Tình hình ứng dụng CAD/CAM trong công tác CBC

Một phần của tài liệu Khảo sát cân bằng chuyền may tại việt nam và nghiên cứu ứng dụng cadcam trong cân bằng chuyền (Trang 63)

Mức độ sử dụng CNTT trong xí nghiệp - Khâu Chuẩn bị sản xuất 90% - Xưởng Cắt 45% - Xưởng May 26% 1.

- Xưởng Hoàn tất, đóng gói 10%

Mức độ ứng dụng CAM trong tổ chức quản lý sản xuất

may

- Không sử dụng 57%

- Chỉ sử dụng tại 1 vài chuyền 31%

- Sử dụng phần lớn các chuyền may trong xí nghiệp 12% 2.

- Sử dụng trong toàn bộ xí nghiệp 0%

Mức độ sử dụng CAD/CAM trong CBC

- Không sử dụng, chủ yếu giải quyết CBC dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý chuyền hoặc sử dụng CN dự trữ.

57% - Không sử dụng vì thấy không hiệu quả mà chi phí đầu

tư cao. 19%

- Ít sử dụng, chỉ để tham khảo vì máy tính chưa thể giải

quyết hết được các phát sinh trên chuyền. 21% 3.

- Sử dụng thường xuyên vì phần lớn các dữ liệu của trong quá trình sản xuất đã được xử lý nhanh chóng trên máy tính

3%

Kế hoạch đầu tư hệ CAD/CAM trong công tác CBC

- Không đầu tư vì không thấy hiệu quả và tốn kém nhiều

chi phí 23%

- Chưa đầu tư vì chưa tìm được phần mềm phù hợp, nguồn nhân lực chưa đủđiều kiện đáp ứng, cơ sở vật chất

còn hạn chế… 34%

- Đã có kế hoạch đầu tư và đang trong giai đoạn thực hiện 17% 4.

- Sẽ nghiên cứu thêm về việc đầu tư CAD/CAM 26%

Suy nghĩ của chuyền trưởng khi áp dụng công nghệ mới vào chuyền

- Phức tạp, khó hiểu, khó áp dụng 9.3 % - Nên áp dụng vì cũng có ích 61.9 % - Cần phải áp dụng 24.7 % 5. - Ý kiến khác 4 % Bảng 3: Kết quả khảo sát tình ứng ứng dụng CAD/CAM tại DN

Ngày nay với tốc độ phát triển vượt bậc của CNTT đã đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống nhân loại nhất là trong lĩnh vực sản xuất. Việc ứng dụng CAD/CAM vào quá trình sản xuất không còn là điều mới lạ mà nó trở nên thông dụng đối với hầu hết các ngành nghề và ngành May cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên do đặc thù ngành May khá phức tạp, nhiều CĐ nên việc sử dụng CNTT còn gặp khá nhiều khó khăn. Qua quá trình khảo sát, tôi đã rút ra các vấn đề chính sau:

a. Mức độứng dụng CAD/CAM vào chuyền may quá ít

− Có đến 85% các DN đồng ý rằng việc ứng dụng CNTT trong quá trình sản xuất nhất là ứng dụng CAD/CAM trong tổ chức quản lý chuyền may là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích như sau: tạo ra năng lực cạnh tranh cho DN, quá trình Tự động hóa và vi tính hóa sản xuất sẽ giúp cho hoạt động sản xuất trở

nên chuyên nghiệp và bài bản hơn, tạo nên sự gia tăng đáng kể về sản lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, công cụ tích cực hỗ trợ tối đa cho nhà Quản lý nắm bắt được các yếu tố của quá trình sản xuất…

− Tuy nhiên, khi được hỏi về kế hoạch đầu tư thì nhiều DN còn chần chừ . Chỉ có 42% DN có dựđịnh đầu tư. Có lẽ vấn đề này còn phụ thuộc vào khả

năng của DN. Hầu hết chỉ có những DN có quy mô sản xuất lớn mới quan tâm nhiều đến vấn đề này như:Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công, Đồng Tiến, PROTRADE… Mặt khác do việc ứng dụng CNTT có thành công hay không còn phụ thuộc vào sựđồng lòng của tập thể cán bộ và CN. Với sự biến động thường xuyên về nhân sự của ngành May làm cho vấn đềứng dụng CNTT trở

nên lãng phí vì không tận dụng được tối đa hiệu quả trong khi chi phí đầu tư

lại quá lớn. Một lý do khác khiến các DN còn băn khoăn trong việc đầu tư

CNTT là trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện thì mất khá nhiều thời gian.

