Quảng cáo trên TV:

Một phần của tài liệu Đồ án 3 Nước bưởi ép (Trang 38)

Lợi ích: Quảng cáo trên TV là hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất.

Hình ảnh của sản phẩm dễ dàng đến với người tiêu dùng. Fotech sẽ đầu tư các clip quảng cáo trên TV, chương trình quảng cáo được phát thường xuyên. Nhờ vào số lần phát sóng trên TV nhiều nên mỗi khách hàng sẽ được xem nhiều lần. Dần dần mọi người sẽ biết đến sản phẩm “ nước bưởi ép” của Fotech nhiều hơn. Nội dung của clip quảng cáo sẽ nói rõ tác dụng của “nước ép bưởi”, đánh vào nhu cầu cần thiết của mỗi người. Kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao doanh số bán hàng. Để việc quảng cáo có hiệu quả hơn nữa, công ty sẽ bố trí các đại lý phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Khó khăn: Kinh phí cho các lần phát sóng quảng cáo trên TV rất cao. 6.4.2 Tiếp thị:

Với mục tiêu tiếp cận đến khách hàng. Công ty sẽ đầu tư các quầy giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị lớn. Chủ yếu là các siêu thị lớn trong TP.HCM. Tại đây khách hàng sẽ được tư vấn và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Để thu hút nhiều hơn thì đội ngũ nhân viên tiếp thị sẽ được bố trí làm việc tại các nơi có mật độ dân cư đông như: Trường học, hệ thống siêu thị Co.op mark, BigC, Metro,…Kèm theo đó công ty sẽ thuê và treo các áp phích quảng cáo về sản phẩm.

Trang 39 PHẦN VII: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

7.1Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho nguyên lệu và sản phẩm: 7.1.1 Tiêu chuẩn cho nguyên liệu: 7.1.1 Tiêu chuẩn cho nguyên liệu:

7.1.1.1Bưởi:

Đảm bảo TCVN 6427-2:1998, rau quảcác sản phẩm rau quả. Quả đồng đều, đạt được độ chín hợp lý. Không bị hư, thối quả, vỏ quả phải còn nguyên. Không bị nhiễm các chất độc hại…

7.1.1.2Đường:

7.1.1.3Nước:

Nước là thành phần quan trọng có mặt trong hầu hết các loại nước giải khát. Vì thế chất lượng của nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nước tinh khiết có 11,188 % hydrogen và 88,812 % oxy, không màu, không mùi và không vị.

7.1.2 Tiêu chuẩn cho sản phẩm “nước ép bưởi”:

- TIÊU CHUẨN TCVN 6297: 1997:

Tiêu chuẩn do ban k thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành, áp dụng chung cho nước quả, chế biến từ một loại quả .

- QCVN 6-2:2010/BYT:

Quy chuẩn này do ban soạn thảo quy chuẩn k thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 06 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống không cồn bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn.

Chỉ tiêu Giá trị

Đường saccharose >= 99,8% chất khô

Đường khử <= 0,03%

Độ ẩm <=0,05%

Tro <=0,03%

Trang 40 7.1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật:

Sản phẩm sản xuất ở dạng nước bưởi đóng chai.

7.1.2.2 Các chỉ tiêu cảm quan cho sản phẩm :

 Màu sắc: Có màu vàng đặc trưng của Bưởi  Mùi: Tự nhiên của Bưởi

 Vị: Ngọt, chua hài hòa, dư vị the đắng  Trạng thái: Dung dịch đồng nhất

7.1.2.3 Khối lượng:

Khối lượng chai phụ thuộc vào chất liệu, nguyên liệu và sức chứa của chai. Cho phép sai lệch về khối lượng tịnh của từng chai.

7.1.2.4 Các chỉ tiêu hóa học của nước giải khát đóng chai:

Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa

Asen mg/l 0,01 Chì mg/l 0,01 Clo mg/l 5 Mangan mg/l 0,4 Đồng mg/l 2 Clorat mg/l 0,7 Xyanua mg/l 0,07

7.1.2.5 Các chỉ tiêu vi sinh của nước giải khát đóng chai:

Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml sản phẩm CFU/ml 100

Coliform CFU/ml 10

E. coli CFU/ml Không được có

Streptococci faecal CFU/ml Không được có

Pseudomonas aeruginosa CFU/ml Không được có

Staphylococcus aureus CFU/ml Không được có

Clostridium perfringens CFU/ml Không được có

Tổng số nấm men và nấm mốc CFU/ml 10

7.1.3 Bao bì, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản:

 Bao bì thương phẩm: là bao bì tetra pak luôn đảm bảo ba mục tiêu chính của quá trình đóng gói là đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế sự hao hụt và giảm chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm.

