Thực trạng của việc đánh giá kết quả họctập môn toán

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng test trong dạy học toán 5 (Trang 39 - 43)

- Trong các câu có các lựa chọn A, B, C, D, hãy khoanh tròn vào chữ in hoa

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng của việc đánh giá kết quả họctập môn toán

Trong khi chúng ta đang còn bị hạn chế bởi cách đánh giá hiện hành thì trên thế giới và các nớc Đông Nam á đã có những bớc phát triển đáng kể trong lĩnh vực này. Các chuyên gia giáo dục thế giới đã có sáng kiến lập ra Hiệp hội đánh giá giáo dục bao gồm vài chục nớc thành viên thuộc nhiều châu lục. Họ coi đánh giá tri thức học sinh là vấn đề không thể thiếu và ngời giáo viên phải nắm vững, luôn xuyên suốt trong quá trình dạy học.

ở Việt Nam, vấn đề đánh giá tri thức học sinh cũng đang dần đợc quan tâm đúng mức, là khâu không thể thiếu đợc trong quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng nâng cao chất lợng dạy học và đã có nhiều bài viết đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để nâng cao tính khách quan, công bằng, chính xác trong đánh giá tri thức học sinh.

Nhà trờng tiểu học nói riêng và trờng phổ thông nói chung là một cơ quan giáo dục chuyên nghiệp có đội ngũ các nhà s phạm đợc đầo tạo, có nội dung, chơng trình chọn lọc, có phơng pháp phù hợp với mọi lứa tuổi, có các phơng tiện kỹ thuật đặc thù phục vụ giáo dục. Mục tiêu giáo dục của nhà tr- ờng phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội và thời đại, nhà trờng là tổ chức chuyên biệt của quá trình hình thành và phát triển nhân cách con ngời. Mục tiêu giáo dục tiểu học đợc cụ thể hoá thành mục tiêu các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chơng trình. Đặc biệt mục tiêu giáo dục tiểu học đã đợc cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản mà học sinh cần đạt, bao gồm: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hớng và… các yêu cầu này lại đợc phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc Tiểu học, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự hình

thành và phát triển các yếu tố khác. Đạt đợc những, mục tiêu đã đề ra đó thì các nhà s phạm không thể bỏ qua quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh.

Hiện nay, cách đánh giá kết quả học tập môn toán ở tiểu học đó là giáo viên hoặc các thành viên của ban giám hiệu hay các bộ phận phụ trách môn học ở phòng giáo dục, Sở Giáo dục - Đào tạo ra đề kiểm tra viết bao gồm những câu hỏi mở để học sinh làm bài rồi cho điểm. Căn cứ để đánh giá chủ yếu là dựa trên điểm số. Việc đánh giá chủ yếu là nhằm mục đích phân loại học sinh. Cách kiểm tra đánh giá này bộc lộ những điểm yếu sau:

- Công cụ đánh giá không góp phần tạo ra sự phân loại tích cực học sinh. Điều này có nghĩa là cách đánh giá hiện hành khó phân biệt đợc trình độ thực giữa các mức độ và trong cùng một mức độ kiến thức hoặc kỹ năng. Mỗi đề kiểm tra viết toán hiện nay thờng chỉ căn cứ vào trình độ học tập tối thiểu của học sinh nhng tham vọng của các nhà giáo và nhà chuyên môn lại là sử dụng kết quả nàyđể phân học lực của các em. Đây là một mâu thuẫn trong công tác đánh giá chất lợng học tập nói chung và môn toán nói riêng đã làm hạn chế tác dụng chính của việc phân loại học sinh theo học lực thông qua việc kiểm tra đánh giá. Khi để kiểm tra chỉ dựa trên trình độ học tập tối thiểu thì tất cả các câu hỏi trong đề chỉ dành cho các học sinh có khả năng học tập ở mức trung bình, tức là những học sinh có học lực trung bình là có thể trả lời đúng tất cả các câu hỏi này trong giới hạn thời gian đề cho phép. Vậy thì sao những học sinh có học lực khá giỏi có cơ hội để thể hiện khả năng của mình với chính bài kiểm tra đó. Chẳng hạn một học sinh khá có thể hoàn chỉnh bài kiểm tra đó trong vòng 15 phút, song với thời gian còn lại thì em lại ngồi chơi Kết quả là với những học sinh trung bình hoàn thành bài kiểm tra trong 40 …

phút cũng có số điểm ngang bằng với những học sinh khá hoàn thành bài kiểm tra đó trong 15 phút. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi trong các kỳ đánh giá thờng xuyên, định kỳ quá cao trong khi đó

không phải hầu hết các em đạt điểm giỏi có học lực giỏi. Chúng ta có thể rất khó phát hiện để bồi dỡng kịp thời những học sinh có năng lực giỏi toán với những kiểu đề kiểm tra ít tính phân loại tích cực nh hiện nay. Để có thể phân loại đợc học lực học sinh ngay trên một bài kiểm tra càn đúc rút đề bài sao cho có những câu hỏi và bài tập cho cả ba đối tợng học sinh: Giỏi, Khá - Trung bình - Yếu.

