Tỷ lệ nợ quá hạn phát triển nhà ở

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng phát triển nhà ở tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần th (Trang 77)

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Theo qui định Hội sở thì tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ không được vượt quá 3%. Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL - chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Ninh Kiều luôn thực hiện tốt qui định này, thể hiện ở chỗ ngân hàng đã khống chế được tỷ lệ nợ quá hạn phát triển nhà ở/dư nợ phát triển nhà ở luôn nhỏ hơn 3%. trong suốt 03 năm.

Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn phát triển nhà ở tăng, giảm theo xu hướng chung của thị trường. Cụ thể năm 2007, tỷ lệ này của ngân hàng là 1,27%. Và tiếp tục tăng vào năm 2008 là 1,65%, năm 2009 là 2,52%. Nguyên nhân là do thị trường nhà đất bị đóng băng nên tỷ lệ nợ quá hạn phát triển nhà ở tăng liên tục. Và đến đầu năm 2010 thị trường bất động sản có sự khởi sắc nên tỷ lệ này giảm còn 2,01% . Điều này cho thấy chất lượng tín dụng phát triển nhà ở phòng giao dịch khá tốt và hoạt động tín dụng có hiệu quả. Ban giám đốc luôn theo dõi và phát hiện kịp thời nợ quá hạn để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khống chế ở mức có thể chấp nhận được và không vượt qua ngưỡng cho phép.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu đã phân tích ở trên cho thấy Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL - chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Ninh Kiều hoạt động khá hiệu quả trong công tác huy động vốn tại chỗ tăng liên tục trong 03 năm và 06 tháng đầu năm 2010. Đối với lĩnh vực phát triển nhà ở, ngân hàng đã thể hiện hoạt động tín dụng khá hiệu quả thông qua các chỉ số trên. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ của lĩnh vực này trong tổng dư nợ liên tục giảm, đòi hỏi ngân hàng cần có những giải pháp tăng dư nợ, và giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất để hiệu quả tín dụng của ngân hàng ngày một tốt hơn.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL - CHI

NHÁNH CẦN THƠ - PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU 5.1 Đánh giá các kết quả đạt đƣợc và khó khăn:

5.1.1 Kết quả đạt đƣợc:

- Phòng giao dịch Ninh Kiều mặc dù nguồn vốn chủ yếu là điều chuyển từ Hội sở, nguồn vốn huy động chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng nguồn vốn nhưng PGD đã khẳng định uy tín của mình thông qua chỉ số nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm nghĩa là khả năng tự huy động vốn để sử dụng vốn ngày càng tăng và để có thêm những khoản mục vốn ổn định định hướng của hoạt động huy động vốn luôn được xác định phù hợp với tình hình thị trường tiền tệ và theo chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

- Phòng giao dịch Ninh Kiều luôn chủ động đầu tư vào các khoản mục sinh lời. Nhưng PGD chủ yếu tập trung vào ngành truyền thống của ngân hàng là cho vay tín dụng phát triển nhà ở. Trong 03 năm qua PGD đã hỗ trợ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn để mua, xây dựng và sửa chữa nhiều căn nhà góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị. Cụ thể: năm 2007: 358 hộ; năm 2008: 269 hộ; năm 2009: 218 hộ.

- Việc cân đối lãi suất cho vay và huy động luôn được điều chỉnh hợp lý do đó việc giảm lãi suất cho vay trong năm 2007 đã tạo cơ hội nhiều khách hàng tiếp cận khoản vốn cấp thiết dẫn đến DSCV nhà ở năm này tăng đồng thời làm tăng lợi nhuận của PGD.

- Phòng giao dịch Ninh Kiều biết nắm bắt cơ hội đầu tư và có nhiều biện pháp kịp thời hạn chế rủi ro trong kinh doanh, luôn tìm cách nâng cao chất lượng về tín dụng và hiệu quả kinh doanh.

- Tuy nhiên, do tình hình khách quan và chủ quan mà PGD còn những hạn chế, nợ quá hạn còn tăng làm cho lợi nhuận của PGD giảm.

