5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Các cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng KCB BHYT trên địa bàn
bảo hiểm y tế tại thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Các cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng KCB BHYT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên
01 cơ sở KCB tuyến Trung ƣơng và tƣơng đƣơng: Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
08 cơ sở KCB tuyến tỉnh và tƣơng đƣơng: + Bệnh viện A
+ Bệnh viện Gang Thép
+ Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên + Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên + Bệnh viện Mắt
+ Bệnh viện Tâm Thần
+ Bệnh viện điều dƣỡng và phục hổi chức năng + PK Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh 09 cơ sở KCB tuyến huyện và tƣơng đƣơng:
+ Trung tâm y tế Thành phố
+ Bệnh viện đa khoa An Phú
+ CTCP bệnh viện đa khoa Trung Tâm + PK Đa khoa Hà Nội – Thái Nguyên + PK Đa khoa Việt Bắc
+ PK Đa khoa Việt Bắc 1
+ BệNH VIệN chỉnh hình và phục hồi chức năng + PK Đa khoa trƣờng cao đẳng Y tế Thái Nguyên
53 cơ sở KCB tuyến xã và tƣơng đƣơng: gồm 26 trạm y tế phƣờng, và 27 trạm y tế cơ quan, đơn vị, trƣờng học.
Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên là Bệnh viện hạng I với 1.000 giƣờng bệnh, Trƣờng Đại học Y Thái Nguyên lƣu lƣợng gần 4.000 sinh viên chính quy/năm, đào tạo bác sĩ, dƣợc sĩ đại học, chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ y khoa cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuyến tỉnh: Gồm 8 bệnh viện trực thuộc Sở y tế. Trong đó có 3 bệnh viện đa khoa hạng II (Bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện Gang Thép); 5 bệnh viện chuyên khoa hạng II và hạng III (Bệnh viện Lao. Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Điều dƣỡng và phục hồi chức năng).
Tuyến huyện: Hiện 9/9 huyện, thành, thị thành lập phòng y tế và ngành y tế đã bàn giao y tế xã về UBND huyện quản lý. 7/9 huyện thành có bệnh viện và 2 nhà hộ sinh (Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công) với tổng số 750 giƣờng. Mỗi huyện đều có Đội y tế dự phòng. Các trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn đều có bác sĩ, trong đó có 21 trạm y tế có 2 bác sĩ. Hiện tại có 2.807/3.038 thôn bản có y tế hoạt động chiếm trên 90%.
3.2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ KCB cho người tham gia BHYT tại địa bàn nghiên cứu
3.2.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe.
Chính vì vậy đánh giá chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh chính là đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Đối với việc đánh giá về chất lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật của bệnh viện, trong luận văn này tôi sử dụng sáu yếu tố cơ sở vật chất của bệnh viện nhƣ bảng sau.
Bảng 3.1. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật chất kỹ thuật của bệnh viện
Kết quả đánh giá Yếu tố cơ sở vật chất
Hài lòng Không hài lòng
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Bệnh viện luôn sạch sẽ 178 44.50 222 55.50 Các khoa, phòng thoáng
mát, đầy đủ tiện nghi 205 51.25 195 48.75
Đủ giƣờng cho bệnh nhân 130 32.50 270 67.50
Đủ ghế ngồi chờ 325 81.25 75 18.75
Thiết bị máy móc hiện đại 211 52.75 189 47.25 Cung ứng đầy đủ điện nƣớc 309 77.25 91 22.75
(Nguồn : Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra quý III/2014)
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, đa số các yếu tố cơ sở vật chất, tỷ lệ hài lòng và không hài lòng của bệnh nhân chênh lệch không nhiều. Yếu tố chệnh lệch nhiều nhất là yếu tố đủ giƣờng cho bệnh nhân.
