Phương tiện và máy móc

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi kết hợp với nội soi tán sỏi trong điều trị sỏi trong gan ở người cao tuổi (Trang 28 - 30)

* Máy nội soi trong mổ:

- Tại bệnh viện Việt Đức sử dụng hệ thống máy nội soi tán sỏi của hãng Olympus - Nhật Bản.

- Ống soi mềm nhãn hiệu CHF type P20Q với các đặc điểm:

+ Quay được 4 chiều: lên trên 1600, xuống dưới 1300, sang trái 900, sang phải 900.

+ Đầu camera nhìn thẳng được bố trí ở giữa có thể quan sát trong môi trường nước

+ Trong ống soi có hệ thống gồm 3 kênh: 1 kênh dẫn nguồn sáng lạnh, 1 kênh bơm nước, 1 kênh để luồn dụng cụ có thể cho phép luồn đầu tán sỏi hoặc rọ lấy sỏi....

+ Trường nhìn 120°, độ sâu thị trường 3-50mm, đường kính đầu ống soi 5mm, đường kính ngoài 5,2mm, chiều dài ống soi 670mm, chiều dài làm việc 380mm, đường kính trong 2mm.

- Nguồn sáng nhẫn hiệu CLV-U40-Olympus - Nhật Bản sản xuất. Là nguồn sáng lạnh Xenon công suất 300W không gây bỏng tổ chức.

- Bộ xử lý hình ảnh nhãn hiệu OTV-S5-Olympus - Nhật Bản tần số 50/60 MHz hệ NTSC-PAL. Tự động điều chỉnh sáng tối và tự động chỉnh cường độ ánh sáng. Tự động điều chỉnh hội tụ và chỉnh màu với độ phân giải cao 410000pixel.

- Màn hình nhãn hiệu OEV 143-21inc với độ phân giải cao, kết nối video dễ dàng, nhiều chức năng.

- Đầu kết nối với ống nội soi đưa hình ảnh về bộ xử lý hình ảnh rồi đưa lên màn hình cho phép phẫu thuật viên quan sát và thao tác dễ dàng.

* Máy tán sỏi điện thủy lực:

- Nhãn hiệu Lithotron EL27-compact - Tần số 40-60kz.

- Cường độ 3 mức 250mj-500mj-1000mj. * Các dụng cụ khác:

- Bộ Mirizzi với các độ cong khác nhau để lấy sỏi. - Bộ tưới nước và máy bơm nước có điều khiển áp lực. - Bộ nong cơ Oddi-Bénique.

* Cơ chế tán sỏi của máy tán sỏi điện thủy lực:

- Nguyên tắc cơ bản của tán sỏi điện thủy lực là đưa đầu tán sỏi vào trong đường mật để tiếp xúc với sỏi. Dây tán sỏi sẽ dẫn năng lượng từ máy tán sỏi và tác động lên sỏi.

- Ở đây thiết bị tán sỏi điện thủy lực khi ấn công tắc sẽ tạo ra một điện thế cao 1000 – 4500V kiểu xung rất ngắn, khoảng 2 – 5micro giây (một xung đơn độc hoặc một loạt xung liên tiếp). Dây tán sỏi sẽ dẫn năng lượng

này tới đầu dây được đặt cách sỏi 1mm. Tại đầu dây tán sỏi gồm có hai điện cực đặt song song sát nhau cách nhau bởi một lớp màng cách điện. Điện thế cao giữa hai tấm điện cực này trong môi trường dung dịch dẫn điện (dd NaCl 0,9%) sẽ phát ra tia lửa điện ở đầu dây tán. Tia lửa có nhiệt độ rất cao nhưng lại tồn tại trong thời gian rất ngắn nên nhiệt lượng phát sinh chỉ trong khoảng 0,18 – 0,2J mỗi xung.

- Tia lửa ở đầu dây có tác dụng:

+ Gây cú sốc tác động trực tiếp lên sỏi.

+ Nhiệt độ cao của tia lửa điện tạo ra một bong bóng khí trong nước do sự giãn nở đột ngột. Bóng khí này nở ra rất nhanh tạo hiệu ứng giống như một vụ nổ bom trong môi trường nước sinh ra song chấn động tác động lên sỏi và làm vỡ viên sỏi. Đây là tác dụng chủ yếu trong cơ chế tán sỏi, vụ nổ này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và chỉ diễn ra trong khoảng không gian giữa đầu của dây tán sỏi và sỏi nên không gây tác động lớn lên thành đường mật xung quanh.

+ Khoảng cách giữa đầu của dây tán sỏi và viên sỏi tối ưu cho kết quả tán sỏi hiệu quả nhất là 1mm. Nếu xa hơn thì tác dụng va đập vào viên sỏi sẽ yếu đi vì năng lượng của vụ nổ rất nhỏ. Nếu gần hơn đầu dây sát vào viên sỏi thì chỉ có tác động theo chơ chế thứ nhất, cơ chế thứ hai không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi kết hợp với nội soi tán sỏi trong điều trị sỏi trong gan ở người cao tuổi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)