5.1.2 Khó khăn:

- Do ngành truyền thống của ngân hàng là xây dựng thời hạn vay thường là trung và dài hạn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế nên DS cho vay biến động tăng giảm liên tục làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Hạn chế của PGD là tình hình nợ quá hạn còn tăng qua các năm mà chủ yếu là những khoản vay trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng do chịu ảnh hưởng từ biến động, giá cả thị trường do đó cần sự nổ lực cao trong công tác thẩm định các món vay đặc biệt trong tín dụng nhà ở. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích khách hàng trả nợ như có những ưu đãi trả nợ sớm, hoặc đúng hạn thì ưu tiên cho vay hơn làm hạn chế nợ quá hạn làm tăng doanh thu của ngân hàng

5.2 Một số biện pháp nâng cao tín dụng phát triển nhà ở của ngân hàng MHB - phòng giao dịch Ninh Kiều

5.2.1 Tăng nguồn vốn huy động:

Để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, nhưng vấn đề đặt ra là nguồn vốn ngân hàng có được từ nguồn nào? Vốn tự có, vốn huy động hay là vốn vay từ Hội sở và các tổ chức tín dụng khác? Nếu chỉ vốn tự có thì chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của nền kinh tế, còn nếu sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở hay vốn vay của các tổ chức tín dụng khác thì lãi suất sẽ cao và việc điều động vốn không như mong muốn; do vậy chỉ có vốn huy động là nguồn vốn tốt nhất để ngân hàng hoạt động. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được hoạt động cho vay, tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ, bởi lẽ đẩy mạnh được công tác huy động vốn thì Chi nhánh sẽ mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời tiết kiệm được chi phí phải trả tương đối cao cho vốn điều chuyển từ Hội sở. Sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, chẳng hạn như: bán các sản phẩm tích lũy cá nhân có mục đích, tiết

kiệm tích lũy để dành cho việc thực hiện các dự định lớn trong tương lai như kết hôn, mua nhà, mua xe....

- Phát triển các dịch vụ mới như: phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước; trang bị máy rút tiền tự động ATM có chức năng nhận tiền gửi tự động, vì như vậy sẽ tiện lợi cho khách hàng trong việc gửi rút tiền, giảm chi phí đi lại đồng thời đây cũng là cách để khắc phục hạn chế về mặt thời gian làm việc của ngân hàng so với bưu điện.

- Ngân hàng cần tính toán chi phí tín dụng hợp lý để đưa ra mức lãi huy động phù hợp hấp dẫn khách hàng nhưng vẫn đảm bảo ngân hàng có lãi. Muốn làm được như vậy, ngân hàng cần thành lập một bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường và phát triển sản phẩm mới đón đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế.

- Nghiên cứu phương án: giảm bớt chi phí dịch vụ nhưng ngược lại có thể làm tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên giao dịch - kinh doanh có nghiệp vụ cao luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, niềm nở trong giao tiếp để tạo được lòng tin nơi khách hàng.

- Kết hợp với tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên để thu hút khách hàng gửi tiền bằng nhiều hình thức: tặng quà, xổ số trúng thưởng,...quảng cáo thiên về chất lượng dịch vụ hơn là hình thức của nó.

- Nâng cao uy tín của ngân hàng, điều này thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động từng năm, nhằm tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng lâu đời trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. Ngân hàng khi đã có uy tín cao thì khách hàng có thể chấp nhận gửi tiền ở mức lãi suất thấp với độ an toàn cao.

- Không ngừng thay đổi bộ mặt của ngân hàng, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhằm tạo cho khách hàng niềm tin, sự thoải mái khi đến ngân hàng giao dịch.

5.2.2 Biện pháp mở rộng hoạt động tín dụng phát triển nhà ở

Đây được xem là mục tiêu hàng đầu bởi chức năng chính của ngân hàng là cho vay vốn phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. Để thực hiện tốt mục tiêu trên ngân hàng nên xem xét một số giải pháp sau:

- Ngân hàng cần phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, nhất là các chủ trương có liên quan đến việc phát triển nhà ở.

- Thủ tục giấy tờ cần đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác tín dụng để ngân hàng được hỗ trợ, cụ thể là những giấy tờ của hồ sơ vay vốn cần có sự xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương thì công tác xác nhận đó được thực hiện đứng thủ tục và hoàn thành trong thời gian nhanh nhất có thể, điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể hạn chế việc đi lại nhiều lần.

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể, rõ ràng về phương thức cũng như điều kiện vay vốn để phát triển nhà ở. Nếu ngân hàng đồng ý cho vay thì thời gian xử lý nghiệp vụ cần nhanh chóng, chính xác tạo cho khách hàng sự thoải mái thuận tiện khi đến ngân hàng vay.

- Thái độ giao tiếp của nhân viên với khách hàng phải luôn vui vẻ, ân cần, lịch sự làm cho khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng của ngân hàng dành cho họ.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được nhu cầu về vốn, những định hướng trong tương lai để ngân hàng có kế hoạch kịp thời về vốn hoặc đưa ra hình thức cho vay mới phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Cho vay cũng như huy động, điều cần nhất là phải làm cho khách hàng biết đến sản phẩm đó. Vì thế ngân hàng cần chú ý đến công tác quảng cáo, tiếp thị để khách hàng thấy được mặt tích cực của việc vay vốn xây dựng nhà ở.

