Vải dệt kim trong y học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 28)

Vải dệt kim làm tất chữa bệnh suy tĩnh mạch

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 21 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Tất y khoa có tác dụng tạo một áp lực nhất định lên tĩnh mạch chân, phục hồi sự khép kín của các van tĩnh mạch, do đó phục hồi sự lưu thông máu một chiều như bình thường, giải quyết tình trạng ứ đọng máu ở phần thấp của chân. Ngoài ra, tất y khoa còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra.

Tất y khoa tốt phải tạo được độ dốc áp lực thì mới có tác dụng điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Độ dốc áp lực là áp lực ép lên tĩnh mạch giảm dần một cách đều đặn dọc theo chiều dài chân, từ cổ chân (áp lực 100%) đến đùi (áp lực 20 – 40%) [2]. Tương ứng độ dốc áp lực ép lên tĩnh mạch từ cổ chân (áp lực 18 - 25mmHg) đến bụng chân (áp lực 12- 20mmHg) đến đùi (áp lực 5- 12mmHg).

1.5. Một số phƣơng pháp thiết kế sản phẩm dệt kim 1.5.1. Các đặc điểm thiết kế sản phẩm dệt kim

Đặc điểm thiết kế sản phẩm định hình

Sản phẩm dạng định hình chủ yếu là hàng thời trang. Cả sản phẩm được dệt hoàn toàn hoặc tạo dáng trên máy dệt kim.

Sản phẩm được tạo dáng, tính toán kích cỡ phù hợp trước khi dệt. Loại sản phẩm này đòi hỏi những thiết bị chuyên dùng, giá thành đắt nên ít phổ biến [9]. Sản phẩm quần định hình sản xuất theo phương pháp này thường có độ nén ép không cao.

Đặc điểm thiết kế sản phẩm bán định hình

Dệt các mảnh sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm trên máy dệt kim, sau đó cắt sửa tạo dáng cho các chi tiết trước khi may thành sản phẩm.

Các chi tiết của sản phẩm đã được dệt theo hình dạng, kích thước đã được tính toán trên máy dệt kim. Sản phẩm loại này rất dễ nhận ra thông qua các kiểu dáng thời trang, thường được dệt theo kiểu đan ngang và dùng phương pháp may, ráp nối các mảnh chi tiết với nhau để tạo thành sản phẩm. Các đường viền thường được dệt trực tiếp lên các chi tiết. Hầu hết các chi tiết được ráp nối với nhau bằng những đường may lộn hoặc đường may can [9].

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 22 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Đặc điểm thiết kế sản phẩm cắt may

Công việc thiết kế rất đa dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực thiết kế. Tuy nhiên, về cơ bản, để hoàn thành công việc đó phải cần có các yếu tố sau:

Xác định nhu cầu, thị hiếu của khách hàng

Nghiên cứu những đặc tính của sản phẩm như kích cỡ, hình dáng, trọng lượng, màu sắc, chất liệu sử dụng, giá cả, độ tiện dụng, an toàn,v. v...

Phác thảo hình dáng chung của sản phẩm

Đặc điểm này đòi hỏi khả năng phân tích, sáng tạo của người thiết kế. Người thiết kế phải là người nhạy bén và thể hiện ra bằng những sản phẩm thực tế với tính sáng tạo đột phá cao.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 23 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Mặc đẹp vừa là nhu cầu của bản thân, vừa là sự cần thiết của mọi người trong việc tô điểm cho cuộc sống thêm phong phú, đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau [7].

Thời trang phải được quan tâm thay đổi thích nghi với cuộc sống thời đại. Trách nhiệm của chúng ta là phải luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng sáng tạo những mẫu thời trang của các nước trên thế giới vào thực tiễn xã hội hiện nay.

Thời trang là phương tiện của giao tiếp, là điều kiện thể hiện nếp sống văn hóa của con người. Thời trang là mặc đẹp và mặc đẹp phải có sự liên kết mẫu mã và vóc dáng của con người. Trong việc tạo nên vẻ đẹp của thời trang ta phải kết hợp sự hài hòa giữa các chi tiết, đường nét, màu sắc của trang phục với từng lứa tuổi và vóc dáng của con người.

Cắt may là phương pháp đơn giản tạo nên cấu trúc của sản phẩm, từ vải cắt thành các chi tiết rồi may thành sản phẩm dệt kim.

