− Lean Manufacturing (tạm dịch là Sản xuất tinh gọn) là một nhóm phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất. Hiện tại ở Việt Nam số lượng công ty sử dụng Lean để quản lý sản xuất khá nhiều
− Trong hệ Lean, “Cân bằng sản xuất” hay còn gọi là điều độ sản xuất
được đề cập khá nhiều, với mục đích nhắm tới việc bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc. Yếu tố chính của cân bằng sản xuất đó là người chịu trách nhiệm ra lệnh sản xuất cho xưởng phải có một hệ thống tự động
điều tiết các đơn hàng không để có sự đột biến về khối lượng sản xuất. Hệ
thống này giúp việc phân bổ thiết bị và con người chính xác và dễ dàng hơn.
Để áp dụng phương pháp này, công ty cần biết công suất thực và tốc độ thực hiện ở từng CĐ sản xuất.
Nhận xét chung
− Trong các hệ thống trên, ngoài hệ thống chuyền treo tự động Smart
MRT là có tính năng CBC còn các hệ thống còn lại chỉ hỗ trợ một phần nào
đó cho công tác này. Tuy nhiên hệ thống chuyền treo cũng chỉ mới thực hiện
CBC trên chuyền lắp ráp còn chuyền chi tiết thì hầu như bỏ ngỏ vì vậy công
tác CBC vẫn chưa được thực hiện triệt để. Do đó nhu cầu về một hệ thống
CBC phù hợp với thực trạng dệt may VN là vấn đề cần thiết và cấp bách
trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào thế giới.
1.3.4. Một sốđiểm còn tồn tại khi ứng dụng CNTT
− Chi phí đầu tư cao có lẽ khiến nhiều DN còn do dự. Ví dụ như chỉ riêng hệ thống GSD, công ty Protrade – Bình Dương đã phải chi tới 165 nghìn đô la Mỹ. Còn tại công ty may Tiền Tiến, số tiền 600 triệu đồng chỉ đủ để đưa CAD/CAM vào hai trong bốn xí nghiệp trực thuộc. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu những giải pháp với chi phí khá thấp nên giờ đây chi phí không còn là rào cản lớn.
− Tuy nhiên, một trong những yếu tố gây trở ngại lớn nhất là ở quyết tâm của mỗi DN. Việc áp dụng CAD/CAM rất khó khăn, nếu lãnh đạo DN không quyết tâm thì dễ nản lòng và bỏ cuộc. Đặc điểm chung của ngành may là sử
dụng nhiều lao động, trong khi ứng dụng CAD/CAM liên quan trực tiếp đến từng người nên đòi hỏi sự tham gia của tất cả cán bộ và công nhân viên. Khó khăn nhất là thuyết phục được mọi người cùng tham gia, chấp nhận thay đổi thói quen cũ để tiếp cận quy trình quản lý và sản xuất mới. Hơn nữa, mức độ
hiểu biết về CAD/CAM của hầu hết cán bộ quản lý và CN còn hạn chế, do vậy đào tạo để họ thích ứng với quy trình làm việc mới là thử thách lớn. Bên cạnh đó các nhà cung cấp giải pháp chỉ có thể trợ giúp về mặt kỹ thuật, còn
ứng dụng thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả thì mỗi công ty phải tự nghiên cứu để tìm ra mô hình riêng. Quan trọng nhất là hiểu được khả năng và trình
độ tay nghề của từng CN thì mới có thể tổ chức được một dây chuyền vận hành hài hòa giữa các khâu. Nếu xác định được mô hình phù hợp thì hệ thống có thể phát huy tác dụng chỉ trong thời gian ngắn
− Ứng dụng CNTT là để thực hiện được tầm nhìn và tạo dựng tương lai cho DN. Nhưng nếu hệ thống CNTT không phục vụ được người dùng cuối cũng bị xem là thất bại. Vì thế phải xây dựng các CAD/CAM kết và duy trì sự
thay đổi trong tổ chức, để làm sao hệ thống CNTT ứng dụng đơn giản và hiệu quảở tất cả các cấp độ. Mỗi bộ phận phải hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu cụ thể của giải pháp CNTT ở từng góc độ và kết quả cuối cùng đem lại sự
thay đổi rõ rệt thì việc triển khai mới gọi là thành công.
