Thiết bị may và các dạng mũi may sử dụng cho sản phẩm dệt kim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 37)

1.6.1. Mũi may thắt nút

Mũi may thắt nút là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ kim và 1 chỉ của ổ (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu [3,4]

Ký hiệu: 300 (còn gọi là nhóm mũi may thắt nút)

Một số dạng mũi may thắt nút thường gặp:

301: mũi may một kim, hai chỉ may đường may thẳng. 303: mũi may ba kim, bốn chỉ may đường may thẳng. 304: mũi may một kim, hai chỉ may đường may ziczac 309: mũi may hai kim, ba chỉ may đường may thẳng...

Kết cấu

a) b)

c)

Hình1.27. Mũi may thắt nút

a) Mũi may 301 b) Mũi may 304 c) Mũi may 330

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 30 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Đặc tính

Mũi may thắt nút rất bền chặt

Bộ tạo mũi của mũi may thắt nút phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy may cồng kềnh.

Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt) làm giảm năng suất máy

Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo dãn đường may, do vậy không thích hợp khi may loại vải có độ co dãn lớn [3,4].

Phạm vi ứng dụng

Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da nhưng ít dùng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn.

Dùng cho một số máy chuyên dùng (máy thùa khuyết, máy di bọ...)

Mũi may 330 ứng dụng cho sản phẩm quần định hình, dùng di bọ vị trí may ráp nối chun cạp, chun ống quần nhằm tạo độ bền chắc.

Hình 1.28. Máy di bọ Hình 1.29. Máy thùa khuyết 1.6.2. Mũi may móc xích đơn

Mũi may móc xích đơn là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim tự tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới lớp nguyên liệu may.

Ký hiệu: 100 (còn gọi là nhóm mũi may móc xích đơn)

Một số dạng mũi may móc xích đơn thường gặp: 101: mũi may thẳng cơ bản

103: mũi may dấu mũi

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 31 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Kết cấu:

Hình 1.30. Mũi may móc xích đơn

a) Mũi may 101 b) Mũi may 103 c) Mũi may 104

Đặc tính:

Đường may có độ đàn hồi lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu có độ co dãn lớn

Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian, do đó máy có kết cấu gọn nhẹ Độ bền của đường may thấp, mũi may rất dễ bị tuột chỉ

Hướng đường may chỉ thực hiện được một chiều do phụ thuộc vào hướng cò (móc).

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 32 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Phạm vi ứng dụng:

Dùng trong các máy may đường thẳng (mũi may 101) nhưng ít dùng trong may mặc vì độ bền đường may kém

Mũi may 103 dùng trong các máy chuyên dùng: sử dụng cho máy khâu miệng bao, máy đính cúc, máy vắt giấu mũi [3,4].

1.6.3. Mũi may móc xích kép

Mũi may móc xích kép là dạng mũi may do chỉ của kim cùng với chỉ của cò (móc) khóa với nhau thành những móc xích nằm phía dưới lớp nguyên liệu [3,4].

Ký hiệu: 400 (còn gọi là nhóm mũi may móc xích kép)

Một số dạng mũi may móc xích kép thường được sử dụng: 401: mũi may dùng may đường thẳng cơ bản

402: mũi may hai chỉ kim một chỉ móc 403: mũi may ba chỉ kim một chỉ móc

404: mũi may đường ziczac (dạng tết chỉ giống mũi may 401)

406: mũi may hai chỉ kim một chỉ móc (dạng tết chỉ khác mũi may 402)

Kết cấu:

Hình1.32. mũi may móc xích kép

a) Mũi may 401 b) Mũi may 406

Đặc tính:

Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các nguyên liệu có độ đàn hồi lớn

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 33 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Bộ tạo mũi của máy may đơn giản chiếm ít không gian, thiết bị đơn giản, gọn nhẹ

Chỉ dưới không bị giới hạn. Mũi may có độ ổn định Lượng chỉ tiêu hao cho nhóm mũi may lớn

Phạm vi ứng dụng:

Dùng trong máy may đường thẳng cho tất cả các loại nguyên liệu, đặc biệt cho các máy may nhiều đường thẳng song song trên nguyên liệu dệt kim có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may quần định hình.