Công nghệ cắt may tạo ra sản phẩm được ứng dụng nhiều vì có các ưu điểm sau:

- Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng

- Trải vải nhanh, số lượng lá vải nhiều

- Trên một sơ đồ bàn cắt nhiều cỡ, nhiều màu vải khác nhau. - Dễ dàng cắt các chi tiết

Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhược điểm: - Các đường may có thể bị tuột vòng trước khi may

- Với một số vải dệt kim, có thể nhìn thấy lỗ kim sau khi lắp ráp. - Hao phí nguyên liệu lớn

1.5.2. Mô phỏng thiết kế quần áo 3 chiều trên máy tính

Hardaker và Fozzard (1998) [12] thảo luận về các lĩnh vực chính của một số nghiên cứu mà đóng góp vào sự phát triển của các phương pháp CAD 3D cho may ảo. Họ mô tả rằng “quá trình thiết kế hàng may mặc chuyên môn cao, đòi hỏi một sự kết hợp của thiết kế sáng tạo và kỹ thuật làm mẫu các kỹ năng, cũng như kiến thức toàn diện về đặc tính của vải”:

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 24 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Hình 1.23. Những vấn đề chính của hệ thống tƣơng tác CAD 3D

Hình trên cho thấy các vấn đề chính của hệ thống tương tác CAD 3D thiết kế quần áo ảo: (1) Thiết lập manocanh ảo → (2) Tạo đường may ảo → (3) Mô hình các nguyên liệu vải (mầu sắc, hoa văn, hình dáng và tính chất cơ lý…) → (4) Mẫu mô phỏng 3D được trải phẳng 2D→ (5) Mô phỏng mẫu phẳng 2D trên manocanh 3D

→ (6) Hoàn thiện quá trình thiết kế 3D các mẫu được định vị trên Avatar [12].

Các nhà thiết kế “tương tác cũng rất quan trọng cho sự thành công của hệ thống CAD 3D” [12].

Kartsounis, Magneat- Thalmann & Rodrian [12] lưu ý rằng các ảo thử cho phép người tiêu dùng trực tuyến để xem bản thân hoặc để xem xét như thế nào nó phù hợp với nhau giữa một người mẫu mặc quần áo và cơ thể mô phỏng các phép đo thực tế và hình dạng của mình. Hơn nữa, như là kết quả của sự tương tác của người tiêu dùng nâng cao với các sản phẩm may mặc gần như người mẫu, khách hàng chở nên tốt hơn thông báo khi họ quyết định mua. Ngoài ra, thành lập cơ sở dữ liệu khách hàng của các phép đo chính xác cho phép khách hàng tạo ra hình đại diện thích hợp cho họ với đại diện chính xác số đo và hình ảnh rõ ràng.

Phần mềm thiết kế Apex 3 [13] là sản phẩm của hãng sản xuất máy dệt kim phẳng Shima Seiki (Nhật bản) sử dụng cho các máy dệt kim dạng phẳng của hãng.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 25 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Phần mềm cho phép thiết kế các kiểu dệt kim, chuẩn bị các chi tiết sản phẩm dạng 2D và may thành sản phẩm hoàn chỉnh, tạo manocanh ảo, mặc thử sản phẩm trên manocanh ảo. Đặc biệt chức năng „bản đồ sức căng‟ (tension map) cho biết áp lực của sản phẩm lên cơ thể. Chức năng này được sử dụng với sự hỗ trợ của các thông số cơ lý của vải được nhập váo máy.

Hình 1.24. Máy vi tính phục vụ thiết kế Shima Seiki Nhật bản

1.5.3. Quy trình thiết kế quần lót cơ bản [7]

Quy trình thiết kế sản phẩm quần định hình thẩm mỹ có thể được tham khảo dựa trên việc nghiên cứu quy trình thiết kế quần lót cơ bản và quần lót lưng cao.

Cách đo

Vòng mông: đo vừa sát quanh chỗ nở nhất

Vòng đáy: đo quanh vòng đáy, từ điểm dưới rốn 5cm vòng qua đáy đến dưới thắt lưng 5cm

Số đo mẫu Vòng mông: 88cm Vòng đáy: 52cm

Cánh vẽ và cắt quần lót cơ bản

+ Thân sau (canh vải xéo)

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 26 HV: Chu Thị Ngọc Thạch AC = ngang eo = 1/4 vòng mông + 1

Kẻ CC1 // AB

Hình 1.25. Hình thiết kế quần lót cơ bản

CC1 = dài hông quần = 10 → 15cm

Vẽ đường ống quần BH =1/20 vòng mông – 1. Nối HC1;

O là điểm giữa OO1 = 0.5cm . Vẽ cong C1O2H được đường ống thân sau

+ Thân trước (canh vải thẳng)

Aa: giảm xuống 1cm. CD giảm vào 1cm. Vẽ cong AD. Nối DD1→ đường hông trước.

