Nghiên cứu xác định tính chất tiện nghi của vải len và vải pha len

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các tính chất cơ lý vải len và vải pha len đến (Trang 31 - 34)

len

Tính tiện nghi là một nhóm tính chất quan trọng của vải may mặc đối với ngƣời sử dụng. Xơ len có khả năng hút ẩm rất tốt, vải len mềm mại, khả năng chống nhàu cao. Một trong những đặc điểm khá khác biệt của xơ len so với các loại xơ dệt khác đó là xơ len có độ quăn tự nhiên, trên bề mặt xơ có lớp vảy sừng có tác dụng bao bọc, che phủ cho xơ len. Với các đặc điểm nhƣ vậy của xơ len thì các tính chất của vải len chắc cũng sẽ có những điểm khác so với các loại vải đƣợc tạo ra từ các loại xơ dệt khác. Để có câu trả lời chính xác đề tài sẽ xác định một số các tính chất có liên quan đến tính tiện nghi của sản phẩm len và pha len.

* Độ thoáng khí

Đề tài sẽ xác định tính thoáng khí của vải theo tiêu chuẩn ISO 9237: 1995 [12] tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội trên thiết bị M021A, Air permeability Tester (Thụy Sĩ) (Hình 2.2).

* Độ thông hơi

Cùng với độ thoáng khí, độ thông hơi của vải cũng là tính chất quyết định đến tính tiện nghi của sản phẩm may mặc.

Để xác định độ thông hơi của vải len và vải pha len, đề tài sẽ sử dụng thiết bị (hình 2.3) và tiêu chuẩn UNI 4818-26 [13] để đo độ thông hơi của vải. Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội

* Độ rủ

Độ rủ liên quan trực tiếp tới độ mềm của vải và khả năng tạo dáng cho sản phẩm may hay ngoại quan của sản phẩm may nói chung và sản phẩm veston nói riêng.

Hình 2.3: Thiết bị đo độ thông hơi của vải

Hình 2.5: Dụng cụ xác định góc hồi nhàu

Để xác định độ rủ, có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn nhƣ: BS 5058, ISO 9073/9, NF G07-109. Trong đề tài sẽ sử dụng thiết bị (hình 2.4) và phƣơng pháp đánh giá hệ số độ rủ theo tiêu chuẩn NF G07-109 (tiêu chuẩn Pháp) [10] đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

* Độ nhàu

Cùng với độ rủ, độ nhàu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá tính tiện nghi cảm giác và tính bảo quản của sản phẩm may mặc. Vải có tính tiện nghi sinh lý nhiệt tốt nhƣng lại có tính tiện nghi cảm giác không tốt ví dụ nhƣ vải rất dễ nhàu, cứng…cũng sẽ làm giảm giá trị sử dụng của vải, thậm chí còn làm giảm cả giá trị thƣơng mại của vải.

Để đánh giá độ nhàu của vải len và vải pha len, nghiên cứu tiến hành đo góc hồi nhàu của vải theo tiêu chuẩn TCVN 5444 [6] để xác định góc hồi nhàu của vải trên thiết bị Guido Hand (hình 2.5). Thí nghiệm này đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hình 2.6: Hệ thống thiết bị Kawabata

2.4.1.4 Nghiên cứu xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của vải len và vải pha len

Nhƣ đã nói ở phần trên, xơ lên có độ quăn tự nhiên và trên bề mặt của nó có lớp vải sừng che phủ do đó tính chất bề mặt: Nhƣ hệ số ma sát, độ gồ ghề của bề mặt nên bề mặt của vải len và pha len chắc cũng có điểm khác biệt với các loại vải dệt khác.

Trong nghiên cứu này sẽ xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của các mẫu vải len và pha len trên hệ thống thiết bị Kawabata (Hình 2.6).

Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các tính chất cơ lý vải len và vải pha len đến (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)