Đặc điểm của quá trình học sinh giải quyết vấn đề trong học tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương chất khí vật lý 10 chương trình chuẩn theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 27 - 29)

Trong dạy học cổ truyền trớc đây, giáo viên là ngời quyết định, điều khiển toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học; từ đặt vấn đề mở đầu, giải quyết vấn đề, đánh giá và kết luận; còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại, làm theo mẫu. Ngày nay, dạy học không chỉ chú trọng đến truyền

thụ kiến thức mà còn nhằm bồi dỡng phơng pháp nhận thức khoa học, phát triển năng lực t duy, phát triển nhân cách học sinh.

Theo lý thuyết hoạt động, hoạt động học có cấu trúc gồm nhiều thành phần có quan hệ và tác động lẫn nhau.

Động cơ Hoạt động

Mục đích Hành động

Phơng tiện, điều kiện Thao tác

Một bên là động cơ, mục đích, điều kiện, phơng tiện; bên kia là hoạt động, hành động, thao tác. Động cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động học, đa đến kết quả cuối cùng là thoả mãn đợc lòng mong ớc của ngời học. Muốn thoả mãn động cơ ấy, phải thực hiện lần lợt những hành động để đạt đợc những mục đích cụ thể. Cuối cùng, mỗi hành động đợc thực hiện bằng nhiều thao tác sắp xếp theo một trình tự xác định, ứng với mỗi thao tác trong những điều kiện cụ thể là những phơng tiện, công cụ thích hợp.

Trong dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động học giải quyết vấn đề của học sinh mô tả quá trình giải quyết vấn đề của các nhà nghiên cứu vật lý trên cơ sở chu trình sáng tạo khoa học vật lý.

Một số đặc điểm của học sinh trong dạy học giải quyết vấn đề là: + Về động cơ, hứng thú nhu cầu:

Dới sự định hớng của giáo viên, học sinh nhận thức đợc vấn đề cần nghiên cứu và mong muốn khám phá thành công vấn đề đó.

+ Về năng lực giải quyết vấn đề:

Khi giải quyết vấn đề, đây là bớc đầu làm quen với việc giải quyết vấn đề khoa học, nên kinh nghiệm, năng lực còn rất hạn chế.

Học sinh chỉ đợc dành một thời gian ngắn, thậm chí chỉ 30 phút đã phải phát hiện ra một định luật vật lý.

+ Về điều kiện, phơng tiện làm việc:

Học sinh chỉ có những phơng tiện của trờng phổ thông với độ chính xác cha cao, chỉ có điều kiện làm việc tập thể ở lớp hay ở phòng thực hành.

Trong quá trình học, học sinh phải tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Học sinh phải tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, thực hành thí nghiệm, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện. Học sinh cần mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. Học sinh nên biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương chất khí vật lý 10 chương trình chuẩn theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề (Trang 27 - 29)