Chương 4: Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện VHDN tại ACB
4.1 Hình thành Văn hóa doanh nghiệp
Nguồn: Robbins S.P. (1999), Organizational Behavior, p.610
Triết lý của người sáng lập ra tổ chức.
Có thể nói người sáng lập ra tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến VH tổ chức trong thời kỳ đầu. Họ có khả năng nhìn nhận tổ chức sẽ trở nên như thế nào và họ cũng không bị ràng
Triết lý của người sáng lập Tiêu chuẩn tuyển dung Quản lý cấp cao Hội nhập Văn hóa tổ chức
buộc bởi những thói quen xử lý công việc hay hệ tư tưởng trước đó. Người sáng lập như là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền VH tổ chức, là người có ý tưởng ban đầu.
Ít ngân hàng nào có nhiều người sáng lập và lãnh đạo xuất thân từ nghề giáo như ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Nếu phải liệt kê họ trong một danh sách đầy đủ e sẽ quá dài. Ở đây chỉ xin được nêu một cách ngắn gọn: từ Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng, phó chủ tịch Hội đồng quản trị Trịnh Kim Quang, trưởng ban kiểm soát Huỳnh Nghĩa Hiệp, phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại cho đến các giám đốc Chi nhánh, sở giao dịch, các phòng ban như Nguyễn Thị Hai, Phùng Thị Tốt, Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Tâm, Trần Ngọc Tú… đều từng là giảng viên nhiều năm ở các trường Trung học Ngân hàng, trường cao cấp Ngân hàng hoặc Đại học Kinh tế TP. HCM.
Khoảng đầu năm 1990,nước ta bắt đầu mở cửa, Pháp lệnh Ngân hàng ra đời, hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Là những người có trình độ chuyên môn về ngân hàng cũng như các ngành kinh tế khác, và cũng từng được tìm hiểu, tiếp cận với hoạt động ngân hàng trước năm 1975, ông Trần Mộng Hùng và những người bạn của mình nhận ra đây là một cơ hội tốt để đem kiến thức áp dụng vào cuộc sống, xây dựng một ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh như ước vọng từng ấp ủ. Đây cũng chính là cơ hội để vươn lên làm giàu chính đáng bằng vốn kiến thức và năng lực của mình. Và từ suy nghĩ đó, ông Hùng, bạn bè, cộng sự và những nhà giáo đa quyết định rời bục giảng để bước vào thương trường nhiều gian nan, thử thách nhưng cũng không kém phần hào hứng. ACB ra đời từ đó với định hướng là một ngân hàng bán lẻ và định hướng này được giữ vững và phát huy tác dụng từ đó đến nay.
Tuy nhiên, dù đã thôi đứng trên bục giảng nhưng cái cốt cách nhà giáo và những đức tính hình thành trong môi trường sư phạm vẫn tiếp tục được lưu giữ và phát huy ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh, trong cung cách quản lý, điều hành cũng như trong cách cư xử với cộng sự, nhân viên và đối tác, khách hàng. Nó chính là một nhân tố góp phần tạo nên nét đặc trưng trong VH kinh doanh của ACB. Xuất thân từ nhà giáo nên các vị lãnh đạo ACB đề cao đạo đức trong kinh doanh, chủ trương làm ăn minh bạch, tuân thủ nghiêm luật pháp.
Trong suốt 17 năm hoạt động, ACB không “vướng” vào những sai phạm về mặt pháp lý; các lãnh đạo của ACB cũng không bị tai tiếng gì về mặt đạo đức.
Cũng từ quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học cho nên các nhà lãnh đạo ACB rất chịu khó tìm tòi học hỏi, cố gắng tiếp cận với các thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại, từ đó vận dụng vào trong hoạt động ngân hàng. Việc đổi mới công nghệ, du nhập những dịch vụ mới tại ACB đa minh chứng điều này. Hơn nữa, óc tổ chức, tinh thần kỷ luật cũng dẫn đến sự hình thành những mô hình quản lý, mô hình kinh doanh mới, cũng như quá trình tái cấu trúc tại ACB. Có thể nói, khi có cơ hội, ACB luôn tiên phong đi trước.
Tuy từng có những đột phá, sáng tạo, mở ra những dịch vụ mới, nhưng ACB cũng rất thận trọng, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh. Có lẽ đây cũng là một cách làm việc chịu ảnh hưởng từ sự cẩn trọng, chặt chẽ, nghiêm túc của nhà sư phạm. Nhưng, cũng như những nhà giáo coi trọng đạo đức, tình nghĩa, ACB đa tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, có trước có sau với cộng sự, đối tác, khách hàng và với cả cộng đồng. Cách cư xử đối với các cựu lãnh đạo, nhân viên, những người có đóng góp cho ACB, cách chia sẻ thiệt thòi của khách hàng trong sự cố tin đồn năm 2003, cũng như những đóng góp, tài trợ thực hiện những chương trình từ thiện giúp đỡ trẻ em mồ côi khuyết tật, học sinh nghèo, đồng bào vùng bị thiên tai… đa minh chứng cho điều này.
Một hoạt động cho thấy rõ ảnh hưởng của xu hướng giáo dục của ACB chính là sự quan tâm, đầu tư rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên. ACB có hẳn một trung tâm đào tạo ngay từ những năm đầu tiên với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, nhà quản lý, kinh doanh giàu kinh nghiệm. Theo quy định, một nhân viên tân tuyển phải tham dự các khóa học tại trung tâm đào tạo này tối thiểu là 3 tháng. Theo thời gian, công tác đào tạo ngày càng mở rộng và mỗi năm ACB đào tạo từ 2.000 đến 3.000 học viên. Tuy rằng một số nhân viên sau khi được đào tạo đa chuyển sang làm việc tại ngân hàng khác, nhưng ACB xem đó là điều bình thường, hơn thế nữa còn tự hào vì mình đa góp phần đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng nói chung.
Sẽ là cường điệu khi cho rằng uy tín và hình ảnh tốt đẹp mà ACB có được là sản phẩm của cái “chất nhà giáo” nơi những người sáng lập và lãnh đạo ngân hàng này, nhưng
nói rằng nó đa ảnh hưởng sâu sắc và tác dụng tích cực đến sự phát triển lớn mạnh của ACB thì đó là điều hiển nhiên, rất dễ nhận thấy.
Chúng ta thấy rằng VHDN có thể dựa trên quan điểm của người sáng lập khi: những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại, chính nền VH đó đã giúp DN khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh; rất nhiều giá trị của nền VH đó là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của DN. Bởi vậy nên tại ACB, những người sáng lập vẫn giữ vai trò chủ chốt và sự thay đổi vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà sáng lập. Chính vì điều này nên nhà sáng lập là cơ sở hình thành VHDN tại ACB.