5. Kết cấu luận văn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Ngƣời tham gia BHYT đƣợc quyền đi KCB ở tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc, quyền lợi và mức hƣởng tùy thuộc vào mức quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT nhƣ Luật đã quy định. Tuy nhiên trong luận văn này, do điều kiện hạn chế nên ngƣời nghiên cứu chọn địa điểm nghiên cứu tại các bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để thuận tiện cho việc đi lại và nghiên cứu điều tra. Nghiên cứu thực tế cho thấy, các bệnh viện lớn tập trung hầu hết tại khu vực trung tâm thành phố . Vì vậy, việc điều tra tại thành phố Thái Nguyên đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.
Thực hiện phƣơng pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân tuyến bệnh viện của các cơ sở KCB trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, các bệnh viện thuộc các tuyến chuyên môn kỹ thuật khác
nhau thì khác nhau về phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật.
Các bệnh viện trên địa bàn thành phố thuộc các tuyến chuyên môn kỹ thuật sau:
- Tuyến Trung ƣơng và tƣơng đƣơng: Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
- Tuyến tỉnh và tƣơng đƣơng gồm 08 cơ sở KCB: + Bệnh viện A
+ Bệnh viện Gang Thép
+ Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên + Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên + Bệnh viện Mắt
+ Bệnh viện Tâm Thần
+ Bệnh viện điều dƣỡng và phục hổi chức năng + PK Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh - Tuyến huyện và tƣơng đƣơng gồm 09 cơ sở KCB:
+ Trung tâm y tế Thành phố
+ Bệnh viện trƣờng Đại học Y khoa Thái Nguyên + Bệnh viện đa khoa An Phú
+ CTCP bệnh viện đa khoa Trung Tâm + PK Đa khoa Hà Nội – Thái Nguyên + PK Đa khoa Việt Bắc
+ PK Đa khoa Việt Bắc 1
+ BệNH VIệN chỉnh hình và phục hồi chức năng + PK Đa khoa trƣờng cao đẳng Y tế Thái Nguyên
- Tuyến xã và tƣơng đƣơng: gồm 26 trạm y tế phƣờng, và 27 trạm y tế cơ quan, đơn vị, trƣờng học.
Ở mỗi tuyến chuyên môn kỹ thuật, tác giả chọn mỗi tuyến một bệnh viện mang tính đại diện cho từng tuyến.
- Tuyến trung ƣơng: Bệnh viện Đa Khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên - là bệnh viện trung ƣơng duy nhất tại Thái Nguyên.
- Tuyến tỉnh: Bệnh viện A Thái Nguyên - là một trong số những bệnh viện tuyến tỉnh lớn gần trung tâm thành phố nhất.
- Tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa Trung Tâm và bệnh viện An Phú - là đại diện bệnh viện tƣ nhân lâu nhất và đông bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT nhất tại TP Thái Nguyên
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.2.1. Thông tin sơ cấp
*) Xác định cỡ mẫu điều tra
Khi nghiên cứu cần thiết phải chọn mẫu điều tra nhằm giảm tiết kiệm thời gian cũng nhƣ chi phí so với điều tra toàn bộ, điều tra số lƣợng mẫu ít hơn nên có thể đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và kết quả thu đƣợc cũng chính xác hơn khi điều tra toàn bộ.
Một câu hỏi luôn đặt ra với bất kỳ nghiên cứu nào là cần phải điều tra bao nhiêu đơn vị mẫu để nó đại diện và có thể suy rộng cho tổng thể, để phân tích có ý nghĩa và kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học?
Vậy làm thế nào để xác định cỡ mẫu?
Trong nghiên cứu của luận văn này, tác giả cần chọn mẫu trong tổng thể số ngƣời tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên nên sử dụng công thức xác định cỡ mẫu khi biết tổng thể của Slovin (1984):
2 * 1 N e N n Trong đó: n là cỡ mẫu N là tổng thể e là sai số cho phép
Mẫu điều tra đƣợc chọn căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể để đƣa ra đƣợc những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, không bị sai lệch thống kê quá nhiều.
Với mức ý nghĩa 5%, số lƣợng ngƣời tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên là 270.643 ngƣời.
Qua kết quả trên ta lựa chọn điều tra 400 đối tƣợng tham gia BHYT. Nghiên cứu điều tra đƣợc thực hiện vào tháng 7 và 8 năm 2014, tại các cơ sở khám chữa bệnh đã đƣợc chọn.
*) Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát… một số đối tƣợng có liên quan đến DV KCB cho ngƣời tham gia BHYT. Cụ thể là : các đối tƣợng tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại BệNH VIệN Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên, bệnh viện A, bệnh viện đa khoa tƣ nhân Trung Tâm, bệnh viện đa khoa An Phú.