Vẽ đường ống quần OO2 = 5,5 cm

Vẽ cong đường ống quần thân trước qua các điểm C1O2H Các phần còn lại đểu được thiết kế giống như thân sau.

Cách cắt:

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 27 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Đường ống dư 0,5cm đường may.

Đáy quần dư 1cm (Đường đáy có thể sử dụng vải đôi) Đường hông dư 1cm

+ Miếng lót đáy quần.

BH là đường gấp đôi

BB1 = 6cm (đường gấp đôi) HH1 = 3cm

Nối B1H2

Cách cắt:

Gia đường may dọc theo HH1 và H1B1. BB1 là đường gấp đôi BH là đường gấp tư

Vải viền ồng

Viền vải xéo: Rộng 2cm. Dài = vòng ống + 2cm * Quy trình may

1. Ráp đường đáy quần

2. May miếng lót đáy vào thân quần 3. Ráp đường hông quần

4. Viền đường ống quần 5. May nẹp lưng 6. Luồn chun vòng eo và vòng ống Vòng eo luồn chun giẹt

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 28 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Vòng ống luồn chun tròn, có thể may nẹp thun trực tiếp vào đường eo và đường ống không qua giai đoạn gập nẹp vải viền.

LÓT LƯNG CAO

AB =1/2 eo + 4cm

AD = hạ đáy + 12cm (vải gấp đôi) E là điểm giữa AB

EF = đường hông = hạ đáy ít hơn 6cm DG = CH = đường đáy quần = 3cm Nối GF và HF. Vẽ ống quần

Hình 1.26. Hình thiết kế quần lót lƣng cao cơ bản

Để vẽ dạng miếng lót đáy làm dấu 1 điểm 10cm dọc theo đường D-A và 7cm dọc theo đường C-B, vẽ miếng lót đệm trên phác thảo

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 29 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Từ công thức thiết kế quần lót cơ bản và quần lót lưng cao có thể ứng dụng một số công thức thiết kế vào việc thiết kế quần dệt kim định hình thẩm mỹ.

1.6. Thiết bị may và các dạng mũi may sử dụng cho sản phẩm dệt kim 1.6.1. Mũi may thắt nút 1.6.1. Mũi may thắt nút

Mũi may thắt nút là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ kim và 1 chỉ của ổ (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu [3,4]

Ký hiệu: 300 (còn gọi là nhóm mũi may thắt nút)

Một số dạng mũi may thắt nút thường gặp:

301: mũi may một kim, hai chỉ may đường may thẳng. 303: mũi may ba kim, bốn chỉ may đường may thẳng. 304: mũi may một kim, hai chỉ may đường may ziczac 309: mũi may hai kim, ba chỉ may đường may thẳng...

Kết cấu

a) b)

c)

Hình1.27. Mũi may thắt nút

a) Mũi may 301 b) Mũi may 304 c) Mũi may 330

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 30 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Đặc tính

Mũi may thắt nút rất bền chặt

Bộ tạo mũi của mũi may thắt nút phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy may cồng kềnh.

Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt) làm giảm năng suất máy

Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo dãn đường may, do vậy không thích hợp khi may loại vải có độ co dãn lớn [3,4].

Phạm vi ứng dụng

Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da nhưng ít dùng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn.

Dùng cho một số máy chuyên dùng (máy thùa khuyết, máy di bọ...)

Mũi may 330 ứng dụng cho sản phẩm quần định hình, dùng di bọ vị trí may ráp nối chun cạp, chun ống quần nhằm tạo độ bền chắc.

Hình 1.28. Máy di bọ Hình 1.29. Máy thùa khuyết 1.6.2. Mũi may móc xích đơn

Mũi may móc xích đơn là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim tự tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới lớp nguyên liệu may.

Ký hiệu: 100 (còn gọi là nhóm mũi may móc xích đơn)

Một số dạng mũi may móc xích đơn thường gặp: 101: mũi may thẳng cơ bản

103: mũi may dấu mũi

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 31 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Kết cấu:

Hình 1.30. Mũi may móc xích đơn

a) Mũi may 101 b) Mũi may 103 c) Mũi may 104

Đặc tính:

Đường may có độ đàn hồi lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu có độ co dãn lớn

Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian, do đó máy có kết cấu gọn nhẹ Độ bền của đường may thấp, mũi may rất dễ bị tuột chỉ

Hướng đường may chỉ thực hiện được một chiều do phụ thuộc vào hướng cò (móc).

