Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố Thái Nguyên (Trang 111)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ của

bộ y tế

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, ngành y tế cũng không ngừng phát triển, cùng với sự phát triển về chuyên môn, các máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong khám chữa bệnh. Vì vậy việc học tập nâng cao tay nghề và tiếp thu các công nghệ kỹ thuật mới là rất cần thiết.

Mở các khóa đào tạo sử dụng các kỹ thuật máy móc hiện đại, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dƣới. Cử cán bộ tại bệnh viện tuyến

xã, huyện đi học nâng cao trình độ tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung Ƣơng. Chính sách hỗ trợ đƣa các bác sĩ có trình độ ở các bệnh viện lớn về hỗ trợ và đào tạo cho các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa.

Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ của các y bác sĩ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh.

Khai giảng các lớp học về kỹ năng giao tiếp và ứng xử với bệnh nhân.

4.2.5. Nhóm giải pháp về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền về chính sách BHYT

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế

- Đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục đa dạng, phong phú để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng BHYT và quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời dân trong tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT.

- Tổ chức tuyên truyền Luật BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân, tập trung những nội dung mới của Luật, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả: xây dựng cụm panô, áp phích; biên soạn, phát hành tờ rơi tuyên truyền; viết bài tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình của Thành phố và quận, huyện. Tổ chức các cuộc đối thoại, toạ đàm theo từng nhóm đối tƣợng nhằm giải đáp khó khăn, vƣớng mắc kịp thời, từ đó tăng nhanh đƣợc tỷ lệ bao phủ của các nhóm tham gia BHYT.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, bảo đảm các đối tƣợng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách, pháp luật BHYT và cách thức tham gia, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT, đặc biệt hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình.

- Biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chế độ, chính sách BHYT. Có biện pháp xử lý đối với những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi tiêu cực, vi phạm luật BHYT trên các phƣơng tiện thông tin.

Ngoài ra cần đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao hiệu quả từ việc tuyên truyền.

Nhiều chƣơng trình vẫn nặng về nội dung tuyên truyền, xem nhẹ hình thức thể hiện, tập trung chủ yếu ở các chƣơng trình chính luận, phổ biến kiến thức khô cứng, thiếu hấp dẫn đối với ngƣời xem, nên chƣa thật sự tác động mạnh mẽ để ngƣời dân hiểu biết và có thể tham gia bảo hiểm. Việc tuyên truyền còn thiếu tính hệ thống, toàn diện, chƣa tạo thành những đợt tuyên truyền sâu, rộng, hoặc mang tính tổng lực để tạo hiệu quả tuyên truyền cao.

Việc tuyên truyền cần thông qua nhiều thể loại chƣơng trình cũng nhƣ kết hợp tuyên truyền chuyên sâu và lồng ghép giúp ngƣời dân thuộc nhiều đối tƣợng khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận nội dung tuyên truyền, đồng thời đƣợc cung cấp thông tin qua nhiều cấp độ và hình thức khác nhau.

Có thể xây dựng những tiểu phẩm tuyên truyền nhƣ một đoạn phim ngắn lồng ghép nội dung tuyên truyền về chính sách BHYT, hoặc thông qua các tiểu phẩm có tính giải trí, hài hƣớc để thu hút ngƣời xem và giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ hơn về chính sách pháp luật BHYT.

Xác định nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của ngƣời dân là nhiệm vụ hàng đầu và là phƣơng pháp tuyên truyền tốt nhất nhằm thu hút ngƣời dân tham gia BHYT.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Quốc hội, Chính Phủ và BHXH Việt Nam

Nâng cao quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT, Luật BHYT cần bỏ quy định không đƣợc hƣởng BHYT khi ngƣời tham gia đã hƣởng chế độ tai nạn lao động. Hoặc trƣờng hợp vi phạm tai nạn giao thông chỉ cho ngƣời tham gia hƣởng BHYT khi không vi phạm pháp luật.

Thay đổi hạ thấp mức hƣởng khi khám chữa bệnh trái tuyến. Quy định thanh toán trong trƣờng hợp bệnh nhân vƣợt tuyến có thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng quá tải ở tuyến trên. Đồng thời, cần quy định cụ thể về đấu thầu, thanh toán thuốc BHYT để thống nhất quản lý chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT.

Bỏ mức cùng chi trả cho bệnh nhân nghèo, cận nghèo. Giúp giảm gánh nặng cho ngƣời nghèo khi đi khám chữa bệnh.

Quan tâm đầu tƣ cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dƣới về cơ sở vật chất kỹ thuật và cả nhân lực.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng để ngƣời dân tiếp cận BHYT dễ dàng hơn.

4.3.2. Đối với ngành y tế

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, đồng thời không ngừng nâng cao về tinh thần thái độ phục vụ đối với bệnh nhân.

Tăng cƣờng chƣơng trình truyền thông để phòng chống các bệnh dịch, cách hạn chế bệnh lây nhiễm, chế độ dinh dƣỡng và cách luyện tập giúp phòng bệnh cũng giúp phần giảm quá tải do dịch bệnh.

