C. Giống nhận gen có đặc tính nông sinh học tốt
3.1.2. Thiết lập quần thể chọn giống
Để thiết lập quần thể chọn giống, cần phải lựa chọn các tổ hợp lai. Cặp lai được lựa chọn là dòng/ giống cho gen kháng rầy mang 1-2 gen kháng và có đặc tính kháng cao. Còn dòng hoặc giống nhận gen là những dòng/giống có các đặc điểm ưu việt như chất lượng gạo ngon, năng suất cao, các đặc điểm nông sinh học đáp ứng nhu cầu sản xuất. Qua kết quả phần trên, đề tài đã chọn giống SL12 có năng suất vượt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trội làm dòng nhận gen và các dòng IS (IS1.2, IS2.3) có mang 2 gen kháng rầy nâu làm dòng cho gen. Giống SL12 được chọn làm cây mẹ và các dòng IS1.2, IS2.3 được chọn làm cây bố để lai tạo con lai F1, sử dụng phương pháp lai hữu tính (thụ phấn bằng tay). Hoa lúa chưa tung phấn của cây SL12 được khử đực bằng cách cắt
trong mỗi hoa, sau đó lấy hạt phấn của cây IS1.2, IS2.3 thụ phấn cho cây SL12. Sau 30 ngày thu hạt lai F1. Các hạt lai F1 được tiếp tục lai trở lại với giống SL12 để tạo các quần thể lai trở lại. Một phần cây F1 được tự thụ để thu hạt F2. Hai công việc này tiến hành song song qua các thế hệ để tạo cây F3, F4, F5 và BC1F1, BC1F2, BC1F3, sau đó các quần thể BC được tự thụ để tạo các thế hệ BC3Fn. Tiến hành chọn lọc cây mang gen kháng bằng chỉ thị phân tử liên kết gen kháng. Chọn lọc kết hợp giữa phương pháp truyền thống với đánh giá sự có mặt của gen kháng và kiểu hình tính kháng rầy nâu qua các thế hệ chọn dòng.