Dùng trong một số loại máy may chuyên dùng (may cạp quần, may gấu quần, gấu áo...). Có thể dùng may chun cạp quần, chun ống quần dệt kim thẩm mỹ.

1.6.4. Mũi may vắt sổ

Mũi may vắt sổ là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may móc xích dùng chỉ kim liên kết với không, một hoặc hai chỉ móc tạo thành những móc xích liên kết với nhau ở mặt trên, mặt dưới và mép của nguyên liệu [3,4].

Ký hiệu: 500 (còn gọi là nhóm mũi may vắt sổ)

Một số dạng mũi may vắt sổ thường gặp:

501: dạng mũi may chỉ có một chỉ kim không có chỉ cò. Đây là dạng mũi may đơn giản nhất trong nhóm mũi may vắt sổ.

503: dạng mũi may hai chỉ (một chỉ kim và một chỉ móc) 504: dạng mũi may có ba chỉ (một chỉ kim và hai chỉ móc) 514: dạng mũi may có bốn chỉ (hai chỉ kim và hai chỉ móc) 516: dạng mũi may có năm chỉ (hai chỉ kim và ba chỉ móc)

Kết cấu:

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 34 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

c) d)

Hình 1.33. Mũi may vắt sổ

a) Mũi may 501 b) Mũi may 504 c) Mũi may 514 d) Mũi may 516

Đặc tính:

Độ đàn hồi của mũi may lớn, do vậy thích hợp cho các loại nguyên liệu. Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít không gian

Chỉ dưới không bị giới hạn

Dạng mũi may có thể bọc mép cắt của sản phẩm Thiết bị đòi hỏi cơ cấu xén mép

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 35 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Phạm vi ứng dụng:

Đường may vắt sổ dùng để bọc mép cắt, cuốn mép các chi tiết cắt của sản phẩm cho tất cả các loại nguyên liệu

Dùng kết hợp với loại mũi may khác may trên nguyên liệu có độ co giãn lớn (vải dệt kim). Thích hợp cho may sản phẩm quần định thẩm mỹ tại các vị trí may đũng quần trước, đũng quần sau, dọc quần.

1.6.5. Mũi may chần diễu

Mũi may chần diễu là dạng mũi may được phát triển dựa trên dạng mũi may móc xích kép nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên lớp nguyên liệu để tạo thành đường chỉ diễu phía trên [3,4].

Ký hiệu: 600 (còn gọi là nhóm mũi may chần, diễu)

Một số dạng mũi may chần diễu thường gặp: 601: mũi may một kim, ba chỉ

602, 603: mũi may hai kim, bốn chỉ 605: mũi may ba kim, năm chỉ

Kết cấu:

a) b)

c)

Hình1.35. Mũi may trần diễu

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 36 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Đặc tính:

Dạng mũi may chần diễu là dạng mũi may phức tạp, độ đàn hồi của mũi may lớn

Độ bền của mũi may ổn định

Chỉ dưới và chỉ diễu không bị giới hạn. Lượng chỉ tiêu hao lớn

Dạng mũi may chần diễu có chỉ liên kết ngang so với hướng đường may nên tạo cho đường may có độ bền theo cả hướng đường may và hướng vuông góc với đường may.

Phạm vi ứng dụng:

Đường may có thể được sử dụng làm đường trang trí trên sản phẩm

Nhóm mũi may được sử dụng nhiều cho vải dệt kim. Dùng để may trần diễu chun cạp quần, chun ống quần sản phẩm quần dệt kim định hình.

Hình1.36. Máy kansai chần diễu

1.6.6. Kim may

Hiện nay có tới 2000 hệ kim may khác nhau được sử dụng, trên thị trường có cả chất lượng tốt và loại chất lượng kém. Sử dụng kim chất lượng kém, hoặc không chọn đúng kim cho mục đích sử dụng có thể làm giảm đáng kể hiệu suất của quá trình may do độ đứt chỉ cao. Các loại kim may không phù hợp cũng có thể làm đường may xấu, đường may gây lỗi hỏng sản phẩm trong quá trình sử dụng [8].