− Chính vì vậy khi khảo sát về “Kế hoạch đầu tư hệ CAD/CAM trong công

tác quản lý chuyền may, nhất là trong CBC” tôi nhận được 23% ý kiến cho

rằng sẽ không đầu tư vì không thấy hiệu quả nhưng lại tốn kém quá nhiều chi phí, 35% ý kiến cho rằng chưa đầu tư vì chưa tìm được phần mềm phù hợp, nguồn nhân lực chưa đủ điều kiện đáp ứng, vốn và cơ sở vật chất còn hạn chế…Chỉ có 17% DN đã có kế hoạch đầu tư và đang trong giai đoạn thực hiện, 25% cho rằng sẽ nghiên cứu thêm về việc đầu tự hệ thống CAD/CAM.

Đây là một tỷ lệ còn khá thấp.

b. Mức độ ứng dụng CAD/CAM giữa các khâu trong quá trình sản xuất còn nhiều chênh lệch

− Theo kết quả khảo sát, có 90% xí nghiệp ứng dụng CNTT tại Khâu Chuẩn bị sản xuất, trong khi đó tại Xưởng Hoàn tất đóng gói thì chỉ có 7% xí nghiệp sử dụng, song cũng chỉ dừng ở mức độ thống kê sản lượng trên máy tính thay cho phương pháp thủ công truyền thống. Tại Xưởng cắt, mức độ ứng dụng cao hơn và hệ thống CAD/CAM được sử dụng khá nhiều với hệ thống trải vải, cắt vải tự động thông qua sử điều khiển của máy tính, các phần mềm Hạch toán bàn cắt, phần mềm quản lý BTP…Tuy nhiên do giá thành các sản phẩm trên khá lớn, đòi hỏi CN có trình độ và tay nghề cao… nên cũng chưa có nhiều xí nghiệp trang bị các hệ thống này dù hiệu quảđem lại rất lớn. Đối với xưởng May thì mức độứng dụng ít hơn tại Xưởng cắt, chỉ có tại 1 số công ty lớn đã trang bị các hệ thống chuyền treo tự động, hệ thống quản lý năng suất GPRO, hệ thống công cụ quản lý Lean Manufactory …hiệu quả quản lý sản xuất từ các hệ thống này khá tốt, tuy nhiên để có thểđạt được hiệu quản cần phải chuẩn bị về nhiều mặt nhất là về nhân sự.

− Hiện nay để quản lý chuyền may đã có khá nhiều hệ thống phần mềm hỗ

trợ như: hệ thống chuyền treo Smart MRT, hệ thống quản lý sản xuất GPRO, hệ thống Lean Manufactory….và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên khi

nhóm nghiên cứu khảo sát đến mức độ ứng dụng hệ thống CAD/CAM trong tổ chức quản lý chuyền may, tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng các hệ thống này còn khá hạn chế, có 57% DN không sử dụng các hệ thống CAD/CAM trong 57% DN này có rất nhiều lý do lý giải song phần lớn là do thiếu vốn, trình độ nhân lực không đảm bảo, tình trạng bất ổn về nhân sự…Tôi cho rằng

đây là 1 tỷ lệ khá lớn và sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển chung của ngành May. Có 31% DN đang sử dụng thử nghiệm hệ thống CAD/CAM tại 1 số chuyền và chỉ có 12% DN sử dụng hệ thống CAD/CAM trong phần lớn các chuyền may trong xí nghiệp và không có DN nào sử dụng hệ thống CAD/CAM trong toàn bộ các chuyền may trong xí nghiệp. Điều này cho thấy việc ứng dụng hệ CAD/CAM vào công tác tổ chức quản lý chuyền may còn khá mới mẻ và sự ngần ngại của các DN khi quyết định đầu tư.

c. Mức độ ứng dụng CAD/CAM trong công tác CBC quá ít và chưa hiệu quả

− Theo kết quả khảo sát về vấn đề “Mối quan tâm của Ban lãnh đạo DN về

các vấn đề trong quá trình tổ chức sản xuất” chỉ có 56% DN dành mối quan

tâm cho vấn đề mất cân bằng trên chuyền, chính vì vậy khi khảo sát đến vấn

đề “Mức độ sử dụng CAD/CAM trong CBC” tôi cũng nhận được một kết quả

không khả quan lắm, có 57% không sử dụng hệ thống CAD/CAM để hỗ trợ

công tác CBC mà giải quyết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ quản lý chuyền hoặc sử dụng lượng CN dự trữ. Có 19% DN khẳng định không sử

