Khảo sát mô phỏng ảo trên phần mềm APEX 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 56)

Quy trình khảo sát mô phỏng ảo trên phần mềm APEX 3

1: Nhập thông số chi tiết sản phẩm quần định hình trên phần mềm APEX 3

2: Mở file mẫu 2D

3: Khai báo đặc tính, thông tin cơ lý của nguyên liệu

4: Sắp xếp và định nghĩa các chi tiết mặc trên ma nơ canh ảo

5: Quy định đường may ráp các chi tiết mẫu

6: Điều chỉnh thông số ma-nơ-canh ảo theo thông số đối tương thực tế

7: Mô phỏng may và mặc thử trên người mẫu ảo

8: Khảo sát độ ném ép gf/cm2 – mmHg trên người mẫu ảo

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm

Trong luận văn, để khảo sát quy trình thiết kế sản phẩm dệt kim quần định hình thẩm mỹ sản xuất từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao, tác giả đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel là phần mềm được thiết lập với nhiều chức năng hỗ trợ tính toán hữu hiệu cho phân tích và khảo sát dữ liệu, hiển thị và xử lý ảnh, vẽ đồ thị, biểu diễn đồ họa trong không gian 2 hoặc 3 chiều…

Việc xử lý và tính toán số liệu được sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện các nội dung xử lý kết quả nghiên cứu như sau: Lập bảng tính Excel để xử lý số liệu thí nghiệm. Vẽ đồ thị thể hiện trực quan kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

2.4. Kết luận chƣơng 2

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu 3 mẫu vải dệt kim được mua trên thị trường đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào thí

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 49 HV: Chu Thị Ngọc Thạch nghiệm như: kiểu dệt, độ giãn, độ dày, khối lượng riêng, mật độ sợi được thể hiện trong (bảng 3.3)

Luận văn đã tiến hành khảo sát thị trường về sản phẩm định hình đối với một số hãng có thương hiệu như: Triumph, Wacoal, Basic, Sorella, Ibasic. Từ những sản phẩm khảo sát tác giả có ứng dụng và phát triển vào việc thiết kế sản phẩm quần định hình như kiểu dáng, chất liệu, các đường may trên sản phẩm.

Dựa vào những tính chất cơ lý của vải tác giả đã lựa chọn mẫu vải phù hợp trong số mẫu vải này thể hiện các thông số kỹ thuật và độ giãn vải hợp lý nhất để sản xuất sản phẩm quần định hình. Từ những kết quả thí nghiệm về độ giãn vải xây dựng công thức thiết kế.

Khảo sát xây dựng qui trình thiết kết quần định hình thẩm mỹ. Từ những trình tự may quần lót cơ bản và những khảo sát sản phẩm thực tế ứng dụng xây dựng trình tự may quần định hình thẩm mỹ.

Sử dụng phần mềm Apex 3 để vẽ sản phẩm quần định hình, xác định khả năng chỉnh hình theo áp lực, phụ thuộc vảo độ giãn của vải ở các mức độ khác nhau. Xác định lực nén ép để đánh giá áp lực (gf/cm2) trên cơ thể người mẫu ảo.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 50 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

CHƢƠNG III.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát thị trƣờng về sản phẩm định hình

Sau hai đợt khảo sát thị trường 15/01/2014 và 30/11/2014 tác giả đã tìm hiểu, khảo sát đối với các sản phẩm quần định hình tại các trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội. Đến với một số hãng có thương hiệu như: Triumph, Wacoal, Basic, Sorella, Ibasic. Kết quả đạt được như sau:

Các hãng sản xuất quần định hình đều có rất nhiều mẫu quần đa dạng và phong phú, từ sản phẩm dệt định hình, sản phẩm dệt bán định hình, các sản phẩm cắt may bổ mảnh nhằm tạo dáng cho sản phẩm cũng như định hình khuôn người.

Các thành phần sợi được nhà sản xuất sử dụng thường là những thành phần: Nylon, Cotton, Polyurethane, Elastane, Polyamide, Viscosa, Altrefibre.

Giá thành sản phẩm quần định hình cũng rất đa dạng từ 299.999đ đến 1.700.000đ cụ thể đối với từng hãng sản xuất như sau:

* Sản phẩm quần Wacoal:

Wacoal là một nhà sản xuất đồ lót trên toàn thế giới thiết kế may mặc thân thiện. Kinh doanh của họ thiết lập ở các nước châu Á, Mỹ và châu Âu. Wacoal sản xuất brassieres, quần áo lót, quần định hình và phụ kiện cho phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau.

