Đểđánh giá tính khả thi và mức độứng dụng của phần mềm, tôi đã tiến hành cân bằng chuyền bằng phần mềm trên 1 chuyền thực nghiệm và so sánh với kết quả cân bằng chuyền thủ công trên 1 chuyền so sánh
3.2.2.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm
Chuyền so sánh Chuyền thực nghiệm
Chỉ tiêu so sánh
Trước CB Sau CB Trước CB Sau CB
ĐM/giờ 120 120 125 125 Số CĐ tham gia CBC 35 35 35 35 Năng suất/giờ 91 97 90 110 Năng suất/ngày 728 776 720 880 Effiency 75.8% 80.8% 78.3% 88% CĐ có sản lượng cao nhất 1419 1382 1397 1362 CĐ có sản lượng thấp nhất 379 589 450 736 Mức độ gia tăng năng suất 0% 5% 0% 9.6% Số CĐ bị ứđọng 09 07 08 04 Độ mất CBC 25.7% 14% 20% 5.7% Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm Hình 8: Danh sách CN hỗ trợ
3.2.2.2. Một số biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm Biểu đồ 2: Độ giảm sự chênh lệch về sản lượng giữa các CĐ Biểu đồ 2: Độ giảm sự chênh lệch về sản lượng giữa các CĐ Độ giảm sự chênh lệch về sản lượng 247 321 0 50 100 150 200 250 300 350
Chuyền so sánh Chuyền thực nghiệm
Mức độ giảm số CĐ bị mất cân đối sau cân bằng
9 7 8 4 0 2 4 6 8 10
Trước cân bằng Sau cân bằng Chuyền so sánh Chuyền thực nghiệm
Biểu đồ 4: Mức độ cải thiện sự mất cân đối trên chuyền
Mức độ cải thiện sự mất cân đối trên chuyền
14% 20% 5.70% 25.70% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%
Trước cân bằng Sau cân bằng
Chuyền so sánh Chuyền thực nghiệm
Độ tăng năng suất sau cân bằng 48 160 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Chuyền so sánh Chuyền thực nghiệm
3.2.2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
− Sau khi thực hiện cân bằng chuyền và ứng dụng các điều chỉnh về về CN, sản lượng thoát chuyền của các CĐ ít chênh lệch hơn hẳn trên cả 2 chuyền so sánh và chuyền thực nghiệm. Tuy nhiên mức độ chênh lệch của chuyền so sánh vẫn còn khá lớn – 321 sản phẩm so với chuyền thực nghiệm chỉ có 247 sản phẩm. Đây sẽ là phần sản phẩm gây tình trạng ứđọng rất lớn trên chuyền nếu không kịp thời giải quyết.
− Số CĐ bị mất cân bằng trên cả 2 chuyền sau khi CBC đều giảm rất đáng kể, đặc biệt là bên chuyền thực nghiệm giảm đến 50%, còn chuyền so sánh thì giảm 22.2%.Điều này cho thấy mức độ khả thi khá lớn của phần mềm trong việc giải quyết vấn đề mất CBC.
− Chính vì vậy mà độ mất cân bằng trên chuyền cũng giảm rất nhiều so với trước khi cân bằng. Với chuyền so sánh giảm từ 25.7% xuống còn 14%, với chuyền thực nghiệm thì giảm khá mạnh từ 20% còn 5.7%, một kết quả rất khả
quan.
− Năng suất thoát chuyền của cả 2 chuyền đều tăng so với năng suất trước cân bằng và kết quả của chuyền thực nghiệm vẫn cao hơn chuyền so sánh. Sau quá trình cân bằng chuyền thực nghiệm tăng được 160 sp/ngày và chuyền so sánh chỉ tăng 48sp/ngày.
3.2.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế
− Khi xét về Hiệu quả kinh tế ta thấy rõ chuyền thực nghiệm khả thi hơn chuyền so sánh rất nhiều. Thông qua các con số của bảng Thống kê cho thấy mức lương của CN ở chuyền thực nghiệm cao hơn chuyền so sánh 257.523đ/tháng là nhờ năng suất tăng 160sp/ngày . Theo tôi đây là một kết quả rất khả quan, chứng minh tính hiệu quả của giải pháp CBC có sự hỗ trợ
− Mặt khác khi năng suất tăng còn kéo thời gian sản xuất ít đi, khả năng hoàn thành kế hoạch cao và do không còn bị các áp lực vì giao hàng chậm trễ
mà chất lượng sản phẩm cũng tăng, vì vậy ngoài việc đỡ tốn kém chi phí mà cón góp phần làm tăng uy tín cho DN trong những đơn hàng sau.