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 37 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Chức năng của kim

Việc hiểu đúng những gì ta cần từ một chiếc kim sẽ giúp ta chọn đúng loại kim phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình may, việc tiếp xúc giữa kim và các thành phần vải làm xuất hiện lực ma sát giữa kim và vải. Khi lực ma sát giữa kim và vải quá lớn làm tăng nhiệt độ của kim, nhiệt độ tăng cao có thể làm hỏng cả vải đang may lẫn chỉ đang dùng, dẫn tới đường may đó không đạt yêu cầu.

Mang chỉ đi qua vải

Kim dùng để đưa chỉ may đi qua vải để tạo ra một mũi may. Khi kim bắt đầu xuyên vào vải, chỉ may vẫn gần như là đứng yên so với kim và chịu một chút sức căng. Việc làm căng chỉ cho phép chỉ ở trong rãnh dài (nằm ở một bên thân kim). Vị trí của chỉ ở trong rãnh là một đặc tính quan trọng trong máy may cao tốc hiện đại

Một điều quan trọng nữa là cỡ kim và cỡ của rãnh kim phải phù hợp với cỡ chỉ, ngược lại ta sẽ không kiểm soát được chỉ.

Hình 1.37. Kết cấu kim may

Lựa chọn kim may

Hình dạng kim phụ thuộc vào cấu trúc đường may, nguyên tắc tạo mũi của thiết bị đó. Với đường may ẩn chỉ thường dùng kim cong. Đường may lộ chỉ thường dùng kim thẳng.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 38 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

Hình 1.38. Một số hình dạng mũi kim máy

Hình dạng mũi kim

Mũi kim phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc đâm xuyên qua vải nhưng không được làm tổn thương tới sợi vải và chỉ. Dạng mũi kim chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của vải. Các loại vải dệt kim có mật độ sợi thấp, sợi thô thường dùng kim tròn hoặc kim đầu bi để tránh làm tổn thương tới vải. Vì vậy việc lựa chọn hình dạng mũi kim rất quan trọng. Đối với việc may sản phẩm dệt kim định hình thường sử dụng kim đầu tròn hoặc kim đầu bi nhằm tránh tổn thương vải.

1.7. Kết luận chƣơng I

Vải và sản phẩm dệt kim đã và đang đóng góp một phần quan trọng trong ngành dệt may, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dệt may và thời trang. Vải dệt kim có cấu trúc đa dạng và phong phú từ nhiều kiểu dệt với chủng loại nguyên liệu khác nhau. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu phổ biến như Single, Rib và Interlock. Vải dệt kim rất thích hợp sử dụng may sản phẩm quần định hình

Các thông số cấu trúc vải dệt kim là những tính chất rất quan trọng nó liên quan nhiều đến ứng dụng của vải đặc biệt là khả năng tạo dáng hay giữ hình dạng của sản phẩm may để từ đó có qui trình thiết kế sản phẩm dệt kim và sử dụng sản phẩm hợp lý, đảm bảo vật liệu dệt đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

Bên cạnh các thông số của vải điều cần quan tâm như chất liệu, mầu sắc, kiểu dệt, ... thì vải và sản phẩm dệt kim khi đưa vào gia công hoặc sử dụng thường

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 39 HV: Chu Thị Ngọc Thạch kém ổn định hơn về mặt kích thước, sản phẩm thường có độ co giãn. Đối với sản phẩm định hình có yêu cầu cao về độ đàn hồi. Đội đàn hồi của vải là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến tính thẩm mỹ của các sản phẩm may mặc bó sát định hình cơ thể là tính đàn hồi, độ ổn định kích thước và áp lực xác định của vải lên bề mặt dưới tác dụng của độ giãn đàn hồi. thông qua sự ảnh hưởng đến dáng vẻ bề ngoài của sản phẩm dệt kim khi sử dụng.

