- Dựa vào hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi xây dựng một mẫu bệnh án nhằm thu thập các thông tin.
* Thông tin trước mổ:
- Hành chính: Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc. - Tiền sử:
+ Tiền sử có đau, sốt, vàng da. + Giun chui ống mật.
+ Tiền sử mổ sỏi mật cũ.
- Biểu hiện lâm sàng lần này vào viện: + Đau, sốt, vàng da.
+ Rối loạn tiêu hóa. + Biểu hiện viêm tụy cấp.
+ Biểu hiện shock nhiễm trùng đường mật. + Bệnh lý khác kèm theo.
- Cận lâm sàng:
+ Sinh hóa máu (chức năng gan, bilirubin, men tụy, chức năng thận). + Bạch cầu.
- Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI...xác định vị trí và số lượng sỏi. * Thông tin trong mổ: Dựa vào mô tả trong mổ của phẫu thuật viên. - Bước 1: Đường mổ.
- Bước 2: Đánh giá tổn thương đại thể. + Bụng có dịch hay không ?
+ Tình trạng gan ? (gan to hay ko? Gan có ứ mật hay không? Có xơ gan? Tình trạng túi mật? Túi mật còn hay đã cắt? có viêm hay không?...)
+ Ống mật chủ giãn hay không? Có sờ thấy sỏi hay không? + Các tạng khác.
- Bước 3:
+ Bộc lộ ống mật chủ.
+ Dùng kim chọc hút dịch mật đánh giá đại thể có trong hay đục, có mủ hay không ?...
+ Kiểm tra ống mật chủ: Dùng Mirizzi lấy sỏi ống mật chủ và ống gan chung nếu có, kiểm tra tình trạng cơ Oddi.
+ Sau khi lấy sỏi bằng dụng cụ kinh điển, tiến hành soi kiểm tra đường mật. + Kỹ thuật soi thường quy: Phẫu thuật viên đứng bên trái bệnh nhân, tay trái cầm bộ điều khiển ống soi, tay phải cầm đầu xa của ống soi để đưa vào ống mật chủ. Bắt đầu từ ống mật chủ, ống gan chung, ống gan trái các ống hạ phân thùy của gan trái. Sau đó chuyển ống soi sang ống gan phải và các nhánh của hạ phân thùy bên gan phải. Trong quá trình soi nếu gặp sỏi thì lấy sỏi bằng dụng cụ hoặc tiến hành tán sỏi điện thủy lực.
+ Trong quá trình soi đánh giá tình trạng niêm mạc đường mật có trơn nhẵn hay không? Có viêm xơ chít hẹp không? Đánh giá tình trạng sỏi về số lượng, màu sắc, hình dáng, mềm hay cứng…
+ Tình trạng cơ Oddi có hẹp hay không ống soi có đưa qua được không. - Bước 5: Bơm rửa đường mật bằng huyết thanh mặn 0,9% kết hợp lấy sỏi bằng Minizzi. Soi lại đường mật kiểm tra, tiến hành lấy sỏi nếu còn.
- Bước 6: Các chỉ định sau khi lấy sỏi + Nong cơ oddi ?
+ Đặt Kehr, cắt gan, nối mật ruột, mở nhu mô gan lấy sỏi ? + Dẫn lưu ổ bụng.
+ Đóng bụng.
+ Thời gian phẫu thuật. * Thông tin sau mổ: - Chẩn đoán sau mổ. - Diễn biến lâm sàng.
- Những biến đổi sinh hóa sau mổ: men gan, men tụy, bilirubin, điện giải đồ... - Biến chứng sau mổ và cách xử trí.
+ Siêu âm sau mổ.
+ Chụp đường mật qua Kehr hoặc Voelker vào ngày thứ 7-10 sau mổ 2 tư thế thẳng và nghiêng trái. Trong trường hợp nối mật ruột cần phải chụp tư thế đầu dốc. Sử dụng thuốc Telebrix(50ml) với các trường hợp thông thường bơm từ 20-25ml, lưu ý trước khi chụp phải đuổi hết khí trong đường mật.
+ Khám lâm sàng trước khi ra viện. -Tiêu chuẩn sạch sỏi dựa vào:
+ Chụp Kehr: Đường mật ngấm thuốc đều, không có hình ảnh cắt cụt hoặc khuyết sáng, thuốc qua cơ Oddi xuống tá tràng tốt.
+ Siêu âm sau mổ không còn thấy sót sỏi.
+ Trên lâm sàng cặp Kehr bệnh nhân không thấy đau tức, không sốt hay xì mật chân dẫn lưu Kehr.
-Tiêu chuẩn sót sỏi:
+ Chụp đường mật qua Kehr: Đường mật ngấm thuốc không đều, có hình khuyết sáng hay hình cắt cụt
+ Siêu âm sau mổ còn hình ảnh sỏi trong đường mật (hình ảnh tăng âm hoặc kèm theo bóng cản nằm trong đường mật).
+ Trên lâm sàng bệnh nhân sau kẹp Kehr có đau, sốt, có thể có xì dịch mật qua chân Kehr hoặc không.
-Kết quả ra viện:
+ Rút Kehr hoặc lưu Kehr. + Thời gian điều trị.
+ Thời gian điều trị sau mổ.