- Hiện nay ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp may đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất Veston phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khuẩn.
- Phần lớn các doanh nghiệp may sản phẩm Veston xuất khuẩn là gia công cho các hãng nƣớc ngoài nên ít chú trọng đến khâu nghiên cứu các tính chất cơ lý của vải, đặc biệt là các tính chất cơ lý có ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất cho sản phẩm Veston này.
- Trong các loại vải sử dụng để may sản phẩm Veston thì vải len và vải pha len là những nguyên liệu có giá trị cao sẽ tạo ra sản phẩm cao cấp, có thể đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp khi sản xuất loại sản phầm này.
- Vải len đƣợc tạo ra từ xơ len lông cừu có nhiều tính chất cơ lý tốt với những ƣu điểm nổi bật nhƣ: Mềm mại, hút ẩm tốt, khả năng co giãn tốt, chống
nhàu cao…Bên cạnh đó vải từ xơ len lông cừu cũng có những hạn chế về: Khả năng chịu nhiệt, độ bền cơ học, khả năng ổn định kích thƣớc hình dáng. Với các đặc điểm nhƣ vậy thì tính chất cơ lý của vải len và vải có pha thành phần len chắc sẽ có ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất sản phẩm Veston nam. Đây cũng chính là hƣớng nghiên cứu mà trong các phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập tới.
- Việc hiểu biết và nắm chắc các tính chất cơ lý của nguyên liệu trong quá trình sản xuất may sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động, kiểm soát tốt trong công nghệ và thiết kế sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi gia công sản sản phẩm từ các loại nguyên liệu khác nhau, từng bƣớc giúp cho các doanh nghiệp sẵn sàng chuyển sang hình thức sản xuất ODM phù hợp với chiến lƣợc phát triển của ngành dệt may trong thời gian tới.
CHƢƠNG II
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các đặc trƣng về cấu trúc và tính chất cơ - lý của một số mẫu vải len và vải pha len dùng trong may mặc trên thị trƣờng Việt Nam
- Xác định ảnh hƣởng của một số tính chất cơ lý vải len và pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quá trình sản xuất Veston nam
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Vải sử dụng trong nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vải dệt thoi sử dụng trong công nghiệp may, bao gồm hai nhóm vải chính: Vải len 100% và vải pha len 50% PET. Vải là sản phẩm của Công ty CP Dệt lụa Nam Định và trên thị trƣờng.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, kết hợp khảo sát thực tế sản xuất và thực nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy thuộc trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm sản xuất dịch vụ thuộc trƣờng Cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Trong quá trình sản xuất hàng may mặc rất cần thiết phải hiểu rõ đặc tính cấu trúc, các tính chất cơ lý của loại vải sử dụng để kiểm soát tốt trong quá trình công nghệ và thiết kế đặc biệt là các loại vải có những tính chất đặc biệt nhƣ : Đàn hồi co giãn tốt hay những loại vải mà tính chất của chúng có thể tác động nhiều đến quá trình công nghệ và thiết kế các sản phẩm may. Với lý do đó đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu các đặc trƣng cấu tạo và tính chất của một số mẫu vải len và pha len đang đƣợc sử dụng trên thị trƣờng Việt Nam.
2.4.1. Nghiên cứu xác định một số tính chất của vải len và vải pha len 2.4.1.1 Nghiên cứu xác định các đặc trƣng cấu trúc của vải len và pha 2.4.1.1 Nghiên cứu xác định các đặc trƣng cấu trúc của vải len và pha len
Hình 2.1 : Thiết bị kiểm tra đa năng AND
Đề tài sẽ tiến hành xác định các đặc trƣng cấu trúc theo các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế nhƣ : Chi số sợi (TCVN 5094), mật độ sợi (TCVN 1753), kiểu dệt (TCVN 4897) và đặc trƣng về kích thƣớc và khối lƣợng : Khối lƣợng g/m2 (TCVN 5096), độ dày (TCVN 5071) của các mẫu vải. Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2.4.1.2 Nghiên cứu xác định tính chất cơ học của vải len và vải pha len
Độ bền kéo đứt là một chỉ tiêu cơ lý quan trọng đối với mọi loại vật liệu dệt nói chung và vải may mặc nói riêng. So với các loại vải khác nhƣ: bông, tơ tằm, PET, PA…thì vải len là loại vải có độ bền cơ học thấp hơn nhƣng lại có khả năng co giãn rất tốt. Tuy nhiên kết quả cụ thể thế nào thì cần phải kiểm tra để có thể kết luận chính xác đƣợc.
