Giới thiệu về chanh dây

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phát triển sản phẩm -chanh dây lên men (Trang 32 - 37)

2.1. Ngun gc và đặc đim

Chanh dây còn gọi là lạc tiên, chum bao, chanh leo, mát mát, dây mát,mê ly... Tên khoa học là: passiflora edulis. Thuộc họ passifloraceae, bộ violales. Chi passiflora hiện

có hơn 400 loài, trong đó có khoảng 60 loài cho trái ăn được. Tên tiếng Anh là: Passion Fruit.

Chanh dây là loại cây leo nhiệt đới có nguồn góc từ nam Brazil, sau đó được mang sang Úc và Châu Âu từ thế kỷ XIX. Là loại cây ăn trái có triển vọng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam chanh dây được trồng nhiều ở Đà Lạt, đồng bằng

Sông Cửu Long (Cần thơ, An Giang, Kiên Giang,).

Nước quả trái chanh dây có hương thơm, vị ngọt và có hàm lượng axit khoảng 2%. Dịch quả chứa nhiều Vitamin A và C cùng nhiều nguyên tố vi lượng có ích cho tim

mạch… Quả có vỏ dày nên thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản lâu.

2.1.5. Cây.

Cây chanh dây rất dễ trồng, ưa đất khô ráo, cần ít nước, sống được cả nơi sỏi đá hoặc đất cát. Cây đạt

độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, có thể dài đến 15m, cho thu hoạch tốt trong vòng 5 – 6 năm. Chanh dây là loại cây leo bằng tua cuốn đơn mộc ở phía đối diện ở

lá, có chiều dài 20 – 40cm.

2.1.6. Hoa

Hoa đơn tính, mọc từ nách lá. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành óng ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. Do

hoa đẹp nên được nhiều nơi trồng làm cây cảnh. Hoa chanh dây có tác dụng an thần nhẹ và có khả năng "ru" ngủ. Hoa chanh dây đã và đang được nhiều nước dùng để điều trị cho những trẻ em dễ bị

kích động hoặc có vấn đề bất ổn về thần kinh, chữa bệnh hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, chứng mất ngủ, và các khó chịu của hội chứng tiền mãn kinh.

2.1.7. Quả

Trái chanh dây hình cầu hoặc bầu dục, kích thước 4,5 – 7cm, màu tím sậm hay vàng chanh, tự rụng khi chín, vỏ quả trơn láng bóng. Vỏ quả mỏng cứng, trung bì màu xanh, nội quả bì màu trắng. Trái mang nhiều hột có cơm mềm, mùi thơm rất quyến rũ, hấp dẫn. Dịch quả đạt 40% so với trọng lượng quả. Phần dịch chứa nhiều axit lấy ra thêm đường cô đặc và chế biến nước giải khát, rượu hay mứt... Chanh dây có hàm lượng đường vừa phải (8,5g gluxit/100g), thấp hơn một số loại trái cây thông

thường khác (trung bình là 9-12g/100g), nhưng phần lớn lượng đường này là fructose có độ ngọt cao (so với đường saccharoza), vì vậy chanh dây vẫn có vị ngọt. Mặc dù nó còn chứa các loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric (3,9g/100g, ít chua hơn trái chanh). Ngoài ra, trong chanh dây còn có một tỉ lệ chất nhất định protein, lipid, các chất khoáng và chất vi lượng như sắt, photpho, kẽm, magnesium,… nhiều loại vitamin

đặc biệt là vitamin C và nhất là chất xơ. Về năng lượng cung cấp, chanh dây tương

đương với xòai, xơri, về magnesium, tương đương với chuối… Dịch quả cho vào NGK, làm kem... thì hương vị thật thơm mát. Quả có hai loại:

- Dạng trái tím: Có vỏ trái màu tím đến tím sậm, trái nhỏ. Cây có tua dây, nhành và gân lá màu xanh. Dạng này phổ biến ở vùng có khí hậu mát, như Đà Lạt, Tây Nguyên - Việt Nam và cho hương vị trái ngon nhất.

- Dạng trái vàng: Vỏ trái màu vàng chanh, trái lớn hơn dạng trái tím, cây có tua dây, nhánh và gân lá ửng đỏ tím. Hoa lớn và có tràng màu tím sậm hơn dạng trái tím,

đồng thời dây cũng mộc mạnh hơn. Dạng này chịu nóng, thích hợp với vùng có cao độ

thấp (0 – 800m) nhưở Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.1.8. Thu hoạch và bảo quản chanh dây

Thu hoạch chanh dây tốt nhất khi quả chín. Trong quá trình thu hái nên cắt để

tránh ảnh hưởng đến cây. Với điều kiện mát mẻ như Lâm Đồng thì quả chanh dây có thể bảo quản 5-7 ngày. Nhưng ở trong điều kiện nóng như ở TP.HCM thì trái chanh dây chỉ bảo quảnđược khoảng 4 ngày.

2.2. Thành phn hóa hc và vai trò ca chanh dây

2.2.1. Thành phần hóa học.

Quả chanh dây gồm rất nhiều chất, có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng đáng kể. Ở những nơi khác nhau thì thành phần hóa học của trái chanh dây là khác nhau.

Bảng 1.1: Thành phần hóa học của trái chanh dây cho 100g dịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần Hàm lượng Nước 66 – 84% Protein 0.7 – 1.5% Chất béo 0.2 – 0.3% Gluxit 14.5 – 32.4% Khoáng 0.5 – 0.8% Xơ 0.6 – 0.8% Ca 4 – 17mg P 35 – 64mg Fe 0.4 – 2.1mg Vitamin C 30g Vitamin A 700 – 2410 IU Niacin 1.5 – 2.2mg Đường 8.5g Glucid/ 100g Acit citric 3.9/100g

2.2.2. Vai trò của chanh dây.

Quả chanh dây có tác dụng chữa bệnh, kể cả lá, thân, hoa. Trong y học, cả hoa, lá, trái và vỏ trái chanh dây đều được dùng để chữa bệnh. Nước ép chanh dây, đặc biệt là lá chanh dây, có chứa chất alkaloids giúp làm hạ huyết áp, an thần, giảm đau, và chống lại tác động của các cơn co thắt.

Chanh dây rất giàu vitamin C. Vitamin C chính là chất chống oxy hóa và chống viêm nhiễm. Do đó có thể giúp chúng ta giảm các triệu chứng hen suyễn.

Chanh dây là loại quả có nhiều chất xơ, chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nó có thể

ngừa bệnh tim mạch vành ngoài ra còn giữ được lượng cholesterol. Giàu đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chanh dây có vị ngọt và vị chua nên người ta thường dùng nước ép từ quả để làm nước giải khát và thanh nhiệt. Chanh dây có chứa thành phần gây ngủ và rất tốt để thư giãn, nên uống chanh dây trước khi đi ngủ để giấc ngủ

của bạn sâu hơn.

Hoa chanh dây có tác dụng an thần nhẹ. Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể

chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenol. Trái chanh dây không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ tuyệt hảo, và giúp làm dịu các cơđang bịcăng cứng.

Ở nhiều nước, người ta dùng trái chanh dây để chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, kết hợp hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, yaourt... Còn ở nước ta, cách dùng phổ biến nhất là nấu với nước đường và pha với đá

để làm nước uống giải khát. Chanh dây cũng thật tuyệt vời khi được trộn chung với sữađặc. Hương thơm đặc trưng của chanh dây cùng vị chua nhè nhẹ kết hợp với vị béo và ngọt của sữa tạo thành một món giải khát hỗn hợp không thể nào quên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phát triển sản phẩm -chanh dây lên men (Trang 32 - 37)