1.4. TỒNG QUAN VỀ ORACLE 1.4.1. Khái quát về Oracle [10]
− Có thể thấy rằng sự thành công của 1 DN ngày nay phụ thuộc lớn vào khả năng có dữ liệu chính xác và kịp thời về các hoạt động của DN để quản lý và phân tích dữ liệu một cách có hiệu quả, kịp thời đưa ra những chiến lược có hiệu quả cho những hoạt động tiếp theo. Nếu không có sự quản lý một cách hữu hiệu đối với lượng dữ liệu ngày 1 lớn này cũng như không thểđáp
ứng các yêu cầu về truy vấn, tìm kiếm…lượng dữ liệu này sẽ trở nên vô nghĩa. Điều này đã thúc đẩy sự cần thiết để có được 1 hệ quản trị CSDL linh hoạt và hiệu quả hỗ trợ các DN trong việc quản lý và sử dụng nguồn thông tin
− Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều hệ quản trị CSDL, Oracle là hệ quản trị
CSDL khá hiệu quả và được các DN ứng dụng nhiều với những tính năng sau: Khả năng thích ứng cao cho mọi quy mô xử lý giao dịch; Tính sẵn sàng cao; An toàn cho hệ thống; Tích hợp Web; Kết nối ứng dụng
1.4.2. Tình hình ứng dụng Oracle trong Dệt may
− Hiện nay Oracle được sử dụng nhiều trong hệ thống ERP Oracle Business Suite là hệ thống quản trị tổng thể DN (Enterprise Resource
Planning), hệ thống ứng dụng giúp DN hoạch định và quản lý tất cả các nguồn lực của mình. Ngoài chức năng quản lý, ERP có thể phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ chi tiết tuỳ theo yêu cầu.
− Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều CĐ. Mỗi CĐ lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ... Do đó, việc triển khai ERP còn phải tính đến các vấn đề cốt tử như: kết nối với hệ thống CAD/CAD/CAM, bài toán cân đối và điều hành dây chuyền may; sựđa dạng của sản phẩm (với các tiêu thức như size, màu, mẫu mã luôn thay đổi).
Nhận xét chung
− Oracle đã được ứng dụng khá nhiều trong ngành May nhưng với công
tác CBC thì hầu như vẫn chưa được áp dụng. Với những tính năng vượt trội
như trên, việc xây dựng phần mềm hỗ trợ CBC trên hệ quản trị CSDL Oracle
được xem là giải pháp khá tối ưu. Oracle có khả năng thích ứng cao cho mọi
quy mô xử lý giao dịch, phân tán các tác vụ thông qua nhiều bộ vi xử lý và
nhiều máy, đặc biệt các nút mạng hoặc các bộ vi xử lý có thể thêm dần vào
cấu hình khi tổ chức và lượng dữ liệu gia tăng với hiệu quả rất cao. Đây là
đặc điểm rất thích hợp với ngành May, do đặc thù quy trình sản xuất ngành
May khá phức tạp, thông tin dữ liệu khá nhiều, với mỗi đơn hàng thì lượng
thông tin lại có sự khác nhau, với mỗi chuyền may ở mỗi đơn hàng cũng có sự
khác nhau về nhân sự, công việc, quy trình, nguyên phụ liệu….Trong đó
chuyền may là nơi tiếp nhận và xử lý lượng thông tin nhiều nhất, vì vậy việc
dùng hệ quản trị cơ sơ dữ liệu Oracle để xây dựng chương trình phần mềm hỗ
1.5. TỔNG QUAN VỀ MA TRẬN KỸ NĂNG (MTKN), [4].
− MTKN là một dạng bảng biểu ghi nhận các thông tin về tình hình tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của CN trong chuyền. Hiện nay ở VN khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ, nhất là trong ngành May nhưng nếu nhìn vấn đề một cách tổng quát hơn ta có thể thấy rằng chuyền trưởng chính là một “MTKN sống”, vì họ chính là người nắm rõ nhất về tình hình tay nghề của CN trong chuyền. Tuy nhiên khi họ vắng mặt hoặc nghỉ việc thì sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý và điều hành chuyền. Vì vậy việc xây dựng và lưu trữ MTKN là điều vô cùng cần thiết. Nhất là trong công tác CBC vai trò của MTKN rất lớn, đây chính là cơ sởđể lựa chọn người CN thích hợp.
