Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách về tạo việc làm đểđảm bảo cuộc sống lâu dài cho người có đất bị thu hồ

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh nghệ an (Trang 96 - 101)

- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất

3.2.1.1. Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách về tạo việc làm đểđảm bảo cuộc sống lâu dài cho người có đất bị thu hồ

- Chính sách việc làm:

Vấn đề việc làm là vấn đề cơ bản và lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Điều này lại càng trở nên

quan trong đối với người có đất bị thu hồi, nhất là đối với người nông dân.

Bởi vậy, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để mọi cấp có liên quan giải

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách về việc làm cho

người dân nói chung, trong đó có người bị thu hồi đất; chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xoá đói, giảm nghèo, chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Khoản 4 điều 45 của Luật đất đai năm 2003 quy định: “Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi” đã ghi: “Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho họ

tiếp tục sản xuất thì được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được Nhà

nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc

làm mới”. Điều này nghĩa là việc chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới là

do người dân tự lo, Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ.

Hiện nay, chính sách đối với người có đất bị thu hồi mới chỉ chú ý đến đền bự, hỗ trợ giải phúng mặt bằng. Nếu chính sách chỉ dừng ở việc hỗ trợ

tiền thì chưa đủ. Bởi vì không phải bất cứ người nông dân nào có đất bị thu

hồi, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới, tìm được chỗ làm việc mới. Do trình độ văn hoá thấp, lại thiếu thông tin về thị trường lao động

và nhiều lý do khác nhau, nên nhiều người ít có cơ hội tìm được nghề mới. Do đó, mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đổi công việc, nhưng số người chuyển được nghề, tìm được việc làm mới lại không nhiều.

Mặc dù chính quyền tỉnh Nghệ An có quy định chủ dự án sử dụng đất

thu hồi phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng lao động địa phương, nhưng do không có cơ chế ràng buộc cả phía người lao động và phía người sử dụng lao động nên trong thực tế, có doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ, nhưng

sau một thời gian lại phải thải hồi, hoặc vì số lao động này không đáp ứng được nhu cầu công việc, hoặc vì không quen với yêu cầu của lao động công

nghiệp nên xin ra khỏi doanh nghiệp, cơ quan.

Khó khăn lớn nhất là đối với số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên). Số này chiếm quá nửa số lao động có đất bị thu hồi hiện nay. Mặc dù rất có

kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng khi bị thu hồi đất thì lao động

này rất khó thích nghi với môi trường mới, tuổi lại cao khó được tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài

đối với họ là rất lớn. Bởi vậy, cần có các giải phápsau đây:

+ Gắn vấn đề giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi với chiến lược việc làm chung của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Một mặt, tạo việc làm tại chỗ bằng cách đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh mẽ ngành nghề thủ công nghiệp,

dịch vụ trong nông thôn; mặt khác, thúc đẩy chuyển dịch một bộ phận lao động nông thôn, trong đó ưu tiên những người có đất bị thu hồi sang làm việc ở các cơ

sở CN, trong KCN, làm dịch vụ cho các cơ sở này và dịch vụ ở đô thị. Trên cơ

sở Quyết định 86/2002/QĐ-UBND tỉnh về Quy định chính sách ưu đói đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cần hỗ trợ và khuyến khích mạnh việc phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả thành thị và nông thôn để tạo việc làm.

+ Có cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp. Để yhúc đẩy phân công lại lao động xã hội, cần phát

triển mạnh các ngành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và xuất khẩu,

các ngành dịch vụ. Phát triển các trang trại và coi đây là một hướng đi tốt không

chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản mà còn tạo điều kiện phát triển các loại

hình du lịch sinh thái tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật, chất kỹ thuật cho chế biến nông sản,

nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; cung cấp thông tin khoa học và công nghệ cho người sản xuất, giúp người nông dân lựa chọn được công nghệ mới

với giá cả hợp lý. Củng cố hệ thống chuyển giao công nghệ tới tận xã, thôn xóm ngoại thành. Nhà nước có chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới như mở các lớp đào tạo nghề mới

miễn phí hoặc phí thấp, khen thưởng động viên kịp thời, hỗ trợ việc sản xuất,

tiêu thụ sản phẩm với các cá nhân hoặc doanh nghiệp tích cực ứng dụng tiến

bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản

xuất với các cơ quan nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ để gắn

khoa học và công nghệ với sản xuất, sản xuất với đời sống, tạo điều kiện cho

sản xuất và khoa học, công nghệ phát triển.

