Biện pháp xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng phát triển nhà ở tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần th (Trang 84)

- Chỉ đạo bộ phận xử lý thu hồi nợ quá hạn tiến hành đánh giá, phân loại nợ quá hạn bình thường (có khả năng thu hồi), nợ quá hạn có vấn đề hay khó đòi để tiến hành công tác xử lý đối với từng loại nợ quá hạn.

- Thương lượng với khách hàng về cách xử lý nợ quá hạn, nếu khách hàng không đưa ra kế hoạch trả nợ thì ngân hàng tiến hành gửi đơn khởi kiện khách hàng đó lên tòa án đề nghị giải quyết.

- Khi tòa án đã xét xử và quyết định xử lý nợ quá hạn bằng cách phát mãi tài sản thế chấp thì ngân hàng cần phối hợp với thi hành án đẩy nhanh quá trình đó và đảm bảo thu hồi đủ nợ (cả gốc và lãi).

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Qua phân tích và đánh giá tình hình cho vay phát triển nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Cần Thơ phòng giao dịch Ninh Kiều cho thấy hoạt động này đã góp phần vào việc cung cấp, bổ sung, hỗ trợ vốn cho người dân trong việc mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở tạo bộ mặt khang trang cho Thành phố Cần Thơ, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn vùng ĐBSCL.

Trong ba năm qua do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN làm thị trường nhà đất đóng băng nên DS cho vay đối với lĩnh vực nhà ở tăng giảm liên tục tuy nhiên dư nợ của ngành vẫn tăng liên tục qua 03 năm. Và, tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nhà ở chiếm tỷ trọng cao khoảng 40-50% trong tổng dư nợ của ngân hàng (năm 2007 chiếm 44,30%; năm 2008 chiếm 47,80% và năm 2009 chiếm 48,68% và 06 tháng đầu năm 2010 chiếm 50,49%). Kết quả này đã nói lên sự cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - nhân viên của Chi nhánh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tình hình nợ quá hạn nói chung và nợ quá hạn cho vay phát triển nhà ở nói riêng tuy có tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn luôn được khống chế dưới 3%. Sở dĩ được như vậy là do Chi nhánh thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế nợ quá hạn không để nó vượt qua ngưỡng cho phép.

Tốc độ vòng quay vốn tín dụng phát triển nhà ở có xu hướng giảm từ năm 2008 so với 2007. Từ năm 2007 đến đầu năm 2010 tốc độ vòng quay tín dụng đạt ở con 0,2 vòng. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và công tác thu hồi nợ thực hiện hơi chậm. Do vậy, Chi nhánh luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho khách hàng; điều chỉnh kỳ hạn nợ để giúp khách hàng bớt khó khăn trong việc trả nợ giúp cho công tác thu hồi nợ khá trôi chảy, vòng quay vốn tín dụng được nâng lên.

Từ những kết quả đạt được, cho thấy PGD hoạt động có hiệu quả; đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng ngày càng được mở rộng. Mặc dù hoạt động của chi nhánh không thể so sánh được với các ngân hàng lớn nhưng PGD cũng đã có sự đóng góp khá lớn vào công tác chỉnh trang đô thị cho Thành phố Cần Thơ; góp phần giúp người dân có chỗ ở ổn định, an tâm sản xuất, cải thiện đời sống, sinh hoạt hàng ngày càng được tốt hơn. Bên cạnh mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại PGD nên quan tâm nhiều hơn đến công tác huy động vốn nhằm tạo ra sự cân đối giữa “đầu vào” và “đầu ra” để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ, giảm rủi ro càng thấp càng tốt.

6.2 Kiến nghị

6.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:

- Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia phát triển nhà ở như: miễn giảm thuế chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp...cho các đối tượng tham gia đầu tư phát triển nhà ở .

- Ban hành khung giá đất mới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để chi nhánh có thể định giá đất thế chấp phù hợp hơn khi cho vay và cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhanh hơn, kịp thời hơn.

- Cho thành lập trung tâm bán đấu giá tài sản ở nhiều nơi, có uy tín và đúng theo pháp luật để hỗ trợ chi nhánh có thể nhanh chóng thanh toán tài sản thu hồi nợ.

- Tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển các công trình trọng điểm kinh tế xã hội cho vùng ĐBSCL. Dành một phần thích đáng vốn tín dụng ưu đãi do Tổng cục đầu tư phát triển quản lý để đầu tư các dự án mang tính phúc lợi như: y tế, giáo dục, văn hoá cho ĐBSCL.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp có chức năng xây dựng về nước, bưu điện, điện cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng.

6.2.2. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phƣơng:

- UBND các cấp Tỉnh, Thành phố hết sức quan tâm tạo điều kiện cho ngân hàng giải quyết tốt tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

- Các cơ quan các cấp lãnh đạo Thành phố nên quan tâm cung cấp những thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nhằm giúp ngân hàng có những chiến lược phát triển đúng đắn. Việc làm này không những mang lại tính hiệu quả cho ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Xúc tiến quy hoạch cụm tuyến dân cư một cách ổn định. Đồng thời xác định quyền sử dụng đất đối với hộ dân cư đủ điều kiện vay vốn.

6.2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng:

- Tiếp tục mở rộng công tác huy động vốn và xử lý vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có tính khả thi, tăng cường công tác quản lý thanh tra kiểm tra, nâng cao chất lượng tài sản có.

- Đẩy mạnh tiến trình hiện đại hoá ngân hàng, làm cơ sở triển khai và đưa ra thị trường các dịch vụ sản phẩm để ngân hàng có thể hội nhập với các ngân hàng khác trong nước.

- Nâng cao một bước tác phong giao dịch cả cán bộ, nhân viên, tạo uy tín và lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngăn ngừa xử lý kịp thời những tồn tại, sai phạm trong hoạt động kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM THẢO

1.Ths. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường đại học Cần Thơ.

2. Ths. Thái Văn Đại - Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt. (2008). Quản trị ngân hàng thương mại. Trường đại học Cần Thơ.

3. Sổ tay tín dụng của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL - chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Ninh Kiều.

4. Báo cáo tài chính tình hình cho vay chung và tình hình cho vay tín dụng phát triển nhà ở tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng phát triển nhà ở tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần th (Trang 84)