Để xác định độ bền và độ giãn đứt của vải có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhƣ: TCVN 1754, TCVN 4635, ASTM D5035, EN ISO 1421…Trong đề tài sẽ sử dụng TCVN 1754 [4] để xác định độ bền, độ giãn của các mẫu vải len và vải pha len. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội trên thiết bị kiểm tra đa năng AND (Nhật Bản) (Hình 2.1)
Hình 2.2: Thiết bị đo độ thoáng khí
2.4.1.3 Nghiên cứu xác định tính chất tiện nghi của vải len và vải pha len len
Tính tiện nghi là một nhóm tính chất quan trọng của vải may mặc đối với ngƣời sử dụng. Xơ len có khả năng hút ẩm rất tốt, vải len mềm mại, khả năng chống nhàu cao. Một trong những đặc điểm khá khác biệt của xơ len so với các loại xơ dệt khác đó là xơ len có độ quăn tự nhiên, trên bề mặt xơ có lớp vảy sừng có tác dụng bao bọc, che phủ cho xơ len. Với các đặc điểm nhƣ vậy của xơ len thì các tính chất của vải len chắc cũng sẽ có những điểm khác so với các loại vải đƣợc tạo ra từ các loại xơ dệt khác. Để có câu trả lời chính xác đề tài sẽ xác định một số các tính chất có liên quan đến tính tiện nghi của sản phẩm len và pha len.
* Độ thoáng khí
Đề tài sẽ xác định tính thoáng khí của vải theo tiêu chuẩn ISO 9237: 1995 [12] tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội trên thiết bị M021A, Air permeability Tester (Thụy Sĩ) (Hình 2.2).
* Độ thông hơi
Cùng với độ thoáng khí, độ thông hơi của vải cũng là tính chất quyết định đến tính tiện nghi của sản phẩm may mặc.
Để xác định độ thông hơi của vải len và vải pha len, đề tài sẽ sử dụng thiết bị (hình 2.3) và tiêu chuẩn UNI 4818-26 [13] để đo độ thông hơi của vải. Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội
* Độ rủ
Độ rủ liên quan trực tiếp tới độ mềm của vải và khả năng tạo dáng cho sản phẩm may hay ngoại quan của sản phẩm may nói chung và sản phẩm veston nói riêng.
Hình 2.3: Thiết bị đo độ thông hơi của vải
Hình 2.5: Dụng cụ xác định góc hồi nhàu
Để xác định độ rủ, có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn nhƣ: BS 5058, ISO 9073/9, NF G07-109. Trong đề tài sẽ sử dụng thiết bị (hình 2.4) và phƣơng pháp đánh giá hệ số độ rủ theo tiêu chuẩn NF G07-109 (tiêu chuẩn Pháp) [10] đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
* Độ nhàu
Cùng với độ rủ, độ nhàu cũng là một chỉ tiêu để đánh giá tính tiện nghi cảm giác và tính bảo quản của sản phẩm may mặc. Vải có tính tiện nghi sinh lý nhiệt tốt nhƣng lại có tính tiện nghi cảm giác không tốt ví dụ nhƣ vải rất dễ nhàu, cứng…cũng sẽ làm giảm giá trị sử dụng của vải, thậm chí còn làm giảm cả giá trị thƣơng mại của vải.
Để đánh giá độ nhàu của vải len và vải pha len, nghiên cứu tiến hành đo góc hồi nhàu của vải theo tiêu chuẩn TCVN 5444 [6] để xác định góc hồi nhàu của vải trên thiết bị Guido Hand (hình 2.5). Thí nghiệm này đƣợc thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.6: Hệ thống thiết bị Kawabata
2.4.1.4 Nghiên cứu xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của vải len và vải pha len
Nhƣ đã nói ở phần trên, xơ lên có độ quăn tự nhiên và trên bề mặt của nó có lớp vải sừng che phủ do đó tính chất bề mặt: Nhƣ hệ số ma sát, độ gồ ghề của bề mặt nên bề mặt của vải len và pha len chắc cũng có điểm khác biệt với các loại vải dệt khác.
Trong nghiên cứu này sẽ xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của các mẫu vải len và pha len trên hệ thống thiết bị Kawabata (Hình 2.6).
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2.4.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tính chất cơ lý vải len và vải pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quy trình sản xuất veston đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quy trình sản xuất veston nam
2.4.2.1 Ảnh hƣởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến khả năng giữ nếp khi là rẽ các chi tiết của sản phẩm veston nam nếp khi là rẽ các chi tiết của sản phẩm veston nam
Trong quá trình sản xuất Veston thì quá trình là rẽ các chi tiết là khâu rất quan trọng giúp tạo phom dáng cho sản phẩm đặc biệt là phần thân trƣớc, phần ngực, vai, dễ dàng trong việc may ráp các chi tiết của sản phẩm cũng nhƣ tạo mỹ quan cho sản phẩm khi mặc. Tuy nhiên do đặc tính chống nhàu tốt của vải len
nên chỉ sau một thời gian rất ngắn thì các phần là rẽ không giữ đƣợc các nếp sau khi là, có thể dính vào nhau hoặc lật về một phía gây khó khăn cho các quá trình gia công tiếp theo, làm giảm ngoại quan cho sản phẩm.
Để xác định đƣợc ảnh hƣởng của khả năng chống nhàu đến đến quá trình giữ nếp của các chi tiết sau khi là rẽ, đề tài sẽ đo góc phục hồi nhàu của các mẫu vải len và vải pha len sau các thời gian là ép khác nhau.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội trên thiết bị Guido Hand (Hình 2.5).
