Khoan lỗ cọc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 86 - 87)

VII. XÂY DỰNG MÓNG

3,Khoan lỗ cọc

- Tùy vào địa chất nơi thi công mà quyết định biện pháp và dụng cụ đào lỗ cọc. - Cọc khoan có thể làm đường kính từ 40 200cm φ ÷φ và có khi đến 500cm φ . Cọc khoan có thể sâu 20m đến 50m đôi khi lên đến 80 hoặc 120m.

- Trong các loại đất sét pha, cát pha dẻo mềm, dẻo vừa hoặc các loại đất cát chặt vừa trở lên thành lỗ khoan

có thể tự ổn định, thường dùng các Hình 4.10 - Hạ ống vách dưới nước

loại khoan xoắn.

- Đối với các loại đất rời rạc khó đảm bảo ổn định của thành lỗ khoan, dùng phương pháp khoan trong vữa sét. Đổ đầy lỗ khoan bằng dung dịch vữa sét bentonit, vữa này có tác dụng tạo nên một áp lực nhất định chống lại sự chuyển vị của thành lỗ khoan,

hạn chế sự lắng đọng của mùn Hình 4.11 -Mũi khoan

khoan làm cho mũi khoan luôn

tiếp xúc với đáy hố. Ngoài ra vữa sét còn ngấm vào thành hố khoan với chiều sâu khoảng 20cm, vữa sét sẽ liện kết các hạt đất lại làm cho nó ổn định hơn không bị tụt xuống.

- Bentonit được phun vào lỗ cọc khi khoan đạt độ sâu 4 -5m. Mực dung dịch khoan trong lỗ phải luôn cao hơn 1,25m so với độ cao mực nước ngầm bên ngoài hố khoan. Dung dịch bentonit trào ra ngoài có thể thu hồi, lọc để sử dụng lại.

- Mùn khoan và dung dich bentonit lẫn đất phải được vận chuyển ngay ra khỏi vị trí hố khoan để tránh àm ảnh hưởng đến chát lượng hố khoan.

- Dung dịch khoan có tỷ trọng 1,1 -1,2 có hàm lượng cát 2 -4%.

- Khi đào lỗ qua lớp đất cát có lẫn đá tảng phải dùng gầu ngoạm, khi đá tảng to phải dùng đầu búa nặng để phá như đối với cọc ống. Khi đào qua lớp cát rời rạc hoặc bùn lỏng thành lỗ khoan không tự ổn định thì phải có ống vách, đóng ống vách rồi đào đất. Khi khoan qua đất sét dính cứng hoặc dẻo cứng hoặc khi vét bùn đất ở chân cọc có thể dùng loại khoan thùng. khi khoan qua các lớp đá, tùy độ cứng của đá mà chọn các loại búa khoan.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 86 - 87)