Một số sản phẩm quần Wacoal

- Mẫu 1: Quần có dáng thân vừa có các đường bổ thân họa tiết hoa văn trang trí bắt mắt, với giá 759.000. Ở sản phẩm này khi mặc phần dưới rất ôm dáng đẹp có độ nén ép tương đối tốt nhưng do thân quần chưa đủ độ cao nên phần trên cạp quần bị độ nén ép ở phía dưới đẩy phình lên. Các đường may trên sản phẩm chủ yếu sử dụng mũi may vắt sổ và mũi may trần diễu.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 51 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Hình 3.1. Ảnh khảo sát thị trƣờng sản phẩm quần Wacoal

- Mẫu 2: Quần có dáng thân cao, các đường bổ trang trí trên thân trước tạo

cảm giác cứng cáp, các đường bổ thân sau nhằm định hình phần mông, với chất liệu nynon, cotton, Polyurethane. Giá sản phẩm 990.000đ. Ở sản phẩm này phần đũng quần được thiết kế mở có móc cài tiện dụng trong quá trình sử dụng. bên cạnh sự tiện ích đó phần móc cài cũng là nguyên nhân gây cảm giác cứng cộm không thoải mái cho người sử dụng khi mặc.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 52 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Hình 3.2. Ảnh sản phẩm quần Wacoal có móc cài

- Mẫu 3: Quần định hình bụng, mông, đùi với sản phẩm này thiết kế kiểu

cách cầu kỳ, phần thân trước được thiết kế bổ mảnh rất cá tính, thân sau được thiết kế các đường cắt dọc nhằm tạo dáng định hình phần mông. Mầu sắc và chất liệu vải tốt, sản phẩm có độ nén ép mạnh giúp định hình cơ thể. Các đường may dọc quần, may đũng trước, sau sử dụng mũi may 514 thực hiện trên máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ. Các đường may trên cạp, đường may bổ thân sau sử dụng dạng mũi may 304. Giá thành sản phẩm cao từ 1.299.000 - 1.700.000đ.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 53 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

* Sản phẩm quần Triumph:

Triumph cũng là một nhà sản xuất đồ lót hàng đầu trên thế giới và kinh doanh hoạt động tại 120 quốc gia. Họ sản xuất và bán các loại đồ lót, mỗi dòng sản phẩm có phong cách và cái nhìn riêng.

Hình 3.4. Ảnh khảo sát thị trƣờng sản phẩm quần Triumph

Sản phẩm quần Triumph dáng thân cao tại cửa hàng chỉ còn các sile lớn như XL, XXL đối với sản phẩm này có kiểu cách mẫu mã, mầu sắc và chất liệu vải tốt. Thiết kế rất trang nhã, phần thân trước được thiết kế liền mảnh, thân sau được thiết kế các đường cắt dọc nhằm tạo dáng định hình phần mông. Sản phẩm có độ nén ép mạnh giúp định hình cơ thể. Phần chun cạp được giáp nối rất êm không gây cảm giác khó chịu cho người mặc. Các đường may dọc quần, may đũng trước, sau sử dụng mũi may 514 thực hiện trên máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ. Các đường may trên cạp, đường may bổ thân sau sử dụng dạng mũi may 304. Đường may viền ống quần sử dụng mũi may 406 thực hiện trên máy trần diễu.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 54 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Hình 3.5. Một số hình ảnh sản phẩm quần định hình Triumph * Sản phẩm quần Basic: (hàng Việt Nam)

Quần định hình bụng, mông, đùi với sản phẩm này thiết kế kiểu cách cầu kỳ, phần thân trước được thiết kế bổ mảnh rất cá tính, phía trước cạp không có chun, thân sau được thiết kế các đường cắt dọc nhằm tạo dáng định hình phần mông. (Theo cảm nhận khách quan của tác giả thấy phần mông phía sau có độ phồng nhiều hơn so với các sản phẩm cùng dạng). Thành phần sợi 85% nylon, 15% polyurethane sản phẩm có độ nén ép mạnh giúp định hình cơ thể. Tuy nhiên ở sản phẩm này cảm giác sờ tay có độ thô giáp không mềm mại như các sản phẩm khác. Các đường may

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 55 HV: Chu Thị Ngọc Thạch đũng trước, sau sử dụng mũi may 514 thực hiện trên máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ. Các đường may trên cạp, đường may bổ thân sau sử dụng dạng mũi may 304. Giá thành sản phẩm 299.000đ.