Đối với môi trƣờng bệnh viện, nhiều bệnh nhân cảm thấy hài lòng và họ cho rằng bệnh viện luôn sạch sẽ vì đã có đội ngũ nhân viên vệ sinh làm vệ sinh hàng ngày trong khu vực bệnh viện, nhƣng số còn lại cảm thấy không hài lòng, họ thấy môi trƣờng bệnh viện không đƣợc sạch sẽ, đặc biệt là khu vực vệ sinh dành cho bệnh nhân. Có 44.5% ngƣời đƣợc hỏi hài lòng rằng bệnh viện sạch sẽ, còn 55,5% không hài lòng. Đa số những bệnh nhân không hài lòng là những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ƣơng và bệnh viện A ; còn tỷ lệ cao bệnh nhân cảm thấy hài lòng về môi trƣờng bệnh
viện sạch sẽ là những bệnh nhân ở bệnh viện tƣ nhân. Nguyên nhân là do bệnh viện tƣ nhân số lƣợng bệnh nhân ít hơn nên việc vệ sinh thƣờng xuyên sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, việc giữ sạch sẽ vệ sinh tốt hơn và là các bệnh viện mới nên cơ sở hạ tầng hiện đại, sạch sẽ. Còn tại các bệnh viện công lập số lƣợng bệnh nhân đông, cơ sở hạ tầng đã cũ và đội ngũ nhân viên vệ sinh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Yếu tố các khoa, phòng thoáng mát, đầy đủ tiện nghi cũng không đƣợc ngƣời bệnh hài lòng, họ cho rằng nhiều phòng bệnh rất cũ kĩ, cơ sở vật chất hƣ hỏng nặng. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân hài lòng về yếu tố này là 51.25%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân không hài lòng. Vì cơ sở vật chất nơi những bệnh nhân này điều trị là rất tốt, do điều kiện kinh tế và nhiều lý do khác nên bệnh viện chƣa thể đầu tƣ xây dựng toàn bộ, mà chỉ có một số khoa phòng mới đƣợc xây dựng và trang bị mới.
Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với yếu tố đủ ghế ngồi chờ và cung ứng đầy đủ điện nƣớc của bệnh viện. Những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng đến việc cung ứng điện nƣớc tại phòng khám bệnh cũng nhƣ các khoa, phòng điều trị của bệnh viện và bố trí thêm nhiều ghế ngồi để bệnh nhân ngồi chờ đến lƣợt khám.
Thiết bị máy móc kỹ thuật hiện nay đƣợc các bệnh viện đầu tƣ trang bị rất nhiều loại hiện đại, giúp cho công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh đƣợc nhanh chóng, chính xác. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho các bác sĩ trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân. Và yếu tố này đƣợc khá nhiều bệnh nhân đánh giá là hài lòng, tỷ lệ hài lòng là 52.75%.
Đa số bệnh nhân cho rằng bệnh viện không đủ giƣờng cho bệnh nhân, đây cũng là lý do khiến bệnh nhân phải nằm ghép trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Tỷ lệ không hài lòng của bệnh nhân về yếu tố đủ giƣờng cho bệnh nhân là cao tại bệnh viện Đa Khoa Trung ƣơng chiếm 66.5% ; tại bệnh viện A tỷ lệ này là 58%. Tuy nhiên tỷ lệ này lại rất khác biệt giữa các bệnh viện.
Theo số liệu ở bảng 3.2 có thể thấy tỷ lệ bệnh nhân phải nằm ghép ở bệnh viện Đa khoa tƣ nhân Trung Tâm và bệnh viện An Phú lại rất thấp, chiếm 14% tại bệnh viện Đa khoa tƣ nhân Trung Tâm và 8% tại bệnh viện An Phú.
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân phải nằm ghép Kết quả điều tra
Các CSKCB Tổng số (người) Số ngƣời phải nằm ghép (người) Tỷ lệ (%)
Bệnh viện đa khoa TW 200 133 66.5
Bệnh viện A 100 58 58
Bệnh viện ĐK tƣ nhân trung tâm 50 7 14
Bệnh viện An Phú 50 4 8
(Nguồn : Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra quý III/2014)
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh. Việc đƣa vào sử dụng những trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đƣợc kịp thời và chính xác. Cơ sở vật chất không đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến tình trạng quá tải, nằm ghép, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh. Điển hình nhƣ bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên, là bệnh viện hạng I, tuyến Trung Ƣơng duy nhất của tỉnh Thái Nguyên luôn có số lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị rất đông. Trung bình năm 2013 tại BệNH VIệN Đa khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên có khoảng trên 9.000 thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại bệnh viện. Trong tổng số 200 phiếu điều tra tại bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng có 177 bệnh nhân trả lời họ đã từng nằm ghép chiếm tỷ lệ 88.5% tổng số bệnh nhân đƣợc hỏi. 100% ngƣời bệnh phải nằm ghép đều cho rằng họ thấy mệt mỏi và bất tiện khi phải nằm ghép trong quá trình điều trị. Ngoài ra, khi đi điều tra thực tế tại bệnh viện tôi còn đƣợc thấy có những trƣờng hợp bệnh nhân nằm ghép 3 ngƣời/1 giƣờng bệnh, tuy trƣờng hợp này không thƣờng xuyên và cũng không có nhiều. Tình trạng nằm ghép chủ yếu xảy ra ở
một số khoa đông bệnh nhân nhƣ khoa nhi, ung bƣớu, sản, chấn thƣơng chỉnh hình và tim mạch. Qua đó có thể thấy rằng chất lƣợng của dịch vụ khám chữa bệnh là không cao trong trƣờng hợp này, bệnh nhân không đƣợc nghỉ ngơi thoải mái để điều điều trị bệnh, ảnh hƣởng đến tâm lý và sức khỏe trong quá trình điều trị.