+ Tiếp tục bổ sung vào Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề cho người dân có đất bị thu hồi. Phải có quy định

bằng luật pháp của Nhà nước và chính sách của Chính phủ về trách nhiệm đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi. Coi đó

là vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có

trách nhiệm giải quyết.

Dựa vào đó, lập quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề cho dân cư, gắn

việc thực hiện quy hoạch đó với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất để phát triển CN, xây dựng KCN. Việc đào tạo,

chuyển đổi nghề cho dân cư phải được chuẩn bị trước khi thu hồi đất của họ.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi

Đây là một giải pháp để tạo cơ hội cho người lao động chuyển đổi nghề

khi bị thu hồi đất. Hiện nay, giá đất đền bù cho người có đất bị thu hồi còn mang tính chất hành chính, không phải giá thị trường, mà theo mức giá quá

thấp. Quan hệ giao dịch đất đai thậm chí còn mang nặng tính cưỡng chế, thiếu

+ Coi trọng cơ chế thị trường trong việc xác định giá đền bù quyền sử

dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi. Cần tách bạch việc Nhà nước hỗ trợ

nông dân trong việc thu tiền sử dụng đất nông nghiệp với đền bù đất khi Nhà

nước thu hồi. Người dân khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, thì đồng

thời cũng có quyền chuyển nhượng đất đó theo giá thị trường. Chính vì thế

việc quy định một mức giá cố định khi đền bù cho người có đất bị thu hồi là không hợp lý, thiếu cơ sở khoa học, và mâu thuẫn với chủ trương phát triển

nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng này, khi xác định giá quyền sử dụng đất để đền

bù thiệt hại cho người dân, cần làm tốt các quy định đã ghi trong Điều 55 và 56 Luật đất đai (năm 2003): giá đất do Nhà nước qui định trên cơ sở đảm bảo

"sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường". "Chính phủ qui định phương pháp xác định giá đất;

khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian". "Uỷ ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở phương pháp và khung giá đó xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp

cho ý kiến trước khi quyết định".

+ Tính đúng giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng và phần chênh lệch này phải tập trung vào ngân sách Nhà nước. Khi chuyển từ đất nông

nghiệp sang đất chuyên dùng, xây dựng KCN, thì giá đất tăng lên do có san lấp, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá, giao thông, điện, nước. Nhà nước cần tính toán sự gia tăng này để thu hồi nhằm bù đắp các chi phí. Có như vậy mới đảm bảo được sự công bằng giữa người dân có đất bị

thu hồi với các đơn vị được thu nhận sử dụng đất, khắc phục được tình trạng

bất hợp lý hiện nay giữa giá đất nông nghiệp thu hồi thì quá thấp với giá đất khi đã trở thành KCN, khu đô thị do các đơn vị xây dựng hạ tầng bán và cho thuê lại quá cao, trong khi Nhà nước lại không thu được những chênh lệch đó.

+ Trong điều kiện thị trường bất động sản còn sơ khai như hiện nay, cần

áp dụng nguyên tắc thoả thuận khi thu hồi đất thay cho việc Nhà nước quy định giá. Giá đất liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu và chủ sử dụng đất, mà chủ sở hữu là Nhà nước và chủ sử dụng đất là các tổ chức, cá nhân thuê đất của Nhà nước. Giá này phải được xác lập trên nguyên tắc thoả thuận giữa người dân có đất với các cơ quan thực thi của Nhà nước. Sau khi thu hồi đất, Nhà

nước lại bán quyền sử dụng đất đó cho chủ khác, tức là bán cho các doanh nghiệp được Nhà nước giao đất để xây dựng hạ tầng sản xuất CN, KCN... cũng

theo giá thoả thuận giữa Nhà nước và doanh nghiệp đó. Quan hệ thoả thuận

này phải được công khai, minh bạch. Đây là nguyên tắc hợp lý nhất mà người có đất bị thu hồi chấp nhận và xã hội đồng tình.

+ Về cơ bản, lâu dài, cần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản,

trong đó có thị trường đất đai để xác định giá đất. Đây là một trong những thị trường quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vỡ nú liờn quan đến một lượng

lớn tài sản. Giải pháp này là cần thiết nhằm tạo cơ chế lưu thông các tài sản

khụng thể di dời được trong đó có đất và các tài sản trên đất do phỏp luật quy định. Việc phỏt triển thị trường bất động sản sẽ cú tỏc động điều chỉnh giá cả, làm căn cứ khách quan để Nhà nước thực hiện việc đền bù cho người dân khi

thu hồi đất. Gắn phát triển thị trường này với các loại thị trường khác trong đó

có thị trường sức lao động để tạo sự năng động cho người dân chuyển đổi

nghề khi đất nông nghiệp bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh nghệ an (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)