Trang 41

 Nhãn hiệu hay nhãn in trên bao bì: tên nước giải khát đóng chai; khối lượng tịnh; tên cơ sở sản xuất; địa chỉ cơ sở sản xuất; ngày, tháng, năm sản xuất; hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng.

 Vận chuyển sản phẩm:Thường dùng là các pallet và các contener. Pallet có thể là pallet bằng gỗ hoặc nhựa. Đối với contener làm bằng vật liệu thép có phủ sơn chống sét.

7.2 Đề xuất hệ thống đảm bảo chất lượng cho sản phẩm: 7.2.1 Xây dựng chương trình SSOP : 7.2.1 Xây dựng chương trình SSOP :

7.2.1.1 Định nghĩa :

SSOP là viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures. Nghĩa là: Quy phạm vệ sinh hoặc nói cụ thể hơn là: Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

7.2.1.2 Nội dung và hình thức của SSOP

 Nội dung, qui phạm vệ sinh: a. Các lĩnh vực cần xây dựng

- An toàn nguồn nước

- Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm - Ngăn ngừa sự nhiễm chéo

- Vệ sinh cá nhân

- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn - Sử dụng, bảo quản hóa chất

- Sức khỏe công nhân - Kiểm soát động vật có hại - Chất thải

- Thu hồi sản phẩm

b. Tùy theo mỗi cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm, nội dung của SSOP có thể khác nhau

c. hình thức của SSOP Tên công ty: Địa chỉ:

Quy phạm vệ sinh- SSOP  (Tên sản phẩm:…)  (SSOP SỐ:…)  (Tên quy phạm:…) 1. Yêu cầu/ mục tiêu:

2. Điều kiện hiện nay:

Trang 42

 Phương pháp xây dựng quy phạm chung theo 11 lĩnh vực kiểm soát.

 SSOP- An toàn nguồn nước:

Nước tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Nước an toàn phải đảm bảo vệ sinh.

 SSOP- An toàn nguồn nước đá:

Nước đá tiếp xúc với thực phẩm phải an toàn vệ sinh

 SSOP- Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm:

Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm trong quá trình chế biến.

 SSOP- Ngăn ngừa sự nhiễm chéo:

Ngăn ngừa được sự nhiễm chéo từ những vật thể không sạch vào thực phẩm và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm

 SSOP- Vệ sinh cá nhân:

Công nhân phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân khi sản xuất.

 SSOP- Bảo vệ sản phẩm tránh tác nhân lây nhiễm

Không để thực phẩm, bao bì và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây nhiễm.

 SSOP-Sử dụng bảo quản các hóa chất độc hại:

Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hóa chất để không gây hại cho sản phẩm

 SSOP- Kiểm soát sức khỏe công nhân

Đảm bảo công nhân không là nguồn lây nhiễm vào thực phẩm

 SSOP- Kiểm soát động vật gây hại Phải ngăn ngừa tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại

 SSOP- Kiểm soát chất thải:

Hoạt động của hệ thống thu gom, xử lí chất thải không lây nhiễm cho sản phẩm.

 SSOP- Thu hồi sản phẩm:

Mỗi cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, phải có một chương trình thu hồi sản phẩm.

7.2.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng HACCP: 7.2.2.1 Giới thiệu chung về HACCP: 7.2.2.1 Giới thiệu chung về HACCP:

7.2.2.2Định nghĩa:

HACCP là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm.

Mối nguy là tác nhân sinh học, hóa học, và vật lý của sản phẩm.

7.2.2.3 Các nguyên tắc của HACCP:

Trang 43

- Nhận diện mối nguy: Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định là lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy.

- Xác định điểm kiểm soát tới hạn: Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.

- Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP: Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được.

- Thiết lập thủ tục giám sát CCP: Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, trắc nghiệm.

- Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ: Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát.

- Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP: Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.

Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP: Tư liệu hóa tất cả các thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này.

7.2.2.4Trình tự áp dụng HACCP: gồm 12 bước.

Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:

Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP.

Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.

Bước 2: Mô tả sản phẩm.

Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm chung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm.

Bước 3: Xác định mục đích sử dụng.

Trang 44

cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng (phương thức sử dụng, phương thức phân phối, điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng, yêu cầu ghi nhãn).

Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất.

Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.

Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất.

Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.

7.2.2.5Áp dụng HACCP ở Việt Nam:

Bắt đầu từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản. Hiện nay HACCP đã được áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm.Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam thường xây dựng hệ thống HACCP và được chứng nhận theo một trong các tiêu chuẩn như TCVN 5603:2008 (phiên bản cũ là TCVN 5603:1998), HACCP Code 2003 (của Australia)...