− Thông tin trong MTKN đòi hỏi phải trung thực, chính xác với tình hình tay nghề thực tế của CN và phải luôn được cập nhật thường xuyên, có như
vậy mới có thể mang lại hiệu quả cao khi ứng dụng. Có nhiều phương pháp để
xây dựng và cập nhật MTKN như: thông quan sản lượng hàng ngày để đánh giá hiệu suất làm việc từđó đánh giá trình độ tay nghề công nhân. Đối với các DN có sử dụng các hệ thống ghi nhận năng suất tự động thì việc cập nhật MTKN đơn giản hơn rất nhiều so với các DN khác; thông qua kết quả từ các cuộc thi tay nghề công nhân; thông qua kết quả của quá trình đào tạo công nhân; thông qua kinh nghiệm của cán bộ quản lý chuyền.
1.6. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trong sản xuất may, công tác tổ chức quản lý chuyền may là một nhiệm vụ quan trọng và cực kỳ khó khăn, đặc biệt là vấn đề CBC – một trong những điểm nóng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chuyền và cũng làm cho các nhà lãnh đạo DN khá lo lắng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này:
− Tài liệu “Line balancing of sewing systems” của nhóm tác giả Masaru Nakajima, Sei Uchiyama, Yoshito Miura – năm 1981, [13] và “Heuristic-
Based Optimization Models for Assembly Line Balancing in Garment
Industry” của nhóm tác giả Natayanee Ketmateekaroon, Jaramporn
Hassamontr, [14], đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp CBC khá phức tạp trên cơ sở giải quyết 1 loạt các hệ thức và điều kiện ràng buộclàm cho việc CBC trở nên khó khăn và thiếu tính thực tế. Ngoài ra các thao tác về CBC cũng chưa được đi sâu.. Vì vậy phương pháp này chưa thật sự khả thi với điều kiện của ngành May VN. Bên cạnh đó trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng chỉ mới đề cập đến phương pháp CBC bằng cách tính toán thủ công.
− “Quản lý sản xuất ngành may công nghiệp – một cách tiếp cận thực
tiễn” của TS. Nguyễn Minh Hà – Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM – năm 2006, [1]; tác giả đã tổng kết những vấn đề quan trọng nhất trong việc
điều hành sản xuất ngành may công nghiệp, các vấn đề này được rút ra từ lý thuyết và đã được kiểm chứng trong thực tế. Trong nghiên cứu này, tác giả có
đề cập đến vấn đề CBC, tác giả giải quyết vấn đề bằng phương pháp cân đối chuyền trước sản xuất và duy trì sự cân đối chuyền bằng cách sử dụng lượng CN dự trữ (Floating operators). Đây là phương pháp được khá nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng để giải quyết tạm thời tình trạng ứđọng hàng trên chuyền, chưa tận dụng được hết tiềm năng của chuyền. Cần có một phương án chủđộng hơn trong công tác CBC.