4.3.3. Đối với tỉnh Thái Nguyên

Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn phối hợp với cơ quan BHXH tăng cƣờng tuyên truyền để ngƣời lao động hiểu hơn về chính sách pháp luật BHYT và quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHYT.

Cơ quan BHXH phối hợp với sở y tế, tăng cƣờng công tác kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT khi bị phân biệt đối xử.

KẾT LUẬN

BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức coi trọng. Sau gần 17 năm hoạt động, BHYT đã từng bƣớc phát triển, đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng: Số ngƣời tham gia BHYT tăng, đặc biệt là ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách; sự tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tƣợng đƣợc cải thiện rõ rệt. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác KCB, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Sau 5 năm kể từ khi luật BHYT có hiệu lực, đã góp phần giúp cuộc sống của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo bớt khó khăn khi chi trả chi phí khám chữa bệnh. Ngƣời dân yên tâm hơn khi có chính sách BHYT chi trả hầu hết chi phí khám chữa bệnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân.

Tuy nhiên, với chính sách ƣu việt đó đến hiện thực vẫn còn một khoảng cách. Khoảng cách đó chính là chất là chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT chƣa thực sự làm hài lòng ngƣời tham gia BHYT.

Luận văn đã đánh giá thực trạng, chỉ ra đƣợc những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tƣợng này tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Các giả thuyết nghiên cứu đã đƣợc chứng minh bằng những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đƣợc thu thập và phân tích bằng những phƣơng pháp đảm bảo tính khoa học.

Qua nghiên cứu thực tế tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tôi thấy vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và mong mỏi của ngƣời dân nhƣ :

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chƣa đầy đủ, lạc hậu và chƣa đồng đều tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Thủ tục hành chính khi đi khám chữa bệnh, thanh toán viện phí còn rƣờm rà, mất thời gian.

- Trình độ chuyên môn của y bác sĩ còn hạn chế, đặc biệt là những cơ sở KCB tuyến dƣới và thái độ phục vụ của cán bộ y tế chƣa tốt.

- Thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHYT còn khó tiếp cận, chính sách BHYT thƣờng xuyên thay đổi, khó nắm bắt.

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên các phƣơng diện nghiên cứu nhƣ sau: Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn quỹ kết dƣ quỹ khám chữa bệnh BHYT một cách hợp lý để có hiệu quả cao.

- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát để hạn chế việc phân biệt đối xử với bệnh nhân BHYT của các cơ sở KCB, nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT.

- Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp đón bệnh nhân cho đến thu phí khám chữa bệnh giúp giảm thời gian và thủ tục trong quá trình KCB của bệnh nhân.

- Nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ độ phục vụ bệnh nhân của các cán bộ, nhân viên y tế tại cơ sở KCB.

- Đẩy mạnh công tác tuyền truyền về chính sách BHYT và đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao hiệu quả và để chính sách pháp luật về BHYT đến gần hơn với mỗi ngƣời dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Quyết định số 466/QĐ-BHXH ngày 19 tháng 4 năm 2011 về việc ban hành quy trình giám định Bảo hiểm y tế.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết các năm 2008-2012, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Thống kê BHYT 2008-2012

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2013 tại tỉnh Thái Nguyên.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2014 tại tỉnh Thái Nguyên.

6. BHXH tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo tình hình thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn năm 2011 - 2012, Thái Nguyên

7. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT- BTC ngày 14/08/2009 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

8. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ- CP ngày 27/7/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 94/2008/NĐ- CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

10. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Bảo hiểm y tế.

11. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2007 12. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2013

13. Tạp chí thông tin khoa học Bảo hiểm xã hội 14. Website: http://www.baohiemxahoi.gov.vn 15. Website: http://www.gso.gov.vn

16. Website: http://www.tapchibaohiemxahoi.org.vn 17. Website: http://www.thuvienphapluat.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BHYT

Xin chào ông/ bà. Chúng tôi đang thực hiện điều tra về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Kính mong ông/ bà bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn câu trả lời ông/ bà lựa chọn.

Cảm ơn ông/ bà đã tham gia chương trình phỏng vấn của chúng tôi!

1. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN

Họ và tên:………Tuổi:………. Địa chỉ:……… Số thẻ BHYT:………Đăng ký KCB BĐ: ..……….

STT Câu hỏi Trả lời Mã

hóa

Chuyển câu hỏi

AH1.1 Giới tính Nam 1

Nữ 2

H1.2 Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 1 Công chức, viên chức, doanh nghiệp 2 Kinh doanh cá thể 3 Không 4 Khác 5 H1.3 Thu nhập bình quân/ 1 tháng Dƣới 2 triệu 1 Từ 2 đến 5 triệu 2 Từ 5 đến 10 triệu 3 Trên 10 triệu 4

H1.4 Trình độ học vấn Cấp 1 1 Cấp 2 2 Cấp 3 3 Trung cấp, cao đẳng nghề 4 Đại học trở lên 5 H1.5

Ông (bà) hiện đang khám chữa bệnh tại

bệnh viện nào?

