§2 Phân loại cọc và móng cọc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 35 - 37)

VII. XÂY DỰNG MÓNG

§2 Phân loại cọc và móng cọc

- Phân loại teo vật liệu chế tạo cọc: + Cọc gỗ

+ Cọc tre + Cọc bêtong + Cọc BTCT + Cọc thép

+ Ngoài ra : cọc thép betong, cọc liên hợp (ít sử dụng) - Phân loại theo đặc điểm làm việc của cọc:

+ Cọc chống

+ Cọc ma sát

- Phân loại theo phương pháp thi công + Cọc hạ bằng búa + Cọc hạ bằng xói nước + Cọc xoắn + Cọc hạ bằng chấn động + Cọc khoan nhồi + Cọc Baret + Cọc ống thép nhồi bêtong + Cọc Shinso + Cọc mở chân §3. Cấu tạo cọc - Gồm hai bộ phận chính: bệ và cọc

+ Cọc là bộ phận chính có tác dụng truyền tải trọng của công trình bên trên xuống tầng đất dưới chân cọc.

+ Bệ cọc là bộ phận liên kết các đầu cọc lại thành một khối để cùng chịu tải trọng công trình.

- Móng cọc có nhiều ưu điểm hơn các loại móng khác vì có thể xây dựng được những công trình chịu tải lớn do có thể đóng cọc xuống những tầng đất sâu thường từ 10 -30m, có những loại cọc đóng sâu đến 50m (có thể lên tới 100m). Ngoài ra móng cọc còn cho phép thi công nhanh, không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và còn rất kinh tế về việc sử dụng vật liệu trong móng.

1, Cọc gỗ

- Dùng cho móng cọc các cầu nhỏ, cầu trung và các kết cấu tạm thời.

-Ưu điểm: rẻ, chịu lực tương đối tốt và tốn ít công chế tạo, búa và thiết bị hạ cọc đơn giản. Nếu toàn bộ cọc nằm dưới mực nước ngầm thì sử dụng được rất lâu. - Nhược điểm: sức chịu tải nhỏ, bị hạn chế về chiều dài và tiết diện, dễ bị phá hoại bởi nấm, các loại sâu mọt, hà .

- Yêu cầu về chất lượng gỗ làm cọc: (hình 3.2)

Dùng các loại gỗ chắc (gỗ thông, gỗ lim..), cứng và thẳng, đường kính cây gỗ thường từ 22 -34cm và dài từ 4 -16m. Cọc có thể làm bằng than cây nguyên hình hoặc gỗ xẻ. Độ cong cho phép của cọc theo chiều dọc là 1% độ dài, không được dùng loại gỗ cong hai chiều. Độ thon vót của cọc không nên quá 1cm trên 1m. Khi gia công cọc cần làm chính xác, đúng kích thước. Chân cọc phải vót nhọ mũi đảm bảo đúng tim, nên bịt chân cọc bằng sắt.

Đầu cọc gỗ phải cưa phẳng và thẳng góc với tục dọc, dùng đai sắt bó chặt đầu cọc để tránh bị nứt vỡ khi đóng cọc. Đai sắt dầy 8mm, cao ít nhất 5cm.

Hình 3.2- Cấu tạo cọc gỗ

Nếu cần cọc dài có thể nối các cây gỗ lại , nhưng mỗi cọc chỉ nối một lần, mối nối phải ở dưới mặt đất 1m. Mối nối giữa các cọc lân cận phải chênh nhau ít nhất 1,5m.

Để tăng đường kính cọc hoặc lợi dụng gỗ nhỏ, có thể ghép 3 hay 4 cây gỗ lại bằng bulông gọi là cọc tổ hợp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG nền MÓNG , hệ CAO ĐẲNG (Trang 35 - 37)