Hình 3.6. Ảnh sản phẩm quần Basic định hình bụng, đùi * Sản phẩm quần Sorella:

Quần có dáng thân cao với các đường bổ trang trí tạo điểm nhấn và cũng nhằm tạo dáng cho sản phẩm. Đối với sản phẩm này nhà thiết kế đã đưa thêm thanh định hình nhằn định hình khi mặc đảm bảo phẳng thẳng và dữ cho phần cạp không bị gập xuống khi hoạt động. Giá thành sản phẩm 649.900.

Hình 3.7. Ảnh sản phẩm quần định hình Sorella

Dữ liệu được thu thập bởi sức mua tại các cửa hàng tham quan là không cao. Bằng cách thu thập và phân tích các thông tin thu thập được, nó là hữu ích để tìm ra

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 56 HV: Chu Thị Ngọc Thạch các xu hướng thị trường của sản phẩm định hình, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và sở thích trên thị trường. Những sở thích tương ứng với các phong cách, màu sắc, giá cả, vật liệu sử dụng và các công nghệ được áp dụng. Tuy nhiên, người tiêu dùng có nhiều khả năng chú ý, nếu sản phẩm được thiết lập ở một mức giá thân thiện với người tiêu dùng trong thời điểm kinh tế thị trường khó khăn.

* Đối với các sản phẩm định hình nói trên nhìn chung có giá thành tương đối cao với thu nhập bình thường có lẽ không ai dám mua những sản phẩm có giá từ 500.000đ trở lên, vì dù gì đi chăng nữa đó cũng chỉ là những sản phầm mặc trong. Khi sử dụng sản phẩm tối đa cũng chỉ trong khoảng thời gian từ 8 tháng đến 1 năm.

3.2. Xác định thông số công nghệ của sản phẩm thí nghiệm

Ba mẫu vải nghiên cứu đã thu được các thông số công nghệ như sau (Bảng 3.1):

Bảng 3.1. Bảng thông số công nghệ của vải dùng thí nghiệm Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Mẫu vải 1 Mẫu vải 2 Mẫu vải 3 Tiêu chuẩn thử nghiệm Độ dày mm 0.57 0.78 0.84 TCVN 6131- 1: 1996 Khối lượng g/m2 270.9 260.3 314.4 TCVN 1748 – 2007 Kiểu dệt Interlock Interlock Interlock

Mật độ Pn VS/10cm 315 150 210 TCVN 5794:1994.

Mật độ Pd VS/10cm 197 106 170 TCVN 5794:1994.

Các đặc trƣng kéo giãn của vải

Độ giãn là tính chất cơ học quan trọng của vải dệt kim dùng sản xuất sản phẩm quần định hình. Phương pháp kéo giãn với thí nghiệm đơn giản nhưng ghi lại thông tin rất có giá trị cho nghiên cứu có liên quan đến tính chất vải. Với thiết bị thử nghiệm TENSILON (Hình 2.1)

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 57 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Bảng 3.2. Bảng độ giãn các mẫu vải nghiên cứu Mẫu vải

Độ giãn các mẫu vải theo bảng đồ

thị (mm)

Ghi chú

Độ giãn dọc mẫu vải 1 150 Mẫu vải tiến hành

thực nghiệm tiếp Độ giãn ngang mẫu vải 1 220

Độ giãn dọc mẫu vải 2 250

Độ giãn ngang mẫu vải 2 350

Độ giãn dọc mẫu vải 3 170

Độ giãn ngang mẫu vải 3 360

Quan sát bảng 3.2, ta thấy độ giãn vải của các mẫu vải khác nhau, mẫu vải 2 và mẫu vải 3 giãn nhiều hơn so với mẫu vải 1. Vì vải phải chịu kéo giãn trong quá trình sử dụng nếu độ giãn vải quá lớn sẽ không có khả năng chỉnh hình – mục đích ban đầu của trang phục. Chính vì vậy mẫu vải 1 được lựa chọn tiếp tục dùng thực nghiệm.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 58 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Theo đồ thị ta thấy lực tác dụng tại 100N và 150N nên các mẫu vải theo chiều dọc có những độ giãn khác nhau như (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Bảng lực tác dụng/ độ giãn dọc vải dùng thực nghiệm

Mẫu vải

Lực tác dụng 100 N

Lực tác dụng

150 N Ghi chú

Độ giãn vải mm Độ giãn vải mm

Mẫu vải 1 108,44 129,25 Độ giãn trung

bình

Mẫu vải 2 119,68 137,14 Độ giãn nhiều

Mẫu vải 3 76,27 87,52 Độ giãn ít

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 59 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Theo đồ thị ta thấy lực tác dụng tại 100N và 150N nên các mẫu vải theo chiều ngang có những độ giãn khác nhau như (bảng 3.4)

