Chuyên môn yêu cầu của người phụ trách, vận hành, lao động tại mỗi công

Một phần của tài liệu báo cáo lao động thực tế tại công ty liên doanh phạm asset (Trang 26 - 37)

2. ĐẶT ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SƠ ĐỒ TỔ

2.1.5 Chuyên môn yêu cầu của người phụ trách, vận hành, lao động tại mỗi công

công đoạn

Yêu cầu chung:

- Có kiến thức về công đoạn phụ trách.

- Có kinh nghiệm thực tế, có thể giải quyết nhanh khi có sự cố xảy ra - Có sự sáng suốt và tỉnh táo trong công việc.

Mỗi công đoạn yêu cầu người phụ trách, vận hành, phải nắm vũng nguyên tắc hoạt động của máy móc, thiết bị để kịp thời khắc phục những sự cố đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao về mọi mặt

2.1.6 Những thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất [1] 2.1.6.1 Thiết bị trộn:

Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo thiết bị trộn bột

Chú thích:

1- Cửa nhập liệu 4- Bơm

2- Cánh khuấy 5- Cửa tháo liệu 3- Bồn chứa bột

Nguyên lý hoạt động

- Khi mở dòng điện, cánh khuấy quay trộn đều khối bột. - Bơm hút nguyên liệu sau trộn.

2.1.6.2 Thiết bị nồi nấu:

Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo thiết bị nấu

Nguyên lý hoạt động

Cho nguyên liệu và phụ gia (bột quay vòng, bột chêm, gia vị) vào bồn. Cài đặt áp suất nấu và thời gian nấu cho từng loại phôi

Khởi động cho motor kéo các tay trộn hoạt nước cần dùng còn 5 – 6 lít.

Mở van cho hơi nóng vào nấu chín bột trong nồi. Khối bột được cánh khuấy (9) khuấy đều. Nhiệt độ bề mặt bột khi chín (lúc mới mở nắp) đo bằng súng bắn nhiệt là 87, 60C.

Mở nắp cho khối bột đã chín rơi xuống khâu cán. động để trộn đều hỗn hợp trong bồn.

Mở van cho nước vào bồn. Với nguyên liệu không có bột chêm thì lượng nước trong mỗi lần nấu là 8 lít, nếu có bột chêm thì lượng

2.1.6.3 Thiết bị máy cán bột:

Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo thiết bị cán bột

Nguyên lý hoạt động

Máy cán bột là thiết bị gồm hai cặp lô cán thô (2) và cán tinh (3). Hai lô trong mỗi cặp có chiều quay ngược nhau.

Khoảng cách giữa cặp lô cán thô được điều chỉnh bởi tay chỉnh lô cán thô (4). Khối bột sau nấu được chuyển xuống máng hứng bột (1) đi qua cặp lô này sẽ được cán sơ bộ, khối bột được định hình thành tấm bột.

Tấm bột tiếp tục đi qua lô cán tinh ngay bên dưới để định hình cho lá bột. Lá bột theo băng tải (8) đến bộ phận dao cắt biên (7). Hai bên rìa của lá bột được cắt đi, đạt bề ngang tiêu chuẩn. Lá bột tiếp tục theo băng tải làm nguội đến thiết bị sấy sơ bộ

2.1.6.4 Thiết bị sấy:

Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo thiết bị sấy sơ bộ

Nguyên tắc hoạt động

Thiết bị sấy sơ bộ là thiết bị sấy kiểu băng tải gồm một phòng hình chữ nhật dài khoảng 75 – 80m, trong phòng có 6 buồng sấy (4).

Bên trong buồng sấy gồm 7 tầng sấy giúp kéo dài thời gian tiếp xúc giữa lá phôi với nhiệt. Nhiệt độ tại mọi điểm trong phòng sấy là như nhau. Nhiệt độ của lá bột được đo bằng sensor gắn ở vị trí đầu của phòng sấy sơ bộ, và đây cũng là nhiệt độ đánh giá chung cho bộ phận này.

Lá phôi sau cắt rìa tiếp tục được băng tải (5) đưa lên tầng 7. Băng tải (5) chuyển động lần lượt qua 6 buồng sấy, xuống từng tầng băng tải, theo chiều ngược nhau.

Khi vừa ra khỏi buồng sấy, lá phôi được thiết bị quạt gió (6) thổi mát, rồi theo máng dẫn (7) đến khu vực cuốn. Phôi sau khi được cuốn trong nilong sẽ đem vào phòng ủ lạnh

2.1.6.5 Máy cắt phôi:

Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo thiết bị cắt phôi

Nguyên lý hoạt động

Khi dòng điện mở, dòng điện gây nên chuyển động tròn của hệ thống bánh đà, hệ thống này được nối với hệ thống cắt và băng chuyền bằng tay quay, nhờ vậy chuyển động tròn của bánh đà chuyển thành chuyển động tịnh tiến của hệ thống cắt và dây chuyền.

Tùy từng loại phôi mà sử dụng loại dao cắt tương ứng. Phôi lá – dao dạng lá, phôi que – dao dạng que, …

2.1.6.6 Thiết bị sấy 1:

Hình 1.9. Sơ đồ cấu tạo thiết bị sấy 1

Chú thích: 1- Buồng sấy 2- Máng hứng phôi 3, 4, 5- Băng tải phụ 6- Băng tải chính 7- Bục hướng dòng 8- Quạt

9- Cửa thông gió 10- Calorife 11- Ống dẫn hơi

12- Ống thoát nước ngưng

Nguyên lý hoạt động

Phôi sau công đoạn cắt được nạp vào băng tải (3), được băng tải (3) đưa lên cao và đi vào băng tải (4), sau đó tiếp tục vào băng tải (5). Nhờ băng tải (5) chuyển động qua lại và rung mà phôi được rải đều xuống băng tải (6) trong phòng sấy.

