2.1 Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ
Nhìn trên bề mặt câu chữ trong thơ thì vần nh là một điểm ngắt của nhịp, nhịp lại là "bộ xơng sống" của thơ. Vì vậy, mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ là mối quan hệ máu mủ, ruột thịt. Khi các âm tiết trong câu thơ muốn đợc hài hoà cân đối, có vần, ngôn ngữ đợc tổ chức hợp lý, phù hợp với mức độ hoà âm (hay nói đúng hơn đó là yêu cầu của cái đợc gọi là thơ) thì cần phải đợc ngắt nhịp một cách hợp lý, có ý nghĩa. Nếu không tác phẩm sẽ chẳng đợc gọi là thơ. Ngợc lại nếu nh ngời nghệ sỹ chỉ chú ý đến nhịp thơ mà không coi trọng
phần vần thì cái lớp ngôn ngữ đợc tác giả sắp xếp đó cũng chỉ là một mớ vứt đi mà thôi.
Nói đến thơ là nói đến vần và nhịp. Vần, nhịp trong thơ là sự hiện diện và tồn tại của thơ trên phơng diện ngôn ngữ.
2.2 Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ Xuân Quỳnh
Trong thơ Xuân Quỳnh mối quan hệ giữa vần và nhịp là điểm gặp nhau giữa tâm hồn nhà thơ với những rung động của cuộc đời. Thơ của chị chủ yếu là thơ trữ tình, đó là tình yêu, tình mẹ con, tình chị em, tình bè bạn, tình đồng chí, quê hơng...
Mọi cái xung quanh với chị đều là tri kỷ, đều là sự sống. Cả cuộc đời luôn khát khao, luôn tìm kiếm ấy đã khắc sâu vào tình cảm của bất kỳ ai, miễn đó là chân lý là sự thật.
Chính vì vậy mà thơ của chị luôn mới, luôn thay đổi đột ngột về vần nhịp, nhng đó lại là một sự thay đổi rất logic.
Khi nỗi nhớ ngời yêu day dứt không nguôi, ngọn lửa tình yêu bùng lên mãnh liệt thì giọng thơ của Xuân Quỳnh mạnh mẽ, nổi gió.
"Gọi ngàn lần/tên anh/vẫn là không Chỉ lá rụng/dạt dào/trên lối phố Dẫu em biết rằng anh/anh cũng nhớ Nhng lòng em/nào có lúc /nguôi quên"
(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại. Tr.17)
Trong đoạn thơ,nhịp thơ 3/2/3, rồi đến nhịp tiếp theo là 5/3/, 3/3/2 nh một mớ hỗn độn, dồn dập tuôn ra từ trong cảm xúc kẻ tơng t. Cùng với vần trong "không" và "quên" ôm chặt lấy nhau, đó là sự khẳng định cho nỗi nhớ, tình yêu vĩnh hằng dù cho sự xa cách có là bao nhiêu. Vần trong "phố" câu thơ có nhịp 3/2/3 hiệp với vần "nhớ" của câu thơ có nhịp 5/3/, đó là chiếc cầu hỗ trợ cho nhau trong hai câu thơ cùng một cảm xúc nhng lại biệt lập về nhạc điệu. Vì vậy mới xuất hiện vần trắc (đồng nhất) ở đây để tạo ra sự liền mạch (cả về ngôn ngữ lẫn ý nghĩa).
Trong thơ Xuân Quỳnh hiện tợng này rất nhiều, đặc biệt là những câu thơ dài ngắn khác nhau (tự do) trong những bài thơ tự do.
"Tôi yêu tất cả mọi ngời / mà chẳng yêu đợc riêng ai Không sỹ diện đâu / nếu tôi yêu đợc một ngời
Tôi sẽ yêu anh ta / hơn anh ta yêu tôi / nhiều lắm Tôi yêu anh / dẫu ngàn lần / cay đắng"
(Thơ viết cho mình và những ngời con gái khác. Tr.7)
Nh vậy, vần và nhịp là hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công trong thơ Xuân Quỳnh. Cũng nh nhiều nhà thơ hiện đại khác, dù có sáng tạo, biến đổi hay tự do đến đâu thì hai yếu tố vần nhịp vẫn là yếu tố cơ bản của một tác phẩm thơ ca.
Tạo ra mối quan hệ hoà quyện giữa vần và nhịp trong tác phẩm thơ vẫn là sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, là trăn trở, suy t, là thành công của tác phẩm thơ.
Kết luận
1. Xuân Quỳnh là nhà thơ mới trong làng thơ hiện đại Việt Nam. Là một nhà thơ nữ suốt đời cống hiến cho tình yêu nghệ thuật. Những khát khao cháy bỏng về tình yếu hạnh phúc cũng nh những sáng tạo đổi mới trong nghệ thuật thơ ca là tất cả những gì tinh tuý trong các tác phẩm mà chị đã để lại cho chúng ta.