Bảng 3.4. Bảng lực tác dụng/ độ giãn ngang vải dùng thực nghiệm

Mẫu vải

Lực tác dụng 100 N

Lực tác dụng

150 N Ghi chú

Độ giãn vải mm Độ giãn vải mm

Mẫu vải 1 155,70 187,10 Độ giãn ít

Mẫu vải 2 194,62 227,28 Độ giãn trung

bình

Mẫu vải 3 206,66 240,46 Độ giãn nhiều

Từ hai đồ thị cho thấy kết quả đo độ giãn dọc và độ giãn ngang của 3 mẫu vải là khác nhau. Độ giãn ngang luôn lớn hơn độ giãn dọc

Mẫu vải 1 có độ giãn ngang nhỏ hơn so với mẫu vải 2 và mẫu vải 3. có độ giãn dọc ở mức trung bình trong 3 mẫu vải. Vì vậy mẫu vải 1 được chọn tiếp tục cho thực nghiệm, vải có độ giãn nhỏ, đàn hồi lớn, lực ép lớn đảm bảo yêu cầu của sản phẩm định hình thẩm mỹ.

3.3. Nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế quần định hình thẩm mỹ

Để sản phẩm quần dệt kim định hình có giá trị sử dụng cao, tạo được phom dáng cho người mặc tác giả đã lựa chọn 3 mức độ giãn của vải khác nhau nhằm tạo hiệu quả khác nhau về độ nén ép (nén ép nhiều, nén ép vừa phải, nén ép nhẹ).và từ đó đưa ra sự lựa chọn hợp lý cho người sử dụng.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 60 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Bảng 3.5. Bảng thông số thiết kế theo các % độ giãn khác nhau của vải

Vị trí đo hiệu đƣờng TK Thông số ban đầu (cm) Mẫu thiết kế 27,8% Mẫu thiết kế 22,2% Mẫu thiết kế 16,7% Độ giãn (cm) Thông số TK (cm) Độ giãn (cm) Thông số TK (cm Độ giãn (cm) Thông số TK (cm Ngang cạp A A1, A2 A3 18 5 13 4 14 3 15 Ngang eo B B1, B2 B3 17,5 4,9 12,6 3,9 13,6 2,9 14,6 Ngang bụng C C1, C2 C3 20 5,5 14,5 4,5 15,5 3,5 16,5 Ngang mông D D1, D2 D3 22,5 6,2 16,3 5 17,5 3,7 18,8

Mẫu thiết kế với độ giãn của vải là 27,8%

Thân sau A A1 = ¼ Vc - độ giãn vải = 18 - 5= 13 B B1 = ¼ Ve - độ giãn vải = 17,5 - 4,9 = 12,6 C C1 = ¼ Vb - độ giãn vải = 20 - 5,5 =14,5 D D1 = ¼ Vm - độ giãn vải = 22,5 - 6,2 = 16,3 E E1 = 1/10 Vm - độ giãn vải - 0.5 = 9 - 2,5 - 0,5 = 6 Thân trƣớc A2 A3 = ¼ Vc - độ giãn vải = 18 - 5= 13

B2 B3 = ¼ Veo - độ giãn vải = 17,5 - 4,9 = 12,6 C2 C3= ¼ Vb - độ giãn vải = 20 - 5,5 =14,5 D2 D3 = ¼ Vm - độ giãn vải = 22,5 - 6,2 = 16,3

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 61 HV: Chu Thị Ngọc Thạch E3 F = E3 G = 1/10Vm - độ giãn vải - 0.5 = 9 - 2,5 - 0,5 = 6

F F1 = E E1 = 1/10 Vm - độ giãn vải - 0.5 = 9 - 2,5 - 0,5 = 6

Hình 3.10. Mẫu thiết kế tỉ lệ 1/3 với độ giãn của vải 27,8%

Mẫu thiết kế với độ giãn của vải là 22,2%

Thân sau A A1 = ¼ Vc - độ giãn vải = 18 - 4= 14 B B1 = ¼ Ve - độ giãn vải = 17,5 - 3,9 = 13,6 C C1 = ¼ Vb - độ giãn vải = 20 - 4,4 =15,6 D D1 = ¼ Vm - độ giãn vải = 22,5 - 5 = 17,5 E E1 = 1/10 Vm - độ giãn vải - 0.5 = 9 - 2 - 0,5 = 6,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)