dụng vì họ thấy không hiệu quả mà chi phí đầu tư lại cao, phần lớn những DN này là các DN tư nhân, quy mô sản xuất tương đối nhỏ. Có 21% DN ít sử

dụng vì họ cho rằng hệ thống CAD/CAM chưa thể giải quyết được các vấn đề

trên chuyền và chỉ có 3% DN sử dụng thường xuyên. Các con số trên cho chúng ta thấy những tiện lợi của phần mềm hỗ trợ chưa được các DN nhìn nhận, nhất là trong vấn đề CBC nếu chúng ta tính toán chính xác được những

thông số của quá trình sản xuất như: CN, thời gian CĐ, sản lượng, hiệu suất…chúng ta sẽ giải quyết nhanh chóng và có thể tận dụng tối đa tiềm năng của chuyền, con người sẽ giảm bớt sự vất vả trong quá trình làm việc.

− Hiện nay, cũng có một số hệ thống được ứng dụng để quản lý năng suất trên chuyền và trong các hệ thống này cũng có tính năng CBC nhưng hiệu quả đạt được chưa cao:

+ Hệ thống chuyền treo tựđộng Smart MRT có tính năng “Hệ thống cân

đối chuyền tự động giao BTP đến cho người thợ nào may nhanh hơn” tính

năng này được thực hiện trên nguyên lý mắt dẫn của cây treo BTP nhận diện trạm trống và đổ BTP vào, tuy nhiên nhược điểm ở chỗ đôi khi trạm trống không phải là trạm có CĐ cần thực hiện. Vì thế vô tình BTP không đi đến nơi cần đến.

+ Hệ thống Gpro có tính năng cập nhật năng suất khá chi tiết, giúp người chuyền trưởng nhanh chóng phát hiện mất CBC tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở mức hỗ trợđó.

+ Hệ thống GSD hỗ trợ khá đắc lực cho việc giải quyết mất CBC do nguyên nhân thao tác, còn với các nguyên nhân còn lại thì chưa thể giải quyết..

+ Cân bằng sản xuất trong hệ thống Lean lại hướng đến mục tiêu điều

độđơn hàng của toàn xí nghiệp. Lean thích hợp với việc giải quyết vấn đề cân bằng ở mức độ tổng quát hơn là chi tiết trong chuyền May.

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát tình hình ứng dụng CAM trong công tác CBC hiện nay, tôi đã rút ra một số vấn đề chính như sau:

− Hiện nay, ngành May đã ứng dụng CNTT vào sản xuất song mức độ áp dụng còn khá chênh lệch 90% DN sử dụng ở khâu CBSX trong khi chỉ có 7%

quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại của các DN nhưng mức độ ứng dụng cũng mới có 26% DN sử dụng, dù công việc ở chuyền rất phức tạp: lượng nhân công lớn, QTSX nhiều CĐ, sử dụng đa dạng nguyên phụ liệu…Vì vậy, tôi nhận thấy rằng sự quan tâm đầu tư dành cho bộ phận này cần sâu sát hơn nữa, bên cạnh việc đầu tư các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cần phải chú trọng đến công tác tổ chức quản lý chuyền may, cần sử dụng thêm những phần mềm hỗ trợ để giúp cho công tác quản lý đạt được kết quả

tốt nhất.

− Đặc biệt, trong công tác CBC các DN cần phải hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng chuyền may. Tuy nhiên hiện nay có 1 số hệ thống được dùng để quản lý năng suất trên chuyền, trong các hệ

thống này cũng có đề cập đến CBC nhưng mức độ giải quyết vẫn chưa hiệu quả, hầu như chưa có một phần mềm nào dành riêng để giải quyết vấn đề này.

− Hiện nay, giá thành của các phần mềm hỗ trợ còn khá cao, cách sử dụng còn phức tạp… điều này là một rào cản rất lớn cho việc vi tính hóa quá trình sản xuất cũng như công tác quản lý chuyền may. Tôi thiết nghĩ các Công ty TK phần mềm cần quan tâm và cải tiến vấn đề này hơn nữa. Bên cạnh đó, sản xuất May là một ngành nghề khá phức tạp, thường xuyên xảy ra sự cố và tại mỗi DN lại có một đặc thù khác nhau. Do đó, đòi hỏi phần mềm hỗ trợ cần phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển… để có thể áp dụng trong nhiều điều kiện khác nhau. Bên cạnh đó, Tôi nghĩ rằng Nhà nước và Hiệp hội dệt may cần phải có chính sách và kế hoạch để khuyến khích, hỗ trợ các DN sử dụng CNTT vào quá trình sản xuất.