BệNH VIệN Đa khoa

Trung ƣơng TN 1

Bệnh viện A 2

BệNH VIệN Đa khoa tƣ

nhân Trung Tâm 3

BệNH VIệN Đa khoa An

Phú 4

H1.6

Số lần đi khám chữa bệnh trong 1 năm của

ông (bà)?

Dƣới 5 lần 1

5 đến 10 lần 2

Trên 10 lần 3

2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BHYT

STT Câu hỏi Trả lời Mã

hóa Chuyển câu hỏi H2.1 Ông (bà) đi KCB có phải xếp hàng chờ đợi không? Có 1 Không 2 H2.3 H2.2

Theo ông (bà) lý do nào khiến ông (bà) phải xếp

hàng chờ đợi? Đông bệnh nhân 1 Thủ tục rƣờm rà 2 Ít bàn khám 3 H2.3 Thủ tục hành chính khi đi KCB ở BệNH VIệN này theo ông (bà) là?

Rƣờm rà 1

H2.4

Thời gian chờ lấy kết quả xét nghiệm, chẩn đoán theo ông (bà) là

Nhanh 1 Bình thƣờng 2 Chậm 3 H2.5 Ông (bà) có đƣợc hƣớng dẫn tận tình khi đến khám Có 1 Không 2 H2.6

Thái độ của y bác sĩ đối với bệnh nhân theo đánh giá của ông (bà) là

Rất quan tâm, chu đáo 1

Quan tâm 2 Bình thƣờng 3 Lạnh nhạt 4 Rất lạnh nhạt 5 H2.7 Ông (bà) có tin tƣởng và trình độ chuyên môn của y bác sĩ

Hoàn toàn tin tƣởng 1

Có tin tƣởng 2

Ít tin tƣởng 3

Không tin tƣởng 4

H2.8

Sau khi khám ông (bà) có đƣợc bác sĩ dặn dò kỹ lƣỡng không ? Không 1 Lúc có, lúc không 2 Có 3 H2.9

Theo ông (bà) máy móc thiết bị của bệnh viện

đƣợc đánh giá là

Hiện đại 1

Chƣa hiện đại 2

Lạc hậu 3 H2.10 Chi phí khám chữa bệnh theo ông (bà) là Cao 1 Bình thƣờng 2 Thấp 3 H2.11

Ông (bà) có phải mua thêm thuốc ngoài thuốc trong danh mục BHYT

Thƣờng xuyên 1

Không thƣờng xuyên 2

H2.12 Ông (bà) thấy thủ tục KCB BHYT có gì khác với khám dịch vụ Rắc rối hơn 1 Không khác 2

Tiện lợi hơn 3

H2.13 Ông (bà) đang ở bệnh viện để

Khám ngoại trú 1 H2.14

Điều trị nội trú 2 H2.13 H2.14 Ông (bà) đã phải nằm

ghép bao giờ chƣa?

Chƣa 1 H2.

Đã từng 2 H2.

H2.15

Ông (bà) cảm thấy thế nào khi phải nằm ghép?

Mệt mỏi, bất tiện 1

Không vấn đề 2

Thoải mái 3

H2.16

BHYT giúp ông (bà) giảm ghánh nặng về chi phí KCB Rất lớn 1 Khá nhiều 2 Bình thƣờng 3 Rất ít 4 H2.17 Ông (bà) tìm hiểu về chính sách BHYT qua

phƣơng tiện nào?

Báo, đài, tivi 1

Ngƣời thân, bạn bè 2 Thông tin tại cơ sở KCB 3

Khác 4

H2.18

Ông (bà) có thấy khó tiếp cận với thông tin về chính sách BHYT?

Không 1

Có 2

H2.19

Ông (bà) có biết rõ về quyền lợi của mình khi

tham gia BHYT?

Có 1

3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BHYT H3.1 Theo ông (bà) thủ tục hành chính rƣờm rà có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ KCB BHYT? Ảnh hƣởng nhiều 1 Có ảnh hƣởng 2 Ảnh hƣởng rất ít 3 Không ảnh hƣởng 4 H3.2 Theo ông (bà) trình độ chuyên môn của y bác sĩ ảnh hƣởng nhƣ đến chất lƣợng KCB thế nào? Ảnh hƣởng nhiều 1 Có ảnh hƣởng 2 Ảnh hƣởng rất ít 3 Không ảnh hƣởng 4 H3.3

Theo ông (bà) thái độ của cán bộ y tế tại cơ sở KCB có ảnh hƣởng đến chất lƣợng KCB? Ảnh hƣởng nhiều 1 Có ảnh hƣởng 2 Ảnh hƣởng rất ít 3 Không ảnh hƣởng 4 H3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ KCB? Ảnh hƣởng nhiều 1 Có ảnh hƣởng 2 Ảnh hƣởng rất ít 3 Không ảnh hƣởng 4 H3.5

Thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố Thái Nguyên (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)