- Nội dung đánh giá thiếu toàn diện: Các đề kiểm tra và thi hiện nay chủ yếu là những đề kiểm tra viết gồm một số câu hỏi tự luận, cũng có các câu hỏi trắc nghiêm nhng rất ít. Mỗi một câu hỏi chỉ kiểm tra đợc một số ít kiến thức hoặc kỹ năng. Do đó một đề thi gồm 3 hay 4 câu hỏi không thể bao quát đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. điều này vô tình đã tạo cơ hội cho việc học tủ của học sinh, tạo cho học sinh ngghĩ rằng kết quả kiểm tra mang nhiều tính may rủi và kết quả của việc học phụ thuộc vào nhiều vận may hơn là sự cố gắng học tập.

- Việc đánh giá tri thức học sinh thiếu khách quan vì nó phụ thuộc nhiều vào ngời ra đề thi và ngời chấm thi.

Cách ra đề kiểm tra và thi hiện hành còn cha thực hiện đúng quy trình khoa học cần có của công việc này. Việc ra đề thi và kiểm tra không thể chỉ là công việc của một ngời hay một nhóm rất ít ngời, dựa trên kinh nghiệm là chính. Do quan niệm cha đúng về công tác bảo mật đề kiểm tra và thi nên lâu nay việc soạn đề kiểm tra thờng giao cho một sô ít ngời làm. Lẽ ra việc làm này cần đợc tiến hành dựa trên sự trao đổi thấu đáo giữa các chuyên gia môn học và các giáo viên trực tiếp dạy học thì sẽ rất tốt và nó tránh đợc sự áp đặt về nội dung cũng nh về loại hình câu hỏi và bài tập của một hoặc vài ngời. Việc chấm bài theo cácch hiện hành cũng góp phần làm kém tính khách quan của việc kiểm tra đánh giá. Thờng thì chấm điểm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dễ hơn chấm điểm các câu hỏi tự luận bởi đáp án và biểu chấm của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan gọn hơn, khiến cho ngời chấm

dễ nhớ hơn. Trong khi đó đáp án của câu hỏi tự luận thì dài hơn nên ngời chấm khó nhớ đủ. Để cho ngời chấm có thể nhớ biểu điểm của những câu hỏi tự luận, lâu nay nhiều nơi chỉ đa ra đáp án và biểu chấm cho câu hỏi tự luận rất sơ sài. Chẳng hạn có những câu hỏi tự luận có nhiều câu trả lời đợc chấp nhấn song đáp án chỉ nêu một trong những câu trả lời đó, có những nội dung kiểm tra gồm nhiều mức độ cần phải chỉ rõ ra từng mức độ song đáp án chỉ nêu ra một mức độ cao nhất. Do đó việc chấm bài bị lệ thuộc vào đáp án và biểu điểm áp đặt, dễ bỏ sót kết quả của học sinh.

- Việc đánh giá không kịp thời giúp học sinh sửa chữa những sai sót mà các em mắc phải do khâu chấm bài lâu dẫn đến trả bài chậm. Nếu nh mục đích của việc kiểm tra đánh giá ở môn toán để phát hiện và ngăn ngừa các "lỗ hổng" hay chỗ cha vững chắc trong kiến thức và kỹ năng của học sinh thì kết quả học tập của học sinh cân đợc phản hồi lại cho các em nhanh để các em kịp điều chỉnh và kịp thời rút kinh nghiệm. Nhng do đề kiểm tra có nhiều câu hỏi tự luận nên việc chấm bài đòi hỏi nhiều thời giam, kết quả phản hồi lại cho các em lâu hơn nên tác dụng giúp học sinh điều chỉnh việc học của bài kiểm tra đánh giá bị hạn chế. Mặt khác do đề kiểm tra đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản nên những kết quả cha đủ giúp học sinh khắc phục những hạn chế về toán của các em trong những kỹ năng hoặc kiến thức mà đề không bao quát.

- Khâu xử lý kết quả đánh giá còn đơn giản. Việc đánh giá chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp về kết quả học tập của học sinh mà cha đa ra các thông tin phân tích, cha đa ra những thông tin về quá trình dạy học của thầy và trò, cũng nh các thông tin về điều kiện dạy học nhằm giúp cho các cán bộ quản lý môn học đa ra những động tác điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học để cải thiện chát lợng học tập. Hiện nay dựa trên điểm số trong các kỳ kiểm tra toán, giáo viên hoặc các nhà quản lý chuyên môn chỉ biết những thông tin chung chung về tình hình họctập của học sinh cụ thể: Học lực vào loại giỏi,

loại khá, loại trung bình song không biết học sinh đã có kiến thức đúng nh… vậy cha để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời.

- Việc sử dụng kết quả đánh giá còn hạn chế: Hầu nh các nhà trờng chỉ dùng kết quả điểm số để đánh giá phân loại học lực của học sinh và để thi đua. Do đó công tác đánh giá cha thực sự trở thành một động lực đủ mạnh để cả học sinh và giáo viên, nhà trờng và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp cùng phấn đấu nâng cao chất lợng môn học.

Tóm lại: Những điểm yếu trên trong cách đánh giá hiện nay sẽ càng trở nên

bức xúc hơn khi chúng ta thực hiện dạy toán theo chơng trình tiểu học mới. Một chơng trình đòi hỏi cách đánh giá chất lợng học tập toàn diện và khách quan.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng test trong dạy học toán 5 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w