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 32 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Phạm vi ứng dụng:

Dùng trong các máy may đường thẳng (mũi may 101) nhưng ít dùng trong may mặc vì độ bền đường may kém

Mũi may 103 dùng trong các máy chuyên dùng: sử dụng cho máy khâu miệng bao, máy đính cúc, máy vắt giấu mũi [3,4].

1.6.3. Mũi may móc xích kép

Mũi may móc xích kép là dạng mũi may do chỉ của kim cùng với chỉ của cò (móc) khóa với nhau thành những móc xích nằm phía dưới lớp nguyên liệu [3,4].

Ký hiệu: 400 (còn gọi là nhóm mũi may móc xích kép)

Một số dạng mũi may móc xích kép thường được sử dụng: 401: mũi may dùng may đường thẳng cơ bản

402: mũi may hai chỉ kim một chỉ móc 403: mũi may ba chỉ kim một chỉ móc

404: mũi may đường ziczac (dạng tết chỉ giống mũi may 401)

406: mũi may hai chỉ kim một chỉ móc (dạng tết chỉ khác mũi may 402)

Kết cấu:

Hình1.32. mũi may móc xích kép

a) Mũi may 401 b) Mũi may 406

Đặc tính:

Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các nguyên liệu có độ đàn hồi lớn

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 33 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Bộ tạo mũi của máy may đơn giản chiếm ít không gian, thiết bị đơn giản, gọn nhẹ

Chỉ dưới không bị giới hạn. Mũi may có độ ổn định Lượng chỉ tiêu hao cho nhóm mũi may lớn

Phạm vi ứng dụng:

Dùng trong máy may đường thẳng cho tất cả các loại nguyên liệu, đặc biệt cho các máy may nhiều đường thẳng song song trên nguyên liệu dệt kim có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may quần định hình.

Dùng trong một số loại máy may chuyên dùng (may cạp quần, may gấu quần, gấu áo...). Có thể dùng may chun cạp quần, chun ống quần dệt kim thẩm mỹ.

1.6.4. Mũi may vắt sổ

Mũi may vắt sổ là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may móc xích dùng chỉ kim liên kết với không, một hoặc hai chỉ móc tạo thành những móc xích liên kết với nhau ở mặt trên, mặt dưới và mép của nguyên liệu [3,4].

Ký hiệu: 500 (còn gọi là nhóm mũi may vắt sổ)

Một số dạng mũi may vắt sổ thường gặp:

501: dạng mũi may chỉ có một chỉ kim không có chỉ cò. Đây là dạng mũi may đơn giản nhất trong nhóm mũi may vắt sổ.

503: dạng mũi may hai chỉ (một chỉ kim và một chỉ móc) 504: dạng mũi may có ba chỉ (một chỉ kim và hai chỉ móc) 514: dạng mũi may có bốn chỉ (hai chỉ kim và hai chỉ móc) 516: dạng mũi may có năm chỉ (hai chỉ kim và ba chỉ móc)

Kết cấu:

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 34 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

c) d)

Hình 1.33. Mũi may vắt sổ

a) Mũi may 501 b) Mũi may 504 c) Mũi may 514 d) Mũi may 516

Đặc tính:

Độ đàn hồi của mũi may lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu. Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian

Chỉ dưới không bị giới hạn

Dạng mũi may có thể bọc mép cắt của sản phẩm Thiết bị đòi hỏi cơ cấu xén mép

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 35 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Phạm vi ứng dụng:

Đường may vắt sổ dùng để bọc mép cắt, cuốn mép các chi tiết cắt của sản phẩm cho tất cả các loại nguyên liệu

Dùng kết hợp với loại mũi may khác may trên nguyên liệu có độ co giãn lớn (vải dệt kim). Thích hợp cho may sản phẩm quần định thẩm mỹ tại các vị trí may đũng quần trước, đũng quần sau, dọc quần.

1.6.5. Mũi may chần diễu

Mũi may chần diễu là dạng mũi may được phát triển dựa trên dạng mũi may móc xích kép nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên lớp nguyên liệu để tạo thành đường chỉ diễu phía trên [3,4].

Ký hiệu: 600 (còn gọi là nhóm mũi may chần, diễu)

Một số dạng mũi may chần diễu thường gặp: 601: mũi may một kim, ba chỉ

602, 603: mũi may hai kim, bốn chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)