- Xem xét việc mở rộng dịch vụ đăng quảng cáo mua bán và cho thuê nhà và đất thành “chợ bất động sản lớn” ngay tại ngân hàng để khách hàng có thể giao dịch

và như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ khách hàng vay vốn để mua nhà hay đất ở.

5.2.3 Biện pháp đẩy mạnh doanh số thu nợ cho vay phát triển nhà ở;

Công tác thu nợ luôn được các ngân hàng quan tâm bởi nó phản ánh phần nào đó việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Thu nợ đúng hạn, thu được càng nhiều thì càng giảm được nợ quá hạn, đồng thời nó thể hiện chất lượng tín dụng là tốt. Vì vậy để đạt được doanh số thu nợ cao thì yêu cầu cán bộ tín dụng cần:

- Thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, để đảm bảo đồng vốn ngân hàng cho vay được sử dụng đúng mục đích thì cán bộ tín dụng cần theo dõi tiến trình mua hoặc xây dựng, sửa chữa của khách hàng.

- Đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, không để dây dưa, nên gửi giấy báo nợ đến khách hàng trước thời hạn thu nợ khoảng một tháng để họ có thời gian chuẩn bị.

- Cần tận thu những khoản nợ quá hạn, nếu cần phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan để thu nợ.

5.2.4 Biện pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong cho vay phát triển nhà ở 5.2.4.1. Các biện pháp hạn chế: 5.2.4.1. Các biện pháp hạn chế:

Nợ quá hạn là khoản cấp tín dụng mà khách hàng không trả đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau với tính chất khác nhau. Như chúng ta đã biết, khoản mục nợ quá hạn luôn tồn tại ở bất kỳ một ngân hàng nào, bởi lẽ sự phân tích tín dụng sẽ không đạt đến mức ngân hàng dự đoán được hoàn toàn chính xác về một khoản vay được hoàn trả như thoả thuận trên hợp đồng tín dụng; tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi khoản vay được thực hiện, ngoài ra còn có những rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà con người không thể tránh khỏi như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn....đây là những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Bản thân nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu gắn liền với hoạt động cấp tín dụng mà các ngân hàng chỉ có thể tìm cách hạn chế nó càng thấp càng tốt chứ không thể triệt tiêu được nó. Hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực phát triển nhà ở tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ nợ quá hạn cao, thế nên để hạn chế nợ quá hạn trong cho vay phát triển nhà ở thì ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như:

- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn. - Cán bộ tín dụng cần có nghiệp vụ cao và có hiểu biết về thị trường cũng như những qui đinh về đất đai nhà ở để công tác phỏng vấn và thẩm định khách hàng chính xác, có hiệu quả.

- Ngân hàng không tập trung vốn vào một khách hàng nào cả dù là các doanh nghiệp xây dựng lớn hay khách hàng là hộ gia đình cá thể mà phải phân tán cho nhiều người.

- Cần chú trọng và tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong từng đơn vị cơ sở trực thuộc để phát hiện kịp thời các thiếu sót, hạn chế mức thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng.

- Cán bộ tín dụng thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, xem thực chất mục đích vay vốn của khách hàng có phải là để thực hiện việc xây dựng sửa chữa nhà hay không; nhằm đảm bảo họ không sử dụng vốn vay sai mục đích. Cũng thông qua việc giám sát đó, cán bộ tín dụng có thể biết được khó khăn của khách hàng và cùng họ khắc phục để không xảy ra tình trạng khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.

- Hạn chế giải ngân khoản vay cùng một lúc nếu đó là hợp đồng tín dụng vay nhằm mục đích xây dựng, mà tiến độ giải ngân phải thực hiện song song với tiến độ thi công công trình.

5.2.4.2 Biện pháp xử lý nợ quá hạn:

- Chỉ đạo bộ phận xử lý thu hồi nợ quá hạn tiến hành đánh giá, phân loại nợ quá hạn bình thường (có khả năng thu hồi), nợ quá hạn có vấn đề hay khó đòi để tiến hành công tác xử lý đối với từng loại nợ quá hạn.

- Thương lượng với khách hàng về cách xử lý nợ quá hạn, nếu khách hàng không đưa ra kế hoạch trả nợ thì ngân hàng tiến hành gửi đơn khởi kiện khách hàng đó lên tòa án đề nghị giải quyết.

- Khi tòa án đã xét xử và quyết định xử lý nợ quá hạn bằng cách phát mãi tài sản thế chấp thì ngân hàng cần phối hợp với thi hành án đẩy nhanh quá trình đó và

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng phát triển nhà ở tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần th (Trang 77)