngập sâu vào trong đất phải có một đoạn cọc dẫn và trong trường hợp này búa phải có năng lượng lớn hơn trong trường hợp không có cọc dẫn.

* Đóng cọc sau khi đào hố móng (hình 3.20)

- Ở những nơi không có nước ngầm và hố Hình 3.20

móng rộng có thể đào hố móng xong mới đóng cọc

, như vậy sẽ không phải dùng cọc dẫn và đào hố móng dễ hơn. Đối với các hố móng hẹp biện pháp này không có lợi vì khó thi công do giá búa khó di chuyển.

* Đóng cọc trên sàn tạm trong hố móng (hình 3.21)

- Tốn vật liệu làm sàn tạm. Nhưng có thể dùng khi không có búa lớn và không muốn dùng cọc dẫn vì hố móng sâu.

* Đóng cọc trên sàn di động (hình 3.22)

- Sàn di động có thể dịch chuyển theo hố móng.

- Sàn làm bằng thép chữ I có thể tháo lắp được giá búa lại có thể di chuyển theo phương ngang, nên có thể đóng bất kỳ cọc nào đều tiện lợi.

- Phương pháp này dùng cho móng có chiều ngang nhỏ, chiều dài lớn.

GV: Hồ Thị Thanh Mai Tổ CSKT-CSCN64

b, Đóng cọc ở nơi có nước mặt * Đóng cọc trên đảo đất (hình 3.23) - Ở những nơi mực nước mặt không sâu, tốc độ nước nhỏ, để đóng cọc, người ta đắp một đảo đất cao hơn mực nước khoảng 0,5 -0,7m; trên đó lát tà vẹt và ray

cho giá búa di chuyển.

- Phương pháp này thi công đơn giản, rẻ tiền, đảm bảo an toàn nhưng không áp dụng ở nơi mực nước cao. Nếu tốc độ nước lớn thì phải gia cố bờ của đảo đất để tránh xói lở.

* Đóng cọc trên sàn tạm (hình 3.24)

- Khi mực nước < 5 -6m, xung quanh móng làm một sàn tạm đặt trên cọc gỗ, trên sàn tạm đặt cầu di động, trên cầu đặt giá

búa có thể di chuyển ngang.

- Nếu có nhiều móng cọc cạnh nhau thì người ta dùng cầu tạm nối liền các sàn

tạm với nhau để vận chuyển cọc và giá búa từ móng này sang móng khác. GV: Hồ Thị Thanh Mai Tổ CSKT-CSCN65 Hinh 3.22 Hinh 3.23 0,5-0,7m Hinh 3.24

* Đóng cọc trên phao nổi

- Phương pháp này dùng ở những nơi mực nước lớn và sông có thông thuyền. - Đóng cọc ở những nơi nước sâu thường dùng xà lan hoặc phà hoặc những phao lắp ghép.

- Để khắc phục hiện tượng phao chìm không đều phải bố trí đối trọng bằng cách chất vật nặng trên xe goong.

- Phương pháp nay làm cho giá búa có thể bị tròng trành khó đóng cọc đúng vị trí chính xác.

- Nếu hố móng không rộng quá thì đặt giá búa tên hai xà lan liên kết chặt với nhau. Phương pháp này năng suất cao hơn, phao ổn định và dễ định vị cọc.

c, Trình tự đóng cọc

- Căn cứ vào số lượng cọc, khoảng cách tương đối giữa các cọc và kích thước hố móng để bố trí cho thích hợp.

a,

Kiểu xoáy ốc từ trong ra b, Kiểu theo thứ tự từng dãy c, Kiểu phân đoạn

- Đóng cọc theo trình tự từng dãy, đi theo đường chữ chi phù hợp với những hố móng chữ nhật kích thước hai cạnh không chênh nhau nhiều. Nếu trong hố móng có các cọc đứng và cọ nghiêng nên đóng cọc đứng trước, cọc nghiêng sau.

GV: Hồ Thị Thanh Mai Tổ CSKT-CSCN66 1 1 1 Hinh 3.25 a, b, c,

- Đóng hướng tâm từ trong ra ngoài để tránh hiện tượng nén chặt đất ở giữa và và những cọc cuối cùng khó đóng đạt được độ sâu thiết kế.

- Đối với những móng cọc có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần thì nên chia ra từng phân đoạn để đóng.

- Khi số cọc ít và khoảng cách giữa cọc >(4 -5)d, trình tự đóng cọc ít ảnh hưởng đến đặc trưng biến dạng của đất giữa các cọc và trong trường hợp đó nên quyết định trình tự đóng cọc tùy theo sự thuận tiện cho thi công.

d, Hạ cọc bằng xói nước

- Lợi dụng dòng nước có áp lực cao phun ra từ vòi xói nước, xói lở đất ở xung quanh mũi cọc, giảm bớt sức cản của đất, nước đó lại theo chân cọc tràn lên mặt đất làm cho ma sát giảm, cọc chỉ cần thêm ít ngoại lực tác dụng là có thể lún xuống được. Phương pháp xói nước phải kết hợp với búa đóng.

- Nếu đất mềm thì xói đến khi cọc ngập từ 1 -1,5m thì đóng búa, nếu đất cứng thì kết hợp vừa xói vừa đóng.

- Phương pháp này thích hợp cho việc đóng cọc BTCT nặng xuống tầng đất cát, vì ma sát trong đất cát lớn, chỉ dùng búa không thể đóng được.

- Thiết bị cho phương pháp này làm máy bơm nước cao áp và vòi xói nước. Máy bơm có thể dùng loại pittong hoặc máy bơm ly tâm cao áp nhiều cấp. Động lực có thể dùng hơi nước, điện, mazut. Vòi xói có thể đặt tự do theo hai cạnh đối xứng của cọc hay liên kết chặt với đầu cọc. Có thể đặt ngay khi sản xuất cọc hoặc chỉ cần để đầu vòi vào mũi cọc, đoạn còn lại lắp sau để có thể rút lên sau khi hạ cọc.

e, Các hiện tượng bất thường có thể xảy ra khi đóng cọ và cách xử lý. * Cọc nghiêng sang một bên

- Nguyên nhân: chân cọc lắp hoặc đẽo không đối xứng, hoặc chân cọc gặp phải đá mồ côi.

- Cách xử lý: Nếu cọc gỗ đóng chưa sâu thì bẩy lại cho thẳng, nếu sâu quá thì nhổ lên đóng lại; cọc BT thì bắt buộc phải nhỏ lên đóng lại.

* Cọc đang đóng thì tự nhiên lún xuống nhiều

- Nguyên nhân: Cọc đóng tới tầng đất mềm yếu, hoặc cọc gặp đá mồ coi mà bị gẫy.

- Xử lý: Đói chiếu với bản đồ địa chất và các cọc đóng trước để tìm nguyên nhân, nếu cọc gẫy nên nhổ lên để đóng lại.

* Cọc chưa đóng đến độ sâu thiết kế nhưng đóng không xuống nữa hoặc búa nẩy lên

- Nguyên nhân: Có thể gặp đá mồ côi hoặc tầng đá cứng, lúc đó có thể xem các cọc xung quanh đã đóng sâu bao nhiêu hoặc đối chiếu với bản đồ địa chất để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Chương IV: MÓNG GIẾNG CHÌM VÀ MÓNG CỌC ỐNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w