Đến với thơ Xuân Quỳnh là đến với những góp nhặt của cuộc đời, của tình yêu, của gia đình và đồng loại; đó là một thông điệp bổ ích.
Nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh là nghiên cứu một sáng tạo mới, một tầm nhìn và một phong cách mới của thơ ca cả về nội dung và hình thức.
2. Thơ Xuân Quỳnh đi vào lòng ngời đọc không chỉ bởi nội dung phong phú, ý nghĩa sâu sắc mà còn là vì ngôn ngữ thơ đơn giản, dễ hiểu, cô đọng và súc tích.
Vì vậy nghiên cứu thơ chị không nên chỉ dừng lại ở nội dung ý nghĩa mà phải chú ý nhiều đến hình thức câu chữ. Chúng tôi đến với "Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Xuân Quỳnh" cũng vì lẽ đó.
3. Trong thơ ca nói chung và thơ Xuân Quỳnh nói riêng, các yếu tố vần, nhịp là yếu tố cơ bản của thơ ca, là đặc trng của thơ ca.
Vần, nhịp gắn với thơ ca cùng với nội dung, cảm xúc t tởng của thơ ca gắn chặt vào nhau nh các bộ phận của cơ thể con ngời. Nếu tách một trong các yếu tố đó ra thơ ca sẽ không còn là nghệ thuật hoàn chỉnh. Đặt trong mối tơng quan chỉnh thể đó, ta thấy trong thơ Xuân Quỳnh dờng nh đạt đến mức chuẩn mực về mọi yếu tố cũng nh sự liên quan của chúng.
4. Vần là phơng diện tổ chức tác phẩm thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn (hoặc hoàn toàn) các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết giữa các dòng thơ.
Vần đợc phân loại dựa vào vị trí, mức độ hoà âm, thanh điệu và cách kết thúc âm tiết.
Trong thơ, vần thơ thực hiện chức năng tách biệt các dòng thơ và tạo liên kết giữa chúng với nhau; tạo âm hởng, tiếng vang trong thơ; tạo tâm thế "chờ đợi vần" đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần.
5. Vần trong thơ Xuân Quỳnh là sự hoà âm, phối nhịp giữa các câu thơ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn.
Cũng nh nhiều nhà thơ Việt Nam hiện đại khác, Xuân Quỳnh đa vào thơ mình một khuôn vần truyền thống đầy những sáng tạo, đổi mới, nhng cũng không loại trừ sự tiếp thu tinh tế. Các yếu tố chủ yếu để tạo vần- hay nói cách khác là các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Xuân Quỳnh là bao gồm các yếu tố
cơ bản trong âm tiết tiếng Việt (gồm có: âm chính, âm cuối và thanh điệu). Xuân Quỳnh đã sử dụng các yếu tố này nh những dụng cụ đắc lực trong việc hình thành mô hình hoà phối của các câu thơ.
Trên cơ sở sử dụng sự đồng nhất các yếu tố để hiệp vần, Xuân Quỳnh đã đa ra một số những sáng tạo về nguyên tắc hiệp vần trong thơ chị một cách khu biệt.
6. Dùng thơ để nói lên cảm xúc của mình, đó là điểm chung của các nhà thơ. Vần trong thơ là cá tính sáng tạo của từng tác giả. Mọi phơng tiện, biện pháp ngôn ngữ đa vào thơ đều nhằm một mục đích là bày tỏ ý nghĩa, t tởng, cảm xúc và quan niệm của chính tác giả. Tạo vần trong thơ cũng vậy.
Xuân Quỳnh tạo ra một hệ thống vần dày đặc, phong toả nh một mạng l- ới trong thơ chị, đó là cách để chị thể hiện khát vọng vơn lên đi tìm cái mới trong nghệ thuật thơ ca, trong tình yêu hạnh phúc và cuộc sống, cũng nh sự đích thực của nó.
7. Đề tài của chúng tôi hy vọng góp thêm một phần nhỏ về sự khẳng định một nhà thơ lớn - nữ sỹ Xuân Quỳnh. Đây là một cách nhìn tác phẩm thơ từ góc độ ngôn ngữ, một cách cảm tác phẩm rất mới. Tuy nhiên thơ Xuân Quỳnh là cả một kho tàng nghệ thuật để cho chúng ta còn phải khám phá rất nhiều. Một điều mà chúng ta có thể khẳng định đợc là Xuân Quỳnh đã góp vào thơ Việt Nam một phong cách nghệ thuật mới, đầy sáng tạo.