Tổng hợp từ phiếu điều tra một số thông tin cơ bản sau:
Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản của mẫu điều tra
STT Chỉ tiêu/Tiêu chí Đơn vị tính Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%) 1 Tổng số người phỏng vấn Người 400 100,00 2 Giới tính Nam Người 213 53,25
Nữ Người 187 46,75
3
Trình độ văn hóa
- Dƣới 12 Ngƣời 57 14,25
- Trên 12 Ngƣời 143 35,75
- Trung cấp, cao đẳng nghề Ngƣời 112 28,00
- Đại học trở lên Ngƣời 88 22,00
4 Thu nhập bình quân Nghìn đồng/ngƣời/ tháng 1.950
5 Độ tuổi bình quân Tuổi 48,75
6
Địa điểm tiến hành điều tra Người 400 100,00
- Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Ngƣời 200 50,00
- Bệnh viện A Ngƣời 100 25,00
- Bệnh viện đa khoa Trung Tâm Ngƣời 50 12,50 - Bệnh viện đa khoa An Phú Ngƣời 50 12,50
(Nguồn: Tổng hợp thông tin điều tra)
0,05 400 * 643 . 270 1 643 . 270 2 n
2.4.2.2. Thông tin thứ cấp
Những thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các báo cáo, bài báo, kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố trên các báo, tạp chí, tập san chuyên ngành, các website, báo cáo khoa học…
Số liệu báo cáo, bảng biểu tổng hợp số liệu liên quan tại các cơ sở khám chữa bệnh đƣợc chọn để nghiên cứu, tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên…
2.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phƣơng pháp phân tổ thông kê để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ khác nhau dựa vào các tiêu thức khác nhau phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Tiêu thức đó có thể là tiêu thức số lƣợng hoặc tiêu thức thuộc tính.
Tiêu thức số lƣợng là tiêu thức có thể biểu diễn đƣợc bằng con số, ví dụ nhƣ độ tuổi, thu nhập bình quân, trình độ văn hóa…
Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể hiện đƣợc bằng con số, ví dụ nhƣ giới tính, nghề nghiệp, dân tộc…
- Tổng hợp bằng đồ thị là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phƣơng pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Phƣơng pháp đồ thị thống kê giúp phân tích đặc điểm của hiện tƣợng bằng trực quan một các dễ dàng, nhanh chóng.
Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.
2.4.4. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo
ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Các số liệu sau khi thu thập đƣợc qua kết quả điều tra ngƣời tham BHYT đến KCB tại các cơ sở KCB đƣợc chọn để nghiên cứu sẽ đƣợc phân tích, lập bảng biểu tổng hợp để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về kết quả điều tra này, từ các biểu mẫu, sơ đồ có thể so sánh, đánh giá đƣợc các chỉ tiêu nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phƣơng pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu:
+ Thống nhất về nội dung, phƣơng pháp xác định, thời gian và đơn vị tính của chỉ tiêu so sánh.
+ Tuỳ theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc thời gian hoặc gốc không gian, kỳ đƣợc chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc, còn kỳ đƣợc chọn để phân tích là kỳ phân tích. Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng thời kỳ tƣơng ứng là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích.
Trong nghiên cứu đánh giá chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để đánh giá kết quả thu đƣợc giữa các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau dựa vào những chỉ tiêu nghiên cứu giống nhau, so sánh kết quả giữa các chỉ tiêu khác nhau cho cùng một cơ sở KCB… để đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHYT về chỉ tiêu phân tích đó. Phƣơng pháp so sánh giúp đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lƣợng dịch vụ KCB cho ngƣời tham gia BHYT.
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chí đánh giá
- Chỉ tiêu về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
+ Số lƣợng giƣờng bệnh tại cơ sở KCB;
+ Hệ thống đèn, điện, nƣớc, quạt, ghế ngồi... cho bệnh nhân;
+ Giá trị máy móc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc khám và điều trị của ngƣời bệnh;
+ Số lƣợng khoa phòng, cơ sở hạ tầng của cơ sở y tế. - Chỉ tiêu về nguồn nhân lực:
+ Tổng số cán bộ y tế; Tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học;
+Tổng số và tỷ lệ cán bộ y tế đƣợc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học mỗi năm;
+ Mức lƣơng bình quân chi trả cho CBYT;
+ Số lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành đƣợc tổ chức mỗi năm ; -Chỉ tiêu về thủ tục hành chính:
+ Số lƣợng máy tính, phần mềm quản lý đƣợc trang bị ;
+ Các bƣớc cần thiết khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT; + Thời gian chờ đợi trung bình cho một lần khám bệnh.
-Chỉ tiêu về thông tin truyền thông:
+ Số lƣợng trang web và tài liệu truyền thông về BHYT;
+ Số lƣợng tài liệu phát tay hƣớng dẫn ngƣời tham gia BHYT quy trình KCB và các chế độ thụ hƣởng;
+ Số phòng tƣ vấn và thời lƣợng tƣ vấn về BHYT cho ngƣời tham gia BHYT tại các cơ sở y tế đƣợc nghiên cứu.
- Tiêu thức đánh giá khác:
+ Mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHYT về đội ngũ cán bộ y tế (trình độ chuyên môn, thái độ, đạo đức, tác phong,…) khi đi KCB tại các cơ sở y tế đƣợc nghiên cứu;
+ Mức độ công bằng giữa những ngƣời tham gia BHYT và những ngƣời không tham gia BHYT trong KCB;
+ Mức độ phức tạp của các thủ tục hành chính khi KCB theo BHYT; + Mức độ sắn có của thông tin về BHYT, về quy trình KCB và chế độ thụ hƣởng;
+ Mức độ thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin đối với ngƣời tham gia BHYT.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƢỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên đƣợc thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 189,705 km2
và dân số trên 330 nghìn ngƣời . Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trƣớc kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên đƣợc phân bổ chủ yếu ở phƣờng Phú Xá; đất phù sa ít đƣợc bồi hàng năm trung
tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chƣơng trình 327, rừng trồng theo chƣơng trình PAM, vùng chè Tân Cƣơng cùng với các loại cây trồng của nhân dân nhƣ cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa nƣớc, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lƣợng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lƣợng than rất lớn.
Nguồn nƣớc: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lƣợng nƣớc ngầm phong phú.
Kinh tế
Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nƣớc về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản nhƣ: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than đƣợc đánh giá là có trữ lƣợng lớn thứ hai trong cả nƣớc, sau Quảng Ninh.