Chỉ tiêu so sánh Chuyền so sánh (1) Chuyền thử nghiệm (2) Chênh lệch (2) –(1) Năng suất sau cân bằng 97 110 13
Sản lượng sau cân bằng/ngày 776 880 104
Đơn giá 1 sản phẩm 4000 đ 4000 đ
Lương 1 ngày/cả chuyền 3.104.000 đ 3.520.000 đ 416.000 đ
Lương 1 tháng/cả chuyền
(26 ngày làm việc) 80.704.000 đ 91.520.000 đ 10.816.000đ Lương 1 người/tháng
(42 CN trên chuyền) 1.921.524 đ 2.179.047 đ 257.523 đ
Bảng 5: So sánh Hiệu quả kinh tế
3.2.2.5. Tính khả thi của chương trình phần mềm hỗ trợ CBC
Như đã trình bày ở mục 3.1.1, do còn tồn tại quá nhiều nhược điểm nên công tác CBC trong thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát trên nhu cầu này, phần mềm hỗ trợ CBC đã được xây dựng nhằm
đem đến một giải pháp mới, khắc phục một số nhược điểm mà công tác CBC hiện nay vẫn còn vướng mắc. Phần mềm đã được tiến hành thử nghiệm và thu
được kết quả khá khả quan. Kết quả này thu được là do giải quyết tốt các vấn
đề sau:
Tính toán khá chính xác thời gian thực tế thực hiện CĐ của CN
− Trong quá trình xây dựng cơ sở lý thuyết để xây dựng phần mềm, tôi nhận thấy chính việc sử dụng các thông số có được từ quá trình sản xuất sẽ tính toán được chính xác thời gian thực hiện CĐ thực tế của CN trên cơ sở hiệu
Q SAM tCĐ = Eff t t CĐ*100 =
suất làm việc của CN, thời gian này chính là lượng thời gian tối thiểu CN phải có để thực hiện CĐ của mình.
− Các thông số cần sử dụng:
Q: sản lượng CN đạt được tính đến thời điểm cân bằng SAM: thời gian CN thực hiện Q sản lượng
Eff: hiệu suất làm việc của CN
Các thông số này có thể được xuất ra từ những hệ thống quản lý năng suất hoặc sự ghi nhận năng suất trước khi CBC
Chú ý: Trong thời gian ghi nhận năng suất chú ý ghi nhận sự những cố
xảy ra trên chuyền để trừ thời gian khắc phục. Ta sẽ tính được thời gian thực hiện CĐ như sau:
Đây là thời gian CĐ được tính toán dựa trên sản lượng đạt được trong thời gian SAM, tuy nhiên không phải lúc nào trong toàn bộ thời gian này CN cũng làm việc. Do đó ta phải tiếp tục tính thời gian thực tế dùng để thực hiện CĐ dựa trên cơ sở Hiệu suất làm việc của CN
− Đây là điểm rất quan trọng trong phương pháp CBC này vì nếu không tính toán chính xác thời gian thực tế dùng để thực hiện CĐ thì không thể nào tính
được thời gian thực tế hoàn thành sản phẩm, do đó sẽ tính ĐM sai.
− Chính vì chưa tính toán chính xác được thời gian cần thật sự để CN thực hiện CĐ cho nên các DN vẫn còn phân bổĐM chưa phù hợp cho CN dẫn đến tình trạng mất cân đối trên chuyền. Dựa trên cơ sở lý thuyết này phần mềm đã
được lập trình tính toán khá nhanh chóng, chính xác thời gian cần để thực hiện cho mỗi CĐ và tổng thời gian thực tếT cần để hoàn thành sản phẩm.
T
H =i x 60 Ti = ti *H
Cung cấp cơ sở khoa học để Cán bộ quản lý chuyền điều động CNvà cơ sởđểđánh giá mức độ phù hợp của việc phân công lao động.