Ở đây, phôi chuyền động theo các băng tải có chiều ngược nhau, do đó được xáo trộn và tiếp xúc đều với không khí nóng. Sau khi đi hết đoạn băng tải cuối cùng của hệ thống băng tải (6), phôi được chuyển về băng tải (6) dưới cùng, đến máng hứng phôi (2) bên ngoài buồng sấy, kết thúc một chu trình.

Quá trình kết thúc khi phôi đạt được độ ẩm quy định. Phôi được tháo ra tại máng hứng phôi, lúc này băng tải của máng hứng (2) sẽ chuyển động ngược chiều với lúc sấy phôi. Phôi được chuyển vào kho dự trữ, chuẩn bị đưa vào công đoạn sấy 2.

2.1.6.7 Thiết bị sấy 2

Hình 1.10. Sơ đồ cấu tạo thiết bị sấy 2

Chú thích:

1 – Đèn 5 – Stop

2 – Nút hòa nhiệt 6 – Cửa thoát ẩm

3 – Công tắc mở nhiệt 7 – Motor

4 – Start 8 – Lồng sấy

Nguyên tắc hoạt động

Khi mở dòng điện, động cơ chuyển điện năng thành chuyển động quay của hệ thống lồng sấy.

Tại hệ thống calorifer điện năng chuyển thành nhiệt năng sấy phôi.

Mở nắp nhập liệu cho phôi vào bốn ngăn của lồng sấy, tối đa mỗi ngăn chứa 60kg. Đóng nắp lại, tiến hành cài đặt thời gian sấy, tốc độ lồng quay.

2.1.6.8 Thiết bị rang:

Hình 1.11. Sơ đồ cấu tạo thiết bị rang

Nguyên tắc hoạt động

Thiết bị rang bao gồm phòng rang (1), trong đó có bồn rang (2) là một hình trụ nằm ngang, làm từ thép không rỉ, chịu được nhiệt độ cao và có thể chuyển động quay quanh trục ngang. Bên trong bồn rang (2) có các cánh để tăng diện tích tiếp xúc và hướng dòng vật liệu.

Bồn rang được đốt nóng trực tiếp bên ngoài bằng ngọn lửa đốt từ gas (được dẫn trong đường ống (4)).

Phôi sau công đoạn sấy 2 được đưa tới khâu rang chuẩn bị rang. Phôi được chuyển vào phễu tiếp liệu (3) nhờ hệ thống gàu tải. Từ phễu tiếp liệu, phôi được phân phối vào bồn rang (2) với tốc độ quay tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Bồn rang (2) quay và được đốt nóng tới nhiệt độ yêu cầu. Phôi đi bên trong bồn rang và được đảo trộn liên tục.

Khi phôi đi hết đoạn đường bên trong bồn rang, sẽ chín và được chuyển ra băng tải, tiếp tục đi vào bồn tẩm. Vì chiều dài băng tải, tốc độ băng tải là cố định nên nhiệt độ khi rang cùng hai yếu tố trên phải phù hợp với nhau để đảm bảo miếng phôi vừa chín và nhiệt của lá phôi khi vào phun dầu, phun gia vị là 60 – 700C.

2.1.6.9 Thiết bị máy tẩm phôi:

Hình 1.12. Sơ đồ cấu tạo thiết bị tẩm gia vị

Nguyên tắc hoạt động

Gia vị được nạp vào phễu nạp (1), được cánh khuấy (2) khuấy trộn để phân phối vào vít tải (3). Tại đây gia vị sẽ được vận chuyển theo phương ngang đến bộ phận phun gia vị (4). Dầu trong bồn chứa dầu sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ quy định rồi được bơm vào vòi phun dầu (6).

Phôi vừa rang xong ở công đoạn rang, sẽ được băng tải chuyển tới bồn tẩm (7). Phôi sẽ được tẩm dầu và gia vị ở đoạn đầu của bồn tẩm (7). Dầu sẽ được phun trước gia vị, nhưng khi quan sát thì chúng gần như được phun cùng lúc. Dầu sẽ phủ một lớp áo lên phôi giúp gia vị bám vào phôi dễ dàng hơn. Sau đó tiếp tục chuyển động theo chuyển động quay của bồn tẩm đến cuối bồn tẩm. Nhờ chuyển động quay, phôi sẽ được xáo trộn, thấm đều gia vị và dầu. Phôi sẽ được lấy ra ở cuối bồn tẩm.

2.1.6.10 Thiết bị đóng gói:

Hình 1.13. Sơ đồ cấu tạo máy đóng gói bánh Snack

Chú thích:

1- Phễu 2- Ngàm dọc 3- Ngàm ngang 4- Bánh thành phẩm

5- Cuộn giấy 6- Cuộn Date

7- Cuộn Date đã sử dụng 8- Thiết bị in Date

Nguyên lý hoạt động

Khi máy tự động làm việc, băng giấy bóng (cuộn) sẽ tạo thành ống, và từng chu kỳ sẽ cho ra một lượng sản phẩm nhất định. Bộ phận hàn nhiệt tạo ra một mí thẳng đứng và một mí ngang ngăn ống giấy thành những bao đựng sản phẩm. Trên giấy bóng có in nhãn hiệu của công ty.

2.2 Sơ đồ tổ chức [1]

Một phần của tài liệu báo cáo lao động thực tế tại công ty liên doanh phạm asset (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w