Sử dụng thiết bị may và các dạng mũi may liên kết trên sản phẩm dệt kim. Máy vắt sổ, máy kansai dạng mũi may có chỉ liên kết ngang so với hướng đường may tạo cho đường may có độ bền theo cả hướng đường may và hướng vuông góc với đường may. Chỉ dưới không bị giới hạn, độ bền của mũi may ổn định.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm dệt kim quần định hình thẩm mỹ sản xuất từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao

Do vậy, việc tiếp tục nghiêm cứu đầy đủ và toàn diện về khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm dệt kim quần định hình thẩm mỹ sản xuất từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thiết kế, cắt may, lựa chọn vải có độ đàn hồi phù hợp nhất với khả năng tạo dáng, mẫu mã cũng như mục đích sử dụng. Đây là yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ nhà thiết kế hay doanh nghiệp may hiện nay.

Mục đích của luận văn là xây dựng được công thức thiết kế quần định hình từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao sao cho sản phẩm đạt chất lượng tốt và có giá trị sử dụng cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Chính vì lý do đó nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ’’

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 40 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

CHƢƠNG II.

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và để kết luận của đề tài có ý nghĩa trong thực tế, ba loại vải thương phẩm được lựa chọn cho nghiên cứu này là vải dệt kim, kiểu dệt Interlock, được mua trên thị trường, thường được sử dụng rộng rãi để may các loại sản phẩm định hình.

Khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm dệt kim quần định hình thẩm mỹ sản suất từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung cụ thể sau:

 Khảo sát thị trường quần định hình thẩm mỹ

 Xác định một số đặc tính của vải như độ giãn, độ dày, khối lượng, mật độ của 3 mẫu vải sử dụng may quần định hình.

 Xây dựng công thức thiết kế quần định hình thẩm mỹ.

 Khảo sát qui trình công nghệ, xây dựng trình tự may quần định hình thẩm mỹ, lựa chọn đường may.

 Đánh giá độ nén ép 3 mẫu thiết kế trên phần mềm Apex 3, trên cơ thể người mẫu thật

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan

Các tài liệu về lý thuyết, công trình nghiên cứu tổng quan về vải dệt kim, quần định hình, kết cấu các dạng đường may, công thức thiết kế quần BIMINI cơ bản được trình bày trong chương 1.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 41 HV: Chu Thị Ngọc Thạch

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2.1. Khảo sát thị trƣờng quần định hình thẩm mỹ

Luận văn đã tiến hành khảo sát về các kiểu cách mẫu mã được thiết kế, mầu sắc, chất liệu thành phần sợi được sử dụng trong sản phẩm, giá thành sản phẩm trên thị trường đối với các sản phẩm quần định hình của một số hãng có thương hiệu như: Triumph, Wacoal, Basic, Sorella, Ibasic. tại các trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội đối với các hãng khác nhau.

2.2.2.2. Phƣơng pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt

Lấy mẫu ban đầu theo tiêu chuẩn TCVN 5791 : 1994 Kích thước mẫu:

Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50x100mm và kích thước mẫu thử 50x 220mm.

Giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1991 không ít hơn 24 giờ.

GVHD: TS. Chu Diệu Hương 42 HV: Chu Thị Ngọc Thạch Phương pháp thử: Hãm cố định kẹp trên của máy, đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về điểm 0. Đưa một đầu băng mẫu thử vào miệng kẹp trêm sao cho mẫu phẳng đều, nằm thẳng chính giữa kẹp rồi vặn kẹp lại. Cho đầu còn lại của băng vào đầu kẹp dưới rồi tạo lực căng ban đầu theo quy định. Nới lỏng kẹp trên ra một ít để lực căng tác dụng đều trên toàn bộ chiều rộng băng mẫu rồi vặn chặt lại. Sau khi vặn chặt kẹp dưới, mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.

2.2.2.3. Phƣơng pháp xác định độ dày của vật liệu: Độ dầy của vật liệu dệt (thickness of textile)

Khoảng cách vuông góc giữa hai đĩa tạo lực nén nhỏ hơn hoặc bằng 1 kPa lên vật liệu dệt.

Nguyên tắc

Độ dầy của mẫu thử được đo là khoảng cách giữa đĩa để mẫu và đĩa ép tròng sông song tạo một lực nén xác định trên bề mặt của vật liệu dệt đang thử.

Mẫu thử được đặt giữa hai đĩa tạo nên một áp lực đã biết lên mẫu thử. Khoảng cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)