Lý do của việc không đủ giƣờng cho bệnh nhân khiến bệnh nhân phải nằm ghép là số lƣợng giƣờng bệnh không đủ, khoa phòng điều trị còn hạn chế, nhiều khoa phòng đƣợc xây dựng từ thời kỳ đầu khi thành lập bệnh viện chƣa đƣợc nâng cấp và xây mới.
Ngoài ra việc phân tuyến, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu chƣa hợp lý đã tạo sự mất cân đối, ngƣời bệnh dồn về tuyến trên, kể cả những bệnh thông thƣờng, tạo ra sự quá tải cục bộ; trong khi đó, nhiều trạm y tế xã phƣờng có ít ngƣời đến khám chữa bệnh bằng BHYT.
Đội ngũ cán bộ y tế
Về đội ngũ cán bộ y tế, kết quả điều tra tại các cơ sở y tế đƣợc nghiên cứu thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở y tế đƣợc điều tra STT Tên cơ sở y tế 2012 (Ngƣời) 2013 (Người) 2014 (Người) So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013 +, - (Người) % +, - (Người) %
1 Bệnh viện Đa khoa TW 798 842 902 44 5,51 60 7,13
2 Bệnh viện A 270 301 345 31 11,48 44 14,62
3 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm 77 83 91 6 7,79 8 9,64
4 Bệnh viện Đa khoa An Phú 51 59 64 8 15,69 5 8,47
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra quý III/2014)
Tổng số cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung Ƣơng năm 2013 tăng 44 ngƣời (tăng 5,51%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 60 ngƣời (7,13%) so với năm 2013. Tại bệnh viện A, tổng số cán bộ y tế năm 2013 tăng 31 ngƣời (tăng 11,48%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 44 ngƣời (tăng 14,62%) so với năm 2013. Bệnh viện đa khoa Trung Tâm năm 2013 tăng thêm 6 cán bộ y tế (tăng 7,79%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 8 ngƣời 9 (tăng 9,64%) so với năm 2013. Tổng số cán bộ y tế của Bệnh viện An Phú năm 2013 tăng 8 ngƣời (tăng 15,69%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 5 ngƣời (tăng 8,47%) so với năm 2013. Nhìn chung các cơ sở KCB đều tăng số lƣợng cán bộ y tế qua các năm 2013, 2014. Tỷ lệ tăng số lƣợng cán bộ y tế của các cơ sở KCB sẽ phần nào tăng chất lƣợng dịch vụ KCB cho ngƣời dân khi đi KCB nói chung, và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB cho ngƣời tham gia BHYT nói riêng.