− Trong quá trình phân tích chuyền, phần mềm đã tiến hành tính toán năng suất ĐM H cần phải đạt được của chuyền dựa trên cơ sở năng lực thực tế của
i CN trong chuyền và thời gian cần để mỗi CN đạt được năng suất đó qua công thức:
và
− Do mỗi CN có năng lực khác nhau vì vậy trong cùng 1 thời gian làm việc sẽ có CN dư thời gian sau khi hoàn thành ĐM và CN chưa hoàn thành ĐM đã hết thời gian. Phần mềm sẽ tính toán trên cơ sở đó và đưa ra kết quả phân tích chuyền với nội dung dự báo tình hình thực hiện sản lượng ĐM mới dựa trên năng lực CN cụ thểđến từng giây và từng sản phẩm gồm các nội dung:
+ Dự báo số lượng CN dư thời gian và cụ thể là dư bao nhiêu thời gian với đầy đủ thông tin về CN đó như: bậc thợ, số CĐđang thực hiện…
+ Dự báo số CĐ bị thiếu ĐM và cụ thể là thiếu bao nhiêu sản phẩm với
đầy đủ thông tin về CĐ: yêu cầu về bậc thợ, số CN đang thực hiện CĐ…
− Dựa trên bảng dự báo này, cán bộ quản lý chuyền sẽ có cơ sở trong việc phân bổĐM mới cho CN hơn. Đồng thời tất cả thông tin này sẽđược lưu trữ để phục vụ tham khảo cho những lần cân bằng sau.
− Mặt khác dựa trên bảng phân tích chuyền, cán bộ quản lý cũng sẽđánh giá
được mức độ phù hợp của công tác phân công lao động thông qua số CĐ bị
thiếu ĐM và số CN dư thời gian để tìm nguyên nhân
Cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng thời gian ĐM cho CĐ
hoặc thời gian ĐM cho chuyền
− Tất cả thông số về kỹ năng công nhân – đánh giá thông qua thời gian
phân tích chuyền và CBC là cơ sở khoa học khá chắc chắn cho việc xây dựng thời gian ĐM cho CĐ hoặc thời gian ĐM cho chuyền. Vì đây là thông số gần như sát với năng lực thực tế của CN, do đó nếu xây dựng theo các thông số
này sẽ giảm được độ mất CBC trên chuyền rất lớn và chủ động hơn trong công tác quản lý chuyền.
Đề xuất phương án điều động CN hỗ trợ
− Đây là tính năng mới của phần mềm so với những hệ thống khác, dựa trên cơ sở phân tích chuyềnvà thông tin từ MTKN, phần mềm sẽđề xuất lựa chọn ra những CN phù hợp trong nhóm CN dư thời gian để hỗ trợ cho CĐ đang thiếu ĐM dựa trên cơ sở là các điều kiện ràng buộc theo thứ tự nhất định:
1. Điều động CN hỗ trợ trong cùng nhóm CĐ trước 2. Điều động CN hỗ trợ đang sử dụng cùng thiết bị
3. Điều động CN hỗ trợ có bậc thợ≥ bậc thợ CĐ cần hỗ trợ
− Tiến trình lựa chọn CN được thực hiện như sau:
thỏa không thỏa không thỏa không thỏa không thỏa thỏa thỏa thỏa thỏa không thỏa Nhóm CN
dư thời gian MTKN Nhóm CĐ thiếu ĐM
PHÂN TÍCH CHUYỀN Yêu cầu về bậc thợ CÔNG NHÂN Cùng CĐ và TB Cùng nhóm CĐ và TB Cùng nhóm TB và CĐ Cùng nhóm TB và nhóm CĐ Kết thúc CÂN BẰNG CHUYẾN Tính số sp sẽ hỗ trợ Tính lượng thời gian vẫn còn dư (nếu có) Sơđồ 9: Tiến trình thuật giải chọn lựa CN
3.2.3. Nhận xét chung và bàn luận
Khi so sánh các chỉ tiêu giữa chuyền so sánh và chuyền thực nghiệm, tôi nhận thấy hầu hết các kết quả của chuyền thực nghiệm đều tốt hơn chuyền so sánh. Mặc dù cả 2 chuyền đều vướng phải tình trạng mất cân đối về sản lượng giữa các CĐ và phải tiến hành CBC, tuy nhiên mức độ cải thiện độ mất cân bằng của chuyền thực nghiệm cao hơn, năng suất cũng tăng nhiều hơn so với chuyền so sánh, tăng 160 sp/ngày trong khi chuyền so sánh chỉ tăng 48 sp/ngày. Đặc biệt khi xét về hiệu quả kinh tế sau cân bằng, lương CN trên chuyền thực nghiệm tăng bình quân 257.523đ. Đây là kết quả rất khả quan
Sở dĩ mức độ chênh lệch về sản lượng giữa các CĐ trên chuyền thực nghiệm thấp hơn chuyền so sánh là vì chuyền thực nghiệm đã xác định định mức gần đúng với năng lực thực tế của chuyền, vì vậy sau khi phân bổ lại
định mức và bắt đầu sản xuất với định mức mới, các CN giỏi chỉ cần sản xuất
đủ lượng định mức của mình sau đó hỗ trợ các CĐ khác theo sự điều động của chuyền trưởng, còn các CN yếu không còn bị áp lực dồn hàng nên năng suất ổn định và sai sót cũng ít hơn. Khi sự chênh lệch giảm dẫn đến tình trạng
ứ đọng hàng cũng giảm nên chuyền trở nên thông thoáng, tâm lý làm việc thoải mái dẫn đến năng suất sẽ tăng lên và mức thu nhập của CN cũng tăng theo năng suất. Chính điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc nghiêm túc của CN để có thể tăng thu nhập, đảm bảo đời sống.
