Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố Thái Nguyên (Trang 99)

5. Kết cấu luận văn

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Những điểm mạnh đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: các yếu tố nhƣ vệ sinh sạch sẽ, điện nƣớc, quạt mát cũng nhƣ đầy đủ ghế ngồi đợi cho bệnh nhân đƣợc đánh giá cao. Số lƣợng cán bộ y tế tại các cơ sở KCB cũng tƣơng đối lớn so với quy mô KCB của từng bệnh viện.

- Đối xử phân biệt với bệnh nhân BHYT : Tại các bệnh viện lớn có giám định viên BHYT - đại diện cho cơ quan BHXH thƣờng trực làm việc trực tiếp tại bệnh viện, trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tham gia BHYT đi khám chữa bệnh.

- Về thủ tục hành chính: tại bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng và bệnh viện A đã sử dụng phần mềm trong khâu tiếp nhận và quản lý chi phí KCB BHYT, hầu hết các bệnh viện đều sử dụng máy vi tính để phục vụ cho công việc hành chính.

- Trình độ chuyên môn và thái độ của các cán bộ y tế: Trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế cao so với các cơ sở KCB tuyến tƣơng đƣơng, cán bộ y tế của các bệnh viện thƣờng xuyên đƣợc học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.

- Về yếu tố thông tin tuyên truyền về chính sách BHYT: Có chủ trƣơng, chính sách về công tác tuyên truyền chính sách pháp luật BHYT từ BHXH Việt Nam, có sự chỉ đạo phối hợp giữa BHXH và các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thông tin truyền thông.

3.4.2. Những điểm yếu làm giảm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc khám, chẩn đoán và điều trị bệnh còn nghèo nàn, lạc hậu. Cơ sở hạ tầng chật hẹp, xuống cấp, không đủ giƣờng nằm điều trị cho bệnh nhân nội trú.

- Đối xử phân biệt với bệnh nhân BHYT: Tại các cơ sở KCB, bệnh nhân BHYT vẫn bị phân biệt đối xử, phải chờ đợi lâu hơn khi đi khám so với bệnh nhân KCB dịch vụ. Bệnh nhân BHYT không đƣợc khám ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ... Thái độ của cán bộ y còn khác nhau giữa bệnh nhân BHYT và bệnh nhân KCB dịch vụ.

- Thủ tục hành chính còn rƣờm rà, phải qua nhiều khâu tiếp đón gây phiền hà và mất thời gian khi đi KCB của bệnh nhân, thời gian chờ đợi để khám bệnh kéo dài, chƣa ứng dụng CNTT đồng bộ và rộng rãi, việc ghi chép thủ công vẫn còn gây mất thời gian, làm giảm chất lƣợng dịch vụ KCB cho ngƣời bệnh.

- Trình độ chuyên môn và thái độ của các cán bộ y tế: Trình độ chuyên môn không quyết định đƣợc thái độ của cán bộ y tế, mặc dù trình độ chuyên của cán y tế tại các cơ sở KCB là khá cao, mức độ hài lòng của bệnh nhân về kết quả khám và điều trị bệnh cũng cao nhƣng mức độ hài lòng về thái độ của cán bộ y tế nói chung là chƣa tốt. Sự tận tình của các bác sĩ, thái độ ân cần,

vui vẻ và sự sẵn lòng giúp đỡ ngƣời bệnh của cán bộ y tế chƣa đƣợc bệnh nhân thấy hài lòng.

- Về yếu tố thông tin tuyên truyền về chính sách BHYT: Hình thức tuyên truyền chƣa phong phú, nội dung tuyên truyền còn mang tính cứng nhắc, không gần gũi, khó hiểu nên khó tiếp cận với ngƣời dân, đặc biệt là những đối tƣợng hộ gia đình.

Chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cho ngƣời đi khám chữa bệnh nói chung và cho ngƣời tham gia BHYT nói riêng đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có cơ sở vật chất kỹ thuật, vì cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cán bộ y tế trong việc khám và điều trị cho bệnh nhân, giúp các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh đƣợc nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của bệnh nhân đến khám và điều trị sẽ dẫn đến tình trạng chờ đợi lâu, chen lấn khi đi khám bệnh, phải nằm ghép giƣờng với bệnh nhân khác trong quá trình điều trị, ảnh hƣởng đến chất lƣợng khám chữa bệnh. Mặc dù tại bệnh bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên và bệnh viện A đã và đang xây dựng thêm một số khoa phòng mới, nhƣng vẫn còn nhiều khoa phòng cũ, cơ sở vật chất xuống cấp, bố trí sắp xếp của các khoa phòng chƣa khoa học.

Quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Khi đƣợc đảm bảo quyền lợi, đƣợc đối xử công bằng ngƣời tham gia BHYT sẽ tin tƣởng hơn với chính sách BHYT, yên tâm hơn khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Tuy nhiên, ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân BHYT vẫn bị phân biệt đối xử, gặp khó khăn trong quá trình đi khám chữa bệnh. Khi quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT không đƣợc đảm bảo đồng nghĩa với việc họ không đƣợc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh chất lƣợng cao, bị thiệt thòi hơn so với bệnh nhân không sử dụng BHYT.

Ngoài ra thủ tục hành chính rƣờm rà, chƣa ứng dụng CNTT để cải cách thủ tục hành chính vẫn là một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng của dịch vụ khám chữa bệnh. Mặc dù tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng phần mềm trong quản lý và tiếp nhận bệnh nhận, nhƣng tại một số cơ sở vẫn dùng phƣơng pháp thủ công khi tiếp nhận bệnh nhân đến khám khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu, mất nhiều thời gian cho thủ tục hành chính.

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lƣợng khám và điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế sẽ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh. Nhƣng khi đi khám chữa bệnh, ngoài việc quan trọng nhất là kết quả khám và điều trị, ngƣời bệnh trong quá trình khám chữa bệnh luôn mong muốn nhận đƣợc thái độ ân cần, chu đáo và niềm nở của các y bác sĩ. Chính vì vậy song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn, cán bộ y tế cũng cần đƣợc học tập phƣơng pháp giao tiếp, nâng cao nhận thức và thái độ đối với bệnh nhân.

Yếu tố không thể thiếu để ngƣời dân có thể tiếp cận với chính sách BHYT, hiểu rõ về quyền lợi của mình khi tham gia BHYT chính là thông tin tuyên truyền của cơ quan BHXH về chính sách BHYT. Mặc dù là yếu tố quan trong, nhƣng thời gian qua công tác tuyên truyền của BHXH tỉnh Thái Nguyên chƣa đạt hiệu quả cao. Ngoài những hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền phổ biến đã sử dụng, cần đổi mới cả về chất lƣợng nội dung tuyên truyền và hình thức tuyên truyền. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng hơn, giúp ngƣời dân dễ tiếp cận với chính sách BHYT.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƢỜI THAM GIA BHYT

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.1.1. Định hướng của Nhà nước cho vấn đề BHYT

BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ƣu việt hƣớng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Định hƣớng BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng trong đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và là giải pháp tài chính bền vững trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Đây là định hƣớng quan trọng để thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Bao phủ BHYT toàn dân không chỉ là tỷ lệ dân số tham gia BHYT mà còn phải quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lƣợng và đổi mới cơ chế tài chính y tế, giảm chi tiêu tiền túi của hộ gia đình, bảo đảm ngƣời sử dụng dịch vụ, đặc biệt là ngƣời nghèo và các đối tƣợng thiệt thòi không phải đối mặt với khó khăn về tài chính.

Có thể nói, cùng với việc hoàn thiện hệ thống các chính sách, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ ngành y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ban hành đã có những bƣớc tiến quan trọng, tạo cơ chế tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo sự công bằng trong việc thụ hƣởng phúc lợi xã hội của mọi công dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững và công bằng xã hội.

Thực hiện BHYT toàn dân đòi hỏi phải có sự cam kết của cả hệ thống chính trị và sự chủ động, tích cực tham gia của ngƣời dân. Để tăng tỷ lệ bao

phủ BHYT, tăng nguồn lực tài chính cho y tế, giúp ngƣời dân tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lƣợng cao, giảm mức chi trả từ tiền túi của ngƣời dân, chia sẻ rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội,… những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của BHYT và chính sách BHYT cần triển khai thực hiện các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT

Mặc dù hệ thống khám chữa bệnh, trong đó có y tế cơ sở trong những năm gần đây đã đƣợc chú trọng đầu tƣ, nâng cấp về trang thiết bị kỹ thuật và củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của ngƣời tham gia BHYT nói riêng. Ngƣời dân vẫn còn phàn nàn về thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi, ngƣời bệnh bỏ qua y tế cơ sở, vƣợt tuyến để khám chữa bệnh thông thƣờng ở bệnh viện tuyến trên, gây tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên và lãng phí trong sử dụng nguồn lực,... Luật BHYT hiện hành quy định phạm vi quyền lợi BHYT đầy đủ, toàn diện, không giới hạn dịch vụ y tế đƣợc cung cấp dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát đƣợc chi phí khám chữa bệnh BHYT. Với hoàn cảnh kinh tế của một nƣớc thu nhập trung bình thấp nhƣ nƣớc ta thì các dịch vụ quá tốn kém, không phải là cơ bản, ví dụ nhƣ phẫu thuật và điều trị sau cấy ghép cơ quan nội tạng sẽ không bảo đảm đƣợc khả năng bền vững của quỹ BHYT.

Vì vậy, cần: (1) Nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám chữa bệnh BHYT, giảm thời gian chờ đợi, giảm phiền hà, đáp ứng sự hài lòng của ngƣời bệnh. (2) Nghiên cứu, xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, vừa bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT, bảo đảm tính chi phí - hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT; (3) Tăng cƣờng năng lực cho y tế cơ sở và hoàn thiện phân tuyến kỹ thuật là giải pháp cần thiết, góp phần tăng thêm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện BHYT

Tập trung vào công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền những nội dung mới của Luật BHYT (bắt buộc tham gia BHYT, thực hiện theo hộ gia đình, mở rộng quyền lợi, bỏ cùng chi trả, mở thông tuyến khám chữa bệnh,…); tuyên truyền để ngƣời dân hiểu về tính ƣu việt của chính sách, trách nhiệm chia sẻ rủi ro với ngƣời khác, về vai trò và ý nghĩa “cứu cánh” của thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến mạnh mẽ về ý thức thƣợng tôn pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

Ngoài ra, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, xây dựng nghị định, các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện BHYT; phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Quốc hội kỳ họp thứ sáu về Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật; thực hiện nghiêm Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22-11-2012, của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020,… Tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành, nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nƣớc, tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và BHYT để tăng cƣờng công tác quản lý và kiểm soát chi phí. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.

4.1.2. Mục tiêu phát triển BHYT của tỉnh Thái Nguyên

Tại Thái Nguyên tính đến tháng 6/2014 đã có trên 1 triệu ngƣời tham gia BHYT, chiếm trên 87% dân số toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ này

sẽ đạt trên 90%. Để có đƣợc kết quả này, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng và cả hệ thống chính trị tại Thái Nguyên đã vào cuộc quyết liệt. Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực (ngày 01/7/2009), UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 27/10/2009 về việc triển khai Luật BHYT trên địa bàn tỉnh, theo đó, công tác BHYT tại Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, chính sách BHYT đã dần đi vào cuộc sống và ngày càng khẳng định vai trò là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt từ sau Chƣơng trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/5/2013 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” và Kế hoạch của UBND các cấp thực hiện Chƣơng trình này tại Thái Nguyên công tác BHYT đã có nhiều chuyển biến tích cực: Quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT luôn đƣợc đảm bảo; việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT hiệu quả rõ rệt, hàng năm quỹ KCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đảm bảo cân đối có dự phòng; đối tƣợng tham gia BHYT không ngừng đƣợc mở rộng và tăng nhanh. Từ 670 ngàn ngƣời tham gia BHYT trƣớc khi chƣa có Luật BHYT, đến cuối tháng 5/2014 số ngƣời có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh đã tăng lên hơn 1 triệu ngƣời, đƣa tỷ lệ bao phủ từ 70% lên trên 87% dân số toàn tỉnh. Đây là một nỗ lực lớn của Ngành BHXH và sự phối hợp chặt chẽ với các ngành đặc biệt là ngành Giáo dục, ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội, ngành Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh thông qua ký kết các chƣơng trình phối hợp, quy chế phối hợp, hƣớng dẫn liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT và sự vào cuộc có trách nhiệm của UBND các xã, phƣờng, thị trấn và các đại lý thu BHYT. Cùng với việc mở rộng đối tƣợng, việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng tham gia thụ hƣởng cũng đƣợc quan tâm đặc biệt, hàng năm BHXH tỉnh sớm hoàn thành việc ký hợp đồng KCB BHYT với gần 60 cơ sở y tế và các trạm y tế xã, phƣờng thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố Thái Nguyên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)