7.2.3 Phân tích các mối nguy trong quá trình sản xuất: Công đoạn Công đoạn chế biến Nhận diện mối nguy có thể có Có mối nguy tiềm ẩn ATTP nào đáng kể không?

Diễn giải cho cột trước Biện pháp phòng ngừa để ngăn các mối nguy Lựa chọn- phân loại Sinh học: nhiễm vi sinh vật gây bệnh Có Do sử dụng nước bẩn để pha thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng nguồn nước từ các chuồng trại hay nước bẩn để tưới cho cây vào giai đoạn sắp thu hoạch.

Cần tiến hành đánh giá nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất. Hóa học:DDT,BHC, Chlordane, Endrin, Dieldrin,... Có Các loại hóa chất này khó phân hủy có thể bị cây trồng hấp thụ hoặc hiện diện trong đất.

Tránh thu hoạch quả đã rụng xuống đất, không sản xuất quả ở địa điểm có dư lượng hóa chất khó phân hủy.

Trang 45

Kim loại nặng

Có sẵn ở trong đất hoặc được bổ sung thêm một khối lượng nhỏ qua công đoạn bón phân (nhất là phân lân), chất phụ gia cho đất (thạch cao, phân chuồng), và hóa chất sử dụng trong công nghiệp (trước đây và hiện nay).

Tái kiểm tra hằng năm , thay đổi địa điểm sản xuất hoặc điều chỉnh phương thức canh tác và các điều kiện khác làm hạn chế khả năng hấp thu. Vật lý Không Xử lý: gọt vỏ xanh, tách cùi trắng, tách vỏ múi

Sinh học không Kiểm soát bằng

SSOP Hóa học không Vật lý không Nghiền, vắt, lọc Sinh học:nhiễm vi khuẩn gây bệnh Có Các thiết bị không đạt vệ sinh là nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh rất cao. Vệ sinh thiết bị Hóa học không Vật lý không Khử đắng Sinh học không Hóa học: không Vật lý: còn xót lại một số hạt nhựa

Có Dịch bưởi sau khi được khử đắng sẽ còn lại một lượng nhỏ

Kiểm tra sau khi hạt nhựa được tách khỏi dịch quả.

Phối chế Sinh học Không

Hóa học Có Các chất phụ gia không đạt chuẩn cũng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Quản lý chặt chẽ các phụ gia được sử dụng theo Qđ 3742/BYT

Vật lý Không Kiểm soát bằng

SSOP Đồng hóa, bài khí Sinh học không Hóa học không Vật lý không Chiết chai, đóng nắp Sinh học không Hóa học Không Vật lý không

Trang 46 PHẦN VIII: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN

8.1Giá sản phẩm:

Giả sử vốn tự có của doanh nghiệp là 100%.

Tính toán kinh tế cho nhà máy sản xuất với công suất 400000 hộp/tháng.

8.1.1 Chi phí cho nguyên liệu sản xuất chính:

Các chi phí này gồm tiền mua bưởi (NămRoi), đường, acid citric, pectin, natribenzoat, hạt nhựa (hạtcation).Nguyên liệu bưởi Năm Roi chủ yếu được mua ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long và đường, acid citric, pectin, natribenzoat… được mua tại cơ sở phân phối nên có giá thấp hơn thị trường. Giá được tính theo bảng sau:

Thành phần nguyên liệu Khối lượng nguyên liệu tính cho 1 hộp (g) Khối lượng nguyên liệu tính cho 1 tháng (kg) Khấu hao nguyên liệu (%) Khối lượng nguyên liệu đã khấu hao tính cho 1 tháng (kg) Giá thành nguyên liệu/kg Chi phí nguyên liệu

Bưởi Năm Roi 600 240000 5 252000 8000 2016000000

Đường 100 40000 1 40400 20000 808000000

Pectin 10 4000 2 4080 27000 110160000

Acid citric 5 2000 1 2020 22000 44440000

Natribenzoat 0,1 40 1 40,4 21000 848400

Tổng chi phí nguyên liệu 2979448400

V1= 2979448400(vnđ)

8.1.2 Chi phí khác:

Các chi phí khác bao gồm tiền mua: bao bì tetrapark, thùng carton, in ấn,… Bảng nguyên liệu khác tính trong 1 tháng.

Vật liệu Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)

Bao bì tetrapark 400000 2200 880000000

Nhãn 400000 200 80000000

Thùng carton 40000 2000 80000000

Băng dính 60 5000 300000

Tổng cộng 1040300000

Trang 47

Tổng số chi phí trong 1 tháng:

V2 = 1040300000+(1040300000*2%)=1061106000 (vnđ)

8.1.3 Vốn đầu tư cho nhà máy:

Một phần của tài liệu Đồ án 3 Nước bưởi ép (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)