Để có được kết quả trên, chuyền thực nghiệm đã được áp dụng giải pháp CBC phù hợp và giải quyết được các vấn đề phát sinh thường gặp trong quá trình thực hiện cân bằng. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý của chuyền thực nghiệm đã được hỗ trợ rất nhiều qua các bảng báo cáo kết quả phân tích chuyền, giúp họ nắm rõ và có cơ sở khoa học hơn trong việc điều hành chuyền, họ có một cái nhìn tổng quan hơn về tình hình năng lực thực tế của CN dựa trên cơ sở khoa học, có thể tin cậy. Chính vì vậy mà hiệu quả CBC
cũng như hiệu quả quản lý chuyền có bước phát triển rõ rệt. Mặt khác, toàn bộ
thông tin của các quá trình sản xuất trước sẽ được lưu trữ lại để làm dữ liệu tham khảo hoặc dữ liệu kế thừa cho những lần cân bằng sau. Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi ứng dụng, có thể năng suất tăng rất chậm chỉ 2-3 sp sau 1 lần cân bằng đó là vì khi bắt đầu áp dụng CBC có rất nhiều phát sinh tồn tại nên làm cho hiệu suất chưa cao.Chính vì thế cần phải hết sức kiên trì áp dụng lâu dài thì mới đạt hiệu quả như mong muốn
Kết quả thực nghiệm trên đã phần nào chứng minh được giải pháp của phần mềm hỗ trợ đưa ra là khá phù hợp, khả thi và hiệu quả thông qua việc làm giảm sự chênh lệch về sản lượng giữa các CĐ, gia tăng năng suất và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ mới thử
nghiệm phần mềm trên dây chuyền bố trí dạng dọc còn trên dây chuyền bố trí ngang hoặc bố trí cụm thì chưa có điều kiện kiểm chứng và cũng chỉ mới ứng dụng trên những mã hàng lớn sản xuất dài hạn còn đối với những mã hàng ngắn hạn cũng chưa thực hiện. Bên cạnh đó, trong TK, xây dựng phần mềm vẫn còn một số nhược điểm sau: giao diện chưa đẹp, dữ liệu đầu vào phải theo đúng mẫu file đã định dạng...Đây chỉ mới là phiên bản thử nghiệm, vì vậy để có thể đưa phần mềm này vào ứng dụng trong sản xuất cần nâng cấp và hiệu chỉnh thêm một số tính năng nữa để mức độứng dụng cao hơn.
Chương 4: KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “KHẢO SÁT CÂN BẰNG
CHUYỀN MAY TẠI VIỆT NAM VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CAD/CAM
TRONG CÂN BẰNG CHUYỀN ”, tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Quá trình khảo sát tình hình CBC của 22 xí nghiệp bao gồm 132 chuyền may tôi nhận thấy thực trạng CBC tại các DN trên đang thiếu một giải pháp khả thi và hiệu quảđể có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Bên cạnh đó, khi thực hiện CBC các DN phải đối mặt với quá nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa được giải quyết triệt để. Chính các nguyên nhân này đã làm cho kết quả
CBC kém hiệu quả, chi phí nhiều nhưng kết quả không như mong đợi.
2. Quá trình khảo sát tình hình ứng dụng CAD/CAM trong công tác tổ
chức quản lý chuyền may cho thấy sự rụt rè, còn e ngại, chưa dám mạnh dạn
đầu tư của DN. Mức độ ứng dụng CAD/CAM vào các khâu trong quá trình sản xuất còn có sự chênh lệch và nhất là mức độ ứng dụng CAD/CAM trong CBC hầu như rất ít. Nguyên nhân chính là: khả năng tài chính còn hạn chế, trình độ nguồn lao động chưa cao nhưng quan trọng nhất là các DN vẫn chưa