3.2. KẾT QUẢ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM PHẦN MỀM

Sau quá trình khảo sát thực trạng CBC và tình hình ứng dụng CAD/CAM trong CBC tại một số DN vừa và lớn ở TP.HCM, tôi nhận thấy một nhu cầu bức thiết hiện nay là cần có một giải pháp phù hợp và một phần

mềm hỗ trợ giúp cho chuyền trưởng có cơ sở khoa học hơn trong việc giải quyết vấn đề mất cân đối trên chuyền. Dựa trên nhu cầu đó, tôi đã TK xây dựng tính năng hỗ trợ phần mềm trên Hệ quản trị CSDL Oracle, với mong muốn cung cấp cho cán bộ quản lý chuyền một công cụ hữu hiệu trong việc

đánh giá năng lực công nhân hỗ trợ tối đa cho công tác CBC.

3.2.1. Giới thiệu Chương trình phần mềm hỗ trợ công tác CBC

Cấu trúc của phần mềm gồm 3 phần chính: a. Danh mục

− Trong phần danh mục chứa 5 loại thông tin mà ta cần phải tạo

+ Xưởng: thông tin về số lượng xí nghiệp, chuyền may

+ Bậc CN: chứa các quy ước về bậc thợ

+ Loại thiết bị: chứa các thông tin về chủng loại thiết bị.

+ Thiết bị: chứa thông tin cụ thể về máy móc, thiết bị

+ Loại sản phẩm: chứa tên sản phẩm, nhóm CĐ cụ thể.

− Các thông tin trong danh mục là nền tảng cơ bản để phần mềm có thể tiến hành CBC.

Hình 1: Màn hình Nhập thông tin Hình 1: Màn hình Nhập thông tin

b. Xưởng

− Đây là phần chính xử lý các thông số CBC, trước hết ta cần cung cấp các dữ liệu đầu vào cho hệ thống. Có 2 cách để lấy thông tin: nhập trực tiếp vào hệ thống hoặc xử lý dữ liệu bằng file Excel và đưa tựđộng vào.

™ Cung cấp thông tin cho phần mềm:

− Đầu tiên ta cần chọn chuyền cần cân bằng; các thông tin về CN, bậc thợ, thiết bị, nhóm CĐ của chuyền đã được tạo trước đó ở phần Danh mục.

− Cung cấp thông tin về Quy trình may của sản phẩm đang sản xuất

− Cung cấp các thông tin cho bảng Cân bằng chuyền

− Lựa chọn MTKN sẽ sử dụng làm cơ sở cho CBC

− Chọn các điều kiện để phân tích chuyền

− Chọn phương án CBC theo nhóm hoặc trên toàn bộ chuyền

− Nhập thông tin số sản phầm cần hỗ trợ: thông số này là giá trị quyết định xem CĐđó có cần hỗ trợ hay không? Vì có những CĐ bị thiếu ĐM nhưng số

lượng sản phẩm thiếu nằm trong khoảng giá trị cho phép thì máy tính sẽ bỏ

qua không đưa vào danh sách CĐ bị thiếu ĐM

− Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin cho quá trình CBC, chúng ta sẽ

tiến hành thao tác phân tích chuyền:

− Sau quá trình phân tích chuyền chúng ta lập ra danh sách những CĐ nào

đang thiếu ĐM và những CN đang dư thời gian sau khi đã hoàn thành ĐM

CN dư thời gian CĐ thiếu ĐM

™ Cân bằng chuyền

− Dựa trên những điều kiện CBC máy tính sẽ xử lý thông tin và cho kết quả

− Phần mềm có thêm chức năng cho người sử dụng có thể chỉnh sửa kết quả

CBC cho phù hợp với thực tế hơn.

− Sau khi đã hoàn tất, máy tính sẽ xuất kết quả ra file Excel bao gồm:

+ Danh sách CĐ chưa đạt ĐM

+ Danh sách CN dư thời gian

Hình 6: Danh sách CĐ chưa đạt ĐM

+ Danh sách CN hỗ trợ.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

Đểđánh giá tính khả thi và mức độứng dụng của phần mềm, tôi đã tiến

Một phần của tài liệu Khảo sát cân bằng chuyền may tại việt nam và nghiên cứu ứng dụng cadcam trong cân bằng chuyền (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)