− Đề tài “CBC sản xuất trong ngành may – áp dụng tại công ty may Song Ngọc” của tác giả Phạm Duy Tuấn – Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM – năm 2006, [2], đã mô tả phương pháp thực hiện CBC tại 1 chuyền may của công ty may Song Ngọc, cải thiện độ mất CBC từ 39% xuống còn 5,9%. Đề
tài chủ yếu nghiên cứu công tác CBC theo phương án thủ công và cụ thể hơn dùng phương án sử dụng lượng công nhân dự trữ, chưa đề cập đến việc ứng dụng CAD/CAM vào quá trình CBC để nâng cao hiệu quả và sử dụng triệt để
− Đề tài “Phân tích các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất may mặc
đểđịnh hướng đào tạo chuyền trưởng” của tác giả Vũ Lan Phương – Trường
Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM – năm 2000, [3], đã đưa ra nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Song tác giả đặc biệt quan tâm
đến yếu tố con người trong đó tác giả nhấn mạnh và nghiên cứu sâu đến việc
đào tạo chuyền trưởng. Còn vấn đề CBC cũng được tác giả nói đến nhưng đó chỉ là bảng tổng hợp các kinh nghiệm làm việc của các chuyền trưởng mà tác giả đã thu thập được, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu cũng như chưa đưa ra được nội dung đào tạo về CBC cho đối tượng chuyền trưởng.
− Đề tài “Line balancing – Kỹ thuật CBC” của 2 tác giả Trần Thị Kim Luyến Và Trần Thị Ngọc Phương – Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM – năm 2007, [4], đề cập khá chi tiết đến CBC và kỹ thuật CBC, nhóm tác giả này đã phân tích khá kỹ lý thuyết và tiến hành thử nghiệm CBC trên 1 chuyền thực tế tại công ty Protrade. Kết quả là đã nâng sản lượng hàng giờ từ 80 sản phẩm lên 101 sản phẩm. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ
mới dừng lại ở vấn đề CBC được thực hiện tính toán 1 cách thủ công và điều
động CN dựa trên cảm tính của người chuyền trưởng, cũng chưa nêu lên vấn
đềứng dụng CAD/CAM vào quá trình CBC để nâng cao hiệu quả hơn nữa.
− Đề tài “Điều độ sản xuất trong xí nghiệp may, da xuất khẩu 30-4” của tác giả Trần Minh Anh – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM – năm 2001, [5], mô tả phương pháp dùng phần mềm Lingo để giải quyết quá trình điều
độ, lập kế hoạch cho sản xuất. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng hệ thống tin học vào giải quyết công tác điều độ, lập kế hoạch sản xuất chung của xí nghiệp; chưa đi sâu nghiên cứu đến vấn đề cân bằng tại các chuyền sản xuất.
− Đề tài “Ứng dụng vi tính vào trong sản xuất may công nghiệp nhằm
nâng cao năng suất” của tác giả Lê Quang Lâm Thuý – Trường Đại Học Sư
trọng của việc ứng dụng tin học vào quá trình sản xuất, cũng như khảo sát các hệ thống tin học đang được ứng dụng hiện nay trong sản xuất may. Đề tài cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu việc ứng dụng tin học vào công tác CBC.
− Tài liệu “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle” của tác giả Nguyễn Thị Trà Linh – Trường Đại học CNTT TP.HCM – năm 2004, [10], chỉ mới trình bày khái quát về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle, chưa đi sâu phân tích những
ứng dụng cụ thể, chưa đề cập đến việc nghiên cứu cho ngành May.
1.7. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
− Hiện nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý chuyền may, tuy nhiên CBC chỉ được đề cập rất ít, vì vậy vấn đề này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Có một số nghiên cứu khác đã đưa ra một số
phương án CBC chỉ phù hợp trong những điều kiện nhất định hay chỉ hướng về các phương pháp cân bằng cổ điển với quá nhiều chi tiết ràng buộc làm cho việc CBC trở nên khó khăn và thiếu tính thực tế.
− Ngoài ra, do các đề tài chưa đi sâu tìm hiểu về thực tế CBC tại các DN may nên phương án CBC đưa ra chưa thật sự phù hợp. Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến công tác CBC, do đó để giải quyết ổn thỏa vấn đề này cần có quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tếđể có thểđưa ra các phương án phù hợp trong điều kiện của các DN VN.
− Bên cạnh đó, xu hướng tin học hoá toàn cầu cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng tin học vào trong quá trình sản xuất là một nhu cầu thiết yếu – đặc biệt là trong công tác CBC. Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập cụ thể về vấn đề này, chỉ mới dừng lại ở khảo sát mức độ