Chính sách đối với nhà quản trị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện VHDN tại ACB (Trang 45 - 47)

Chương 3: Thực trạng về Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Á Châu

3.3Chính sách đối với nhà quản trị

ACB luôn đòi hỏi cao, cầu toàn và thận trọng:

Cũng có thể nói là ACB cầu toàn trong hoạt động, từ chuyện nhỏ như giữ sạch sẽ nơi làm việc của mỗi người cho đến việc cho vay, định mức nợ quá hạn. Để tránh rắc rối, rủi ro, từ nhiều năm qua, các khoản cho vay đất dự án không được chấp nhận nếu thủ tục pháp lý không đầy đủ 100% và điều đó đã trở thành một nguyên tắc. Trong vấn đề nợ quá hạn, ACB chỉ chấp nhận ở mức 1%, trong khi ở các ngân hàng khác có thể chấp nhận tới 5%.

Đã có những ý kiến cho rằng như thế là quá thận trọng, bảo thủ, bỏ mất nhiều cơ hội kinh doanh tốt, như trong các lĩnh vực địa ốc, cổ phần hóa DN…ACB chấp nhận sự bảo thủ, thậm chí chủ trương bảo thủ bởi vì ACB không muốn làm mất sự an toàn và lợi ích của mình, của đối tác, khách hàng - những người đa tin tưởng giao tiền bạc, tài sản cho mình. Đối với một nền kinh tế mới nổi như nước ta, thật ra không thiếu cơ hội kinh doanh, và ACB chủ trương thận trọng chọn lựa cơ hội kinh doanh phù hợp với năng lực và tôn chỉ của mình. Vào năm 1999, ACB đã đầu tư công nghệ để đổi mới hoạt động ngân hàng. Lúc bấy giờ, một quyết định như vậy không hề dễ dàng vì ứng dụng công nghệ thông tin vào việc vận hành và quản trị ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, ước muốn và quyết tâm hướng đến sự hoàn hảo đa giúp cho ACB vượt qua các trở lực để thực hiện thành công chiến lược tái cấu trúc. Trên nền tảng của hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng TCBS (The Complete Banking Solution), cơ cấu tổ chức của ACB thay đổi theo định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, và đưa ACB trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng có tiện ích cao cho nhiều phân đoạn khách hàng khác nhau.

Chính vì đòi hỏi cao nên nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững. Hơn nữa, chính các vị trong ban lãnh đạo là những tấm gương tốt. Các vị thường xuyên có mặt ở hội sở, đọc đầy đủ văn bản báo cáo, xem xét hồ sơ, giải quyết những việc cần thiết, thậm chí có khi đến tối mịt còn ngồi lại với nhau để bàn bạc, tính toán từng con số, từng quyết định. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn vừa qua, các vị lãnh đạo của ACB đã luôn luôn ở trong trạng thái làm việc để đưa ra quyết định chính xác, dìu đắt con thuyền ACB vượt qua khó khăn.

Đối với cán bộ quản lý, ACB thường xuyên tổ chức các khóa học như sau: - Các sản phẩm mới của ACB

- Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý chi nhánh

- Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v.)

- Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các cổ đông nước ngoài, ACB cũng đã tổ chức các khóa học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức.

Nguyên tắc tập thể đưa ra quyết định:

Đây là nguyên tắc được áp dụng khi đưa ra các quyết định quan trọng. Ở ACB không có hiện tượng tôn sùng cá nhân, dù cá nhân đó giữ cương vị cao. Cũng không ai vỗ ngực xưng mình là người có công duy nhất, hoặc tự ý cho mình là tất cả trong thành công của ngân hàng. Những việc quan trọng đều được đưa ra bàn bạc một cách bình đẳng và tập thể quyết định. Điều này tạo nên tinh thần dân chủ, đoàn kết bền vững trong nội bộ.

ACB là ngân hàng thương mại đầu tiên thành lập hội đồng tín dụng để xem xét, và quyết định các khoản vay. Hội đồng Tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng này hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, nhất trí, theo đó chỉ cần một thành viên không chấp thuận thì trường hợp đó bị bác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện VHDN tại ACB (Trang 45 - 47)