Thanh điệu trong hiệp vần thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ xuân quỳnh (Trang 38 - 43)

2. Nguyên tắc hiệp vần trong thơ Xuân Quỳnh

2.3. Thanh điệu trong hiệp vần thơ Xuân Quỳnh

Trong Tiếng Việt các âm tiết đợc đặc trng bằng những độ cao khác nhau. Yếu tố độ cao đó do thanh điệu đảm nhiệm. Thanh điệu là một trong hai yếu tố không thể vắng mặt trong âm tiết tiếng Việt.

Tiếng Việt có 6 thanh đợc nhận diện và phân biệt theo hai tiêu chí: đờng nét và âm vực. Theo tiêu chí đờng nét, ta có các thanh bằng phẳng (gồm thanh ngang và thanh huyền) và các thanh không bằng phẳng (là thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng). Trong thơ ca gọi là thanh bằng và thanh trắc.

Theo tiêu chí âm vực, ta có hai âm vực: âm vực cao (gồm thanh ngang, thanh ngã và thanh sắc); âm vực thấp (gồm thanh huyền, thanh hỏi và thanh nặng).

Sự hoà phối thanh điệu trong vần thơ là cần thiết.

Trong thơ Xuân Quỳnh quy luật hoà phối của thanh điệu trong hiệp vần rất nghiêm túc.

Qua khảo sát 44 bài thơ của Xuân Quỳnh, chúng tôi thấy tình hình phân bố thanh điệu trong vần thơ Xuân Quỳnh nh sau: (Sự phân chia này chúng tôi dựa theo đờng nét và âm vực của thanh điệu).

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu có âm vực cao, đờng nét bằng phẳng: 173 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 23,06%

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu có âm vực thấp, đờng nét bằng phẳng: 48 cặp, tỉ lệ ≈ 6,4%

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu có âm vực cao, đờng nét không bằng phẳng (không đổi hớng): 95 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 12,6%

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu có âm vực cao, đờng nét không bằng phẳng (có đổi hớng): 8 cặp, chiếm tỷ lệ ≈ 1,05%

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu âm vực thấp, đờng nét không bằng phẳng (có đổi hớng): 12 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 1,6%

- Đồng nhất cặp vần mang thanh điệu có âm vực thấp, đờng nét không bằng phẳng (không đổi hớng): 15 cặp, chiếm tỷ lệ ≈ 2%

- Hai thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần cùng có đờng nét bằng phẳng: 183 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 24,4%

- Hai thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần cùng có đờng nét không bằng phẳng (có đổi hớng): 16 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 2,13%

- Hai thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần có cùng đờng nét không bằng phẳng (không đổi hớng): 27 cặp, chiếm tỉ lệ ≈ 3,6%

Nhận xét: Dựa trên kết quả khảo sát cho ta thấy trong thơ Xuân Quỳnh, hiện t- ợng hiệp vần đồng nhất về thanh điệu khá phổ biến chiếm ≈ 46,72%. Trong đó,

đồng nhất cặp thanh điệu mang âm vực thấp có số lợng thấp hơn (≈10%). Còn đồng nhất cặp thanh điệu mang âm vực cao chiếm ≈ 36,72%.

Số cặp vần mang thanh điệu không đồng nhất có số lợng nhiều hơn đồng nhất, chiếm ≈ 53,20%.

Điều đó cho chúng ta thấy Xuân Quỳnh rất công phu trong việc hiệp vần thơ, mặc dù thơ chị rất tự do và tự nhiên.

Ví dụ:

"Anh về từ cơn ma Từ những ngày đã qua Từ những ngày cha tới Từ lòng em nhức nhối

(Anh. Tr.10)

"nhối" hiệp vần với "tới", đồng nhất thanh sắc, âm vực cao, đờng nét không bằng phẳng (không đổi hớng)

"Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

áo em sơ ý cỏ găm dày

Lời yêu mỏng mảnh nh màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay"

(Hoa cỏ may. Tr.12)

"thay" hiệp vần với "may", đồng nhất thanh ngang, âm vực cao, đờng nét bằng phẳng.

"Con sông bạn với con đò

Con ngời bạn với câu hò trên sông"

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ.Tr.13)

"hò" hiệp vần với "đò", đồng nhất thanh huyền, âm vực thấp đờng nét bằng phẳng.

"Buổi chiều nay sặc sỡ nh thêu

Muôn màu át trong hoàng hôn rực rỡ Bàn tay ấm, mái tóc mềm buông xoã

ánh mắt nhìn nh chấp cả vô biên"

"xoã" hiệp vần với "rỡ", đồng nhất thanh ngã, âm vực cao, đờng nét không bằng phẳng (có đổi hớng)

"Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc nắng tràn trên khắp ngả Đất thành cây mật trào lên vị quả

Bớc chân ngời bỗng mở những đờng đi"

(Mùa hạ. Tr.26)

"quả" hiệp vần với "ngả", đồng nhất thanh hỏi, âm vực thấp, đờng nét không bằng phẳng (có đổi hớng)

"Con biết nhân viết chia Biết trừ và biết cộng Con đóng sổ lao động Ghi việc con giúp bà"

(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi. Tr.67)

"động" hiệp vần với "cộng", đồng nhất thanh nặng, âm vực thấp, đờng nét không bằng phẳng (không đổi hớng)

"Lấy thời gian đan thành áo mong chờ Lấy thời gian em viết những dòng thơ"

(Bàn tay em.Tr.88)

"Thơ" hiệp vần với "chờ", hai thanh điệu có cùng đờng nét bằng phẳng nhng khác nhau về âm vực.