Với đội ngũ cán bộ y tế nhƣ trên, kết quả điều tra về tình hình khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 3.4. Thực trạng khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT tại các cơ sở y tế đƣợc điều tra (Quý III/2014)
Tên cơ sở y tế Chỉ tiêu ĐVT Bệnh viện Đa khoa TW Bệnh viện A Bệnh viện ĐK Trung tâm Bệnh viện Đa khoa An Phú Số lƣợt KCB trung bình/tháng Lƣợt 12.000 6.400 4.670 1.020 - KCB ngoại trú Lƣợt 9.000 4.300 4.600 1.000 - KCB nội trú Lƣợt 3.000 2.100 70 20 - Tỷ lệ KCB ngoại trú % 75 67,19 98,50 98,04 - Tỷ lệ KCB nội trú % 25 32,81 1,50 1,96 - Ngoại trú/nội trú Lần 3 2,05 65,71 50
(Nguồn : Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra quý III/2014)
Kết quả điều tra và tính toán cho thấy, tại bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng, 75% ngƣời tham gia BHYT KCB ngoại trú, chỉ có 25% trong số họ điều trị nội trú (số lƣợt ngƣời tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú
nhiều gấp 3 lần số lƣợt ngƣời tham gia BHYT KCB nội trú). Tại bệnh viện A, số lƣợt ngƣời tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú chiếm 67,19%, chỉ có 32,81% trong số họ điều trị nội trú. Vẫn là tình trạng số lƣợt KCB nội trú ít hơn so với số lƣợt KCB ngoại trú, nhƣng tại hai bệnh viện tƣ nhân là bệnh viện Đa khoa Trung tâm và bệnh viện An Phú, sự chênh lệch giữa hai hình thức KCB này là quá lớn. Có đến 98,5% số lƣợt ngƣời tham gia BHYT tại bệnh viện đa khoa Trung tâm và 98,04% tại bệnh viện An Phú KCB ngoại trú, chỉ có 1,5% và 1,96% trong số họ KCB nội trú tại hai bệnh viện tƣ nhân này. Số lƣợt ngƣời tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú nhiều gấp 65,71 lần và 50 lần số lƣợt KCB nội trú lần lƣợt tại hai bệnh viện tƣ nhân kể trên. Hầu hết các bệnh nhân đến khám ở bệnh viện tƣ nhân để khám và điều trị những bệnh thông thƣờng, bệnh nhẹ, có thể điều trị ngoại trú; còn khi bị bệnh nặng hơn cần phải điều trị nội trú, bệnh nhân thƣờng xin chuyển tuyến trên, hoặc tự đi khám và điều trị ở tuyến trên do tâm lý lo ngại về trình độ chuyên môn của cán bộ y tế các bệnh viện tƣ nhân không đáp ứng đƣợc nhu cầu KCB đó; chính vì thế mà tỷ lệ số lƣợt KCB ngoại trú cao hơn nhiều lần so với số lƣợt KCB nội trú tại các bệnh viện tƣ nhân. Điều này cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện công lập, đồng nghĩa với việc tỷ lệ nằm ghép tại bệnh viện công lập luôn cao hơn.
Về đội ngũ cán bộ y tế, từ số liệu trên có thể thấy rằng, số lƣợng cán bộ y tế tham gia khám chữa bệnh trong tháng tại các cơ sở y tế đƣợc điều tra là quá ít so với số lƣợng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại đây, đặc biệt là ở các cơ sở y tế tƣ nhân nhƣ Bệnh viện đa khoa Trung tâm và Bệnh viện An Phú. So sánh thấy, số lƣợng cán bộ y tế tham gia khám chữa bệnh trong tháng tại các cơ sở y tế tƣ nhân ít hơn số cán bộ y tế tại các cơ sở y tế công. Nguyên nhân là do quy mô hoạt động của các cơ sở y tế tƣ nhân nhỏ hơn so với các cơ sở y tế công tại địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, còn có các
nguyên nhân khác nữa là do phân tuyến đối tƣợng KCB theo BHYT và niềm tin của ngƣời dân vào chất lƣợng KCB tại các cơ sở y tế có sự khác nhau.
So sánh giữa lƣợng ngƣời tham gia KCB ngoại trú và nội trú có thể thấy, số lƣợt ngƣời tham gia KCB ngoại trú lớn hơn gấp nhiều lần so với số lƣợt ngƣời tham gia KCB.
Thực tế về số lƣợng cán bộ y tế tham gia KCB trung bình trong tháng trên 1000 bệnh nhân là bằng chứng về sự quá tải tại các cơ sở y tế. Chính sự quá tải này ảnh hƣởng đến cả vấn đề y đức và y nghiệp của các cán bộ y tế, ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT nói riêng tại các cơ sở y tế đƣợc điều tra.
3.2.2.2. Phân biệt đối xử với bệnh nhân BHYT
Đa số ngƣời tham gia BHYT hiện nay là những ngƣời nghèo, đối tƣợng hƣu trí, những ngƣời làm công ăn lƣơng... Đa số ngƣời tham gia BHYT có thu nhập thấp và là đối tƣợng dễ bị bệnh. Thế nhƣng, cơ chế hiện nay làm bệnh viện xem bệnh nhân BHYT gần nhƣ là đối tƣợng không cần phải chăm lo gì thêm nữa.
Nguyên nhân của thực trạng này là do ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc thì Nhà nƣớc cấp cho ngành y tế quản lý, còn phần đóng góp của ngƣời tham