Khi mặc quần áo, con người thường xuyên phải chuyển động hoặc có những cử động nhất định trong giới hạn quần áo mà họ mặc. Vải là những vật liệu mềm và dễ biến dạng với tác động của một lực nhỏ. Cảm giác tiện nghi có thể cảm nhận khi vải cản trở sự chuyển động của cơ thể, tạo nên gánh nặng hoặc áp lực vừa phải lên cơ thể. Đặc tính cơ học có ảnh hưởng nhiều nhất đến trạng thái tiện nghi cử động của vải là độ giãn của vải [5].
Khi con người chuyển động, các kích thước trên cơ thể người luôn thay đổi (tăng hoặc giảm ), tùy theo vị trí đa dạng cử động mà các phần da trên cơ thể có thể bị giãn ra, chùng lại rồi sau đó hồi phục lại trạng thái ban đầu. Khi quần áo bó sát cơ thể, vải cũng phải giãn ra hoặc chùng lại tương ứng để giúp cho cơ thể chuyển động và sau đó hồi phục lại kích thước ban đầu.
Giãn là khả năng của vật liệu dệt được kéo dài hoặc mở rộng ra khi vải chịu một lực kéo nhất định và khi bỏ lực thì hồi phục một cách tương đối nhanh trở lại kích thước ban đầu.
Đặc tính giãn đàn hồi của vải thường được đặc trưng bằng độ giãn (%) và độ hồi phục giãn (%). Độ gia tăng kích thước của vải (không hồi phục) được tính bằng 100 trừ đi độ hồi phục đàn hồi (%) cho thấy khả năng giãn là cần thiết đối với vải may quần áo định hình mặc sát cơ thể.
GVHD: TS. Chu Diệu Hương 18 HV: Chu Thị Ngọc Thạch
* Độ giãn tiện nghi:
Vải có độ giãn tiện nghi là vải có độ giãn từ 15 † 30% [6]. Những vải này nếu được sử dụng cho quần áo bó sát thì trở ngại cho chuyển động của cơ thể nhất là ở khủy tay, đầu gối, lưng và mông sẽ giảm xuống.
Nhìn chung, để đảm bảo sự tiện nghi, vải co giãn phải có độ giãn, độ hồi phục nhỏ nhất và độ gia tăng lớn nhất được chấp nhận như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Độ giãn, độ hồi phục nhỏ nhất và độ gia tăng lớn nhất đối với một số loại quần áo.[6]
Tên sản phẩm Độ giãn nhỏ nhất (%) Độ hồi phục nhỏ nhất (%) Độ gia tăng lớn nhất (%)
Quần áo may đo 15÷25 98 2
Quần áo thi đấu thể thao 20÷35 95 5
Quần áo tạo dáng vừa vặn 30÷40 95 5
Quần áo hoạt động 35÷50 94 6
* Hướng giãn:
Hướng giãn trong vải có thể là dọc, ngang hoặc cả hai hướng. Vải giãn dọc giãn theo hướng chiều dọc. Quần cưỡi ngựa thường cho cảm giác tiện nghi hơn khi may từ vải co giãn theo hướng dọc. Vải giãn ngang giãn theo hướng sợi ngang, phần lớn vải đàn hồi hiện đang sử dụng giãn theo dạng này. Vải giãn hai chiều theo cả hai hướng dọc và ngang. Tất cả vải kéo giãn quá mức đàn hồi và một số vải tiện nghi đều giãn theo hai chiều ngang và dọc [5].
Nếu vải có độ giãn cao, đàn hồi tốt, cho phép các cử động linh hoạt hơn. Độ giãn ngang ảnh hưởng đến tiện nghi cử động nhiều hơn là độ giãn dọc. Nếu vải có khả năng định dạng cao, vải dễ dàng phù hợp với hình dáng người mặc hơn và cũng tạo vẻ hấp dẫn hơn, đồng thời cũng tạo sự thoải mái khi mặc. Trong các đặc tính cơ học của vải, độ giãn của vải vẫn là yếu tố quan trọng [5].
GVHD: TS. Chu Diệu Hương 19 HV: Chu Thị Ngọc Thạch