2.4. Tiểu kết

2.4.1. Hiệp vần trong thơ nh một yếu tố không thể thiếu trong các sáng tác của nhà thơ. Hiệp vần trong thơ, vì vậy cũng có những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó gắn chặt với từng thể thơ cụ thể.

Trong thơ Xuân Quỳnh, tuỳ theo từng thể loại mà chị chủ động đặt vần một cách hợp lý, logic và rất tự nhiên.

Thơ Xuân Quỳnh có khá nhiều thể loại, mỗi thể loại là một cấu trúc riêng biệt. Có những thể loại rất cổ xa nh lục bát, thất ngôn; lại có những thể loại rất mới nh thơ tự do... Tuy nhiên dù ở thể loại nào Xuân Quỳnh vẫn đảm bảo nguyên tắc trong hiệp vần thơ.

Xuân Quỳnh cũng nh nhiều nhà thơ hiện đại khác, tài năng và cá tính sáng tạo của họ đã không cho phép họ tuân thủ theo những niêm luật truyền thống một cách chặt chẽ. Thời đại và lý trí đã buộc họ phải vợt ra khỏi những ràng buộc về niêm luật khắt khe trong thơ ca truyền thống (bằng chứng là xu thế sáng tác thể thơ tự do ngày càng phát triển). Mặc dù vậy họ vẫn luôn đứng vững và tồn tại bởi vì những phá cách của họ đợc thời đại chấp nhận. Sở dĩ họ đợc độc giả và d luận chấp nhận là vì dù có sáng tạo, đổi mới đến mấy đi chăng nữa, họ vẫn đảm bảo đợc những yêu cầu của lịch sử.

Qua khảo sát thơ Xuân Quỳnh ta thấy, dù ở thể thơ nào thì trong các âm tiết hiệp vần vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản (âm chính, âm cuối, thanh điệu). Tỉ lệ các cặp vần đồng nhất các yếu tố là rất cao. Điều này chứng tỏ mức độ hoà âm trong thơ chị rất cao.

Trong khi nguyên tắc hiệp vần trong thơ truyền thống là * Chung âm đồng nhất

* Cùng dòng

* ở trớc  hay , có thể kết hợp không cùng dòng

(Phan Ngọc. 1985, tr.215)

Thì với Xuân Quỳnh nguyên tắc đó đã đợc chị vận dụng một cách vừa nghiêm túc, vừa sáng tạo. Đây là xu hớng chung của các nhà thơ hiện đại.

Chẳng hạn, thơ lục bát là dạng thơ "chuẩn" nhất trong các thể thơ truyền thống về vần, điệu nhịp nhàng. Vần trong thơ lục bát là: chữ thứ 6 của câu lục hiệp với chữ thứ 6 của câu bát kế đó, và chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo. Nhng Xuân Quỳnh đã có lúc:

"Lán che công sự là nhà

Nhờ thơng cất đất ba lô theo cùng"

(Thơ tình tôi viết. Tr.22)

Sự đồng nhất của các yếu tố hiệp vần trong thơ truyền thống cũng đã bị Xuân Quỳnh nới lỏng. Cụ thể là trong hiệp vần âm chính, đồng nhất về âm chính chỉ còn không đầy một nửa số lợng (48,2%), trong khi các cặp vần không đồng nhất âm chính lại ở mức trên 50%.

Âm cuối đồng nhất hiệp vần với nhau không đảm bảo 100% nhng vẫn chiếm tỉ lệ khá cao: ≈ 53,72%.

Số vần có thanh điệu đồng nhất chiếm 46,72%, còn lại là hiệp vần khác thanh điệu, những cặp vần này bắt vần đợc với nhau là nhờ sự giúp đỡ của âm chính hoặc âm cuối.

2.4.2. So sánh với một số tác giả khác về các loại vần trong thơ ta thấy:

- Nguyễn Bính: Vần chính: 49,49% Vần thông: 44,0% Vần ép: 6,5% (Mai Ngọc Chừ. 1986) - Chế Lan Viên: Vần chính: 40,07% Vần thông: 53.49% Vần ép: 6,23% (Nguyễn Thị Bắc Hải. 1992) - Tố Hữu: Vần chính: 69,94% Vần thông: 26,58% Vần ép: 3,97% (Nguyễn Thị Hằng. 1999) - Xuân Quỳnh: Vần chính: 41% Vần thông: 46% Vần ép: 13%

Qua bảng so sánh cho ta thấy thơ Xuân Quỳnh có một sự nhảy vọt về số lợng vần ép so với các tác giả khác, loại vần mà rất ít khi bị "ép sử dụng". Nh vậy, ta có thể thấy rõ, trong thơ Xuân Quỳnh, hiện tợng niêm luật chặt chẽ không còn nhiều. Trong thực tế, biến thể trong thơ chị có tới 15,99%, thơ tự do cũng rất nhiều.

Kết quả so sánh trên cũng cho ta một lần nữa khẳng định vị trí và chức năng của vần trong thơ ca. Vần là yếu tố bất biến trong thơ ca. Muốn hiểu và cảm đợc một bài thơ cần phải hiểu vần, các nguyên tắc hiệp vần cũng nh hiệu ứng của các vần đó đối với tác phẩm thơ ca.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ xuân quỳnh (Trang 38 - 43)