2.4.2.2. Ảnh hƣởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến khả năng giữ nếp của vải khi là rẽ các chi tiết của sản phẩm veston nam khi có dung giữ nếp của vải khi là rẽ các chi tiết của sản phẩm veston nam khi có dung dịch Siroset
Để khắc phục hiện tƣợng không giữ đƣợc nếp của các chi tiết của sản phẩm len và pha len, trong thực tế sản xuất công nghiệp khi gia công các mặt hàng len và pha len ngƣời ta thƣờng sử dụng dung dịch có tên là Siroset xịt vào các chi tiết cần là rẽ sau đó mới là ép mục đích là định hình và giữ nếp sau khi là (Hình 2.7).
Để thấy đƣợc tác dụng của dung dịch Siroset đến khả năng định hình và giữ nếp các chi tiết sau khi là rẽ, nghiên cứu sẽ tiến hành phun dung dịch Siroset vào các mẫu vải len và pha len trƣớc khi là sau đó sẽ đo lại góc phục hồi sau những khoảng thời gian xác định.
Hình 2.7: Mô phỏng quá trình xịt dung dịch Siroset trƣớc khi là rẽ
Thí nghiệm này cũng đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2.4.2.3 Ảnh hƣởng độ co sau giặt của vải len và vải pha len đến thông số thiết kế sản phẩm veston nam số thiết kế sản phẩm veston nam
Độ co của vải là yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng dƣ cử động và kích thƣớc của sản phẩm trong quá trình thiết kế các sản phẩm may mặc nói chung và đặc biệt đối với sản phẩm veston đòi hỏi độ ôm sát và vừa vặn thì yếu tố độ co lại càng quan trọng. Thông thƣờng độ co dọc của vải sẽ ảnh hƣởng đến chiều dài của sản phẩm sau quá trình giặt. Tùy vào độ co dọc của vải mà trong quá trình thiết kế sẽ cộng thêm từ 0.5 đến 2cm. Độ co ngang của vải sẽ ảnh hƣởng đến độ ôm sát cơ thể khi mặc sản phẩm sau quá trình giặt. Tùy vào độ co dọc của vải mà trong quá trình thiết kế cũng sẽ cộng lƣợng dƣ cử động từ 0.5 đến 2cm.
Để xác định độ co của vải len và vải pha len, đề tài sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 6330 trên máy giặt Electrolux E1280 (Hình 2.8) tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may da giầy - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình 2.8: Thiết bị giặt mẫu Electrolux E1280
2.4.2.4 Ảnh hƣởng độ co nhiệt của vải len và vải pha len đến thông số thiết kế sản phẩm veston nam thiết kế sản phẩm veston nam
Trong quá trình thiết kế các sản phẩm Veston thông thƣờng các chi tiết của sản phẩm nhƣ : Thân trƣớc, thân sau, tay… Của sản phẩm thƣờng đƣợc là ép
khá nhiều. Tuy nhiên với vải len có độ co nhiệt khá cao, việc là ép nhƣ vậy sẽ làm thay đổi kích thƣớc của các chi tiết sản phẩm. Do đó trong quá trình cắt may Veston các chi tiết trƣớc khi ép phom thƣờng đƣợc cắt dƣ ra một lƣợng khoảng từ 5 - 8cm để đề phòng việc co nhiệt của vải gây ra. Trong sản xuất may công nghiệp, việc tính toán nhƣ vậy là không hợp lý, gây lãng phí về nguyên liệu cũng nhƣ rất khó chủ động trong việc tính toán thiết kế. Việc xác định độ co nhiệt của vải len và pha len là cần thiết để có thể tính toán chính xác các thông số thiết kế cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Để xác định ảnh hƣởng của độ co nhiệt đến thông số thiết sản phẩm Veston, thí nghiệm sẽ đƣợc thực hiện tại Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội.
2.5 Kết luận
Để đạt đƣợcmục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu thực nghiệm của luận văn sẽ bao gồm:
- Nghiên cứu xác định các đặc trƣng cấu trúc của vải len và vải pha len
-Nghiên cứu xác định tính chất cơ học của vải len và vải pha len
- Nghiên cứu xác định tính chất tiện nghi của vải len và vải pha len
-Nghiên cứu xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của vải len và vải pha len
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của tính chất cơ lý vải len và vải pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quy trình sản xuất veston nam
- Quá trình nghiên cứu thực nghiệm sẽ đƣợc tiến hành tại Trung tâm thí nghiệm vật liệu dệt may da giầy và Trung tâm dịch vụ sản xuất của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu tính chất của vải len và vải pha len
3.1.1. Kết quả xác định đặc trƣng cấu trúc của vải len và vải pha len
Bảng 3.1: Kết quả nghiên đặc trƣng cấu trúc của vải len và vải pha len. Mẫu vải Thành phần len (%) Chi số sợi (Nm) Mật độ
(Số sợi/inch) Kiểu dệt Khối lƣợng (g/m2) Dọc Ngang Dọc Ngang
LE1 100 34 34 74 64 Vân chéo 187
LE2 100 34 34 78 50 Chéo gẫy 194
LE3 100 26 26 88 82 Vân chéo 208
PLE1 